Tin tức

Thiết Kế Bền Bỉ: Màng Chống Thấm Tự Dính HDPE và Ưu Điểm của Nó

màng chống thấm tự dính HDPE

Trong lĩnh vực chống thấm, bên cạnh các vật liệu chống thấm dạng lỏng, màng tự dínhmàng khò nóng, thì màng chống thấm HDPE cũng là một sản phẩm được ứng dụng phổ biến khi thi một số hạng mục, vị trí chống thấm trong cuộc sống thường ngày.

Đặc biệt phải kể đến là việc sử dụng màng chống thấm tự dính HDPE để lót vào ao, hồ hoặc bể chứa nước nhân tạo. Bên cạnh tác dụng chống thấm, sử dụng màng chống thấm tự dính HDPE còn giúp tích trữ nước bên trong các dạng chứa nước này. Dù được ứng dụng rộng rãi từ lâu, nhưng nhiều người vẫn không rõ màng chống thấm HDPE là gì và tại sao được ứng dụng nhiều trong đời sống như vậy.

Khái niệm về màng chống thấm tự dính HDPE

Để hiểu rõ ứng dụng của màng chống thấm HDPE (viết tắt của cụm từ High Density Polyuthelene), chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem loại màng này là gì, ứng dụng ra sao, có lợi ích gì so với những loại màng chống thấm khác hiện nay.

Nếu giải thích một cách kỹ thuật thì không phải ai cũng hiểu rõ được, tuy nhiên, hiểu nôm na thì màng chống thấm tự dính HDPE là màng nhựa chống thấm. Được sản xuất từ loại hạt nhựa HDPE nguyên thủy (97.5%) có độ dày từ 0.5mm đến 2mm với hệ thống phụ gia carbon đen (2.5%) có tính năng chống lão hóa bởi các tác nhân thời tiết – khí hậu – độ thẩm thấu cực thấp, kháng hóa chất và vi sinh.

Đặc biệt, màng chống thấm tự dính này được đánh giá là an toàn cho sức khỏe của mọi người do có chứa các chất kháng tia UV và ổn định nhiệt. Hiện nay, phần lớn màng chống thấm HDPE được sản xuất bằng hợp kim nhựa, tồn tại dưới dạng tấm trải, hệ số thấm vô cùng thấp, được sử dụng để lót phần đáy của các công trình.

màng chống thấm tự dính HDPE

Khái niệm về màng chống thấm tự dính HDPE

Ứng dụng phổ cập của màng chống thấm tự dính HDPE

Với tuổi thọ lâu dài có thể lên đến hàng trăm năm, màng chống thấm HDPE được sử dụng để lót đáy các công trình, khu vực rác thải, ngăn không có nước mưa, ngăn mùi ô nhiễm. Đặc điểm nổi trội của màng chống thấm HDPE chính là không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu), tuổi thọ sản phẩm cực cao cũng như thân thiện với môi trường.

Đây là lý do màng chống thấm HDPE được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như nuôi trồng thủy sản, xử lý môi trường, và nông nghiệp nói chung. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu tính đa dụng của loại màng này trong các lĩnh vực sau.

Màng HDPE trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực phổ biến tại Việt Nam. Trước đây, hiệu suất kinh tế của việc nuôi trồng thủy sản trong các ao đất không cao, thủy sản thường phát triển chậm và đôi khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi các bệnh thường gặp.

Ngày nay, những “yếu điểm” của việc nuôi trồng thủy sản trong các bể nuôi chứa (ao đất, hồ…) đã được khắc phục bằng việc lót đáy bằng Màng chống thấm tự dính HDPE, tạo ra một lớp ngăn cách bền vững giữa nước trong bể nuôi chứa với môi trường bên ngoài. Đồng thời, ngăn nước thấm ngược từ bên ngoài vào trong bể nuôi chứa, góp phần làm ổn định độ pH, nồng độ muối trong nước, cũng như ngăn các mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.

màng chống thấm tự dính HDPE

Màng HDPE trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Màng HDPE trong lĩnh vực xử lý môi trường

Ứng dụng của màng HDPE trong lĩnh vực này nhìn chung khá giống như trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Sử dụng Màng chống thấm tự dính HDPE giúp ngăn chặn tất cả các chất thải thấm ra môi trường xung quanh, gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước.

Với việc sử dụng màng HDPE lót phần đáy của các công trình xử lý môi trường (nhà máy thải xỉ, nhà máy hóa chất, các bể chứa xăng dầu hay phân bón), ngay bên dưới lớp HDPE là một lớp vải địa kỹ thuật không dệt để giúp cho lớp màng được bảo vệ, bên trên cùng là một lớp cát dày 50cm, giúp cho các công trình xử lý môi trường hoạt động hiệu quả hơn. Sử dụng màng HDPE góp phần ngăn các hóa chất độc hại thẩm thấu ra xung quanh, gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước.

Màng HDPE trong lĩnh vực nông nghiệp

Có thể bạn không tin nhưng Màng chống thấm tự dính HDPE dường như là vật dụng không thể thiếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Màng HDPE dùng để lót đáy hầm các công trình dạng hầm biogas, hồ chứa nước phục vụ hệ thống tưới tiêu, kênh mương dẫn nước và các hồ chứa nước thải. Tuy nhiên, điều quan trọng để màng chống thấm HDPE phát huy hiệu quả trong dạng công trình này là việc lựa chọn đúng độ dày của màng.

  • Với hầm biogas (phủ mặt và lót đáy hầm), những nhãn hiệu quen thuộc như màng chống thấm HDPE Huitex, HDPE GSE, HDPE Solmax dày 1.5mm.
  • Với hồ chứa nước tưới tiêu, các loại màng có độ dày 0.5mm/ 0.75mm là phổ biến nhất.
  • Với mương thoát nước, các sản phẩm màng có độ dày 0.5mm/ 0.3mm là những lựa chọn ưu việt. Tuy nhiên, tùy tính chất từng hạng mục, địa hình của công trình để chọn loại màng với độ dày phù hợp

Màng HDPE trong lĩnh vực xây dựng:

Dòng sản phẩm màng chống thấm HDPE 0.5mm là đại diện nổi bật được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng, đường đi lối lại trong các làng ngõ xóm. Màng chống thấm HDPE được dùng để lót bên dưới hoặc trải bên dưới trước khi trải lớp bê tông lớn trên. Đây là cách giúp cho bê tông khô đều, đẹp và không bị nứt do lớp màng HDPE có tính năng giữ nước hữu hiệu.

Màng HDPE trong những ngành khác

 Nhìn chung, màng chống thấm HDPE được sử dụng trong nhiều mục đích, công trình khác như hồ cảnh quan (hồ điều hòa, hồ sân golf), nhà máy mía đường, hệ thống đê đập, hệ thống các bãi chôn lấp rác thải…

Ưu điểm – lợi ích của việc ứng dụng màng chống thấm HDPE

Màng chống thấm HDPE được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực quen thuộc là do loại màng này có nhiều lợi ích thiết thực và phù hợp với các công trình đòi hỏi yếu tố “ngăn cách”. Những lợi ích của màng HDPE có thể điểm tên gồm:

  • Chống thấm dột cho các công trình xây dựng và các công trình mang ý nghĩa tạo cảnh quan.
  • Khả năng thấm nước của màng chống thấm HDPE là vô cùng thấp.
  • Tăng sự thân thiện với môi trường cũng như bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm.
  • Giúp giảm ánh nắng mặt trời, ánh sáng và tiếng ồn.
  • Bảo vệ bề mặt và tăng tuổi thọ của vật liệu.
  • Sản phẩm có cấu trúc đơn giản, nhẹ nhưng có khả năng chống nứt và vỡ.
  • Chống được các loại hóa chất, an toàn với thực phẩm và sức khỏe của mọi người.
  • Màng HDPE có khả năng cách điện tốt và độ đàn hồi cao khi ở nhiệt độ thấp.
  • Thi công an toàn, dễ dàng bằng cách dán lên bề mặt cần chống thấm.
  • Đa dạng mẫu mã và kích thước, phù hợp với các công trình đặc thù.

Với nhiều ưu điểm nổi bật, lợi ích đã được khẳng định, màng chống thấm tự dính HDPE đang được tin tưởng và sử dụng rộng rãi trên toàn quốc và trong đa dạng ngành nghề. Màng HDPE đa ứng dụng, ưu điểm vượt trội và có mức giá tham khảo dao động từ 30.000đ/m2 đến 45.000đ/m2.

Tuy nhiên, mức giá màng chống thấm tự dính này có thể thay đổi bởi nhiều yếu tố như: Chất lượng sản phẩm (càng dày giá càng cao), quy cách đóng gói (sản phẩm đóng trong từng kiện và số lượng kiện khác nhau sẽ có giá khác nhau), số lượng đặt hàng (càng lớn thì giá thành càng giảm), khoảng cách vận chuyển từ nơi bán tới nơi mua và thời gian giao hàng.

Để mua được màng chống thấm HDPE chất lượng trên thị trường, chúng ta cần nắm rõ thông số tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm này như sau:

Tiêu chuẩn Chỉ số kỹ thuật
Độ dày của màng Từ 0.5mm đến 3mm
Độ bền kéo Trong khoảng 20Mpa đến 30MPa
Độ giãn dài Từ 700% đến 900%
Độ thấm < 1 x 10-16cm/giây
Độ bền nhiệt Từ –40°C đến 80°C
Độ bền hóa học Có khả năng chịu được dung dịch axit, kiềm, dầu mỡ, xăng, muối

Ngoài việc hiểu được những chỉ số kỹ thuật nêu trên, chúng ta cần xác định rõ loại màng, độ dày màng phù hợp với từng hạng mục công trình và vị trí cần chống thấm. Bên cạnh đó, chúng ta cần tìm được các đơn vị phân phối màng HDPE chất lượng đảm bảo, đội ngũ tư vấn bán hàng tận tình, chu đáo và có mức giá cả phải chăng. Các tiêu chí để chọn lựa sản phẩm màng chống thấm tự dính HDPE sẽ quyết định sản phẩm chúng ta cần cho việc chống thấm của mình.

Màng HDPE do Việt Nam sản xuất hay các quốc gia khác (Thái Lan, Đài Loan) hiện nay đều đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu kỹ thuật, thi công và nghiệm thu.

  • Nếu để sử dụng lót cho các công trình dạng bãi rác, bãi thải xỉ nhiệt điện: Màng HDPE có độ dày từ 1.5mm đến 2mm. Giá bán dao động từ 70.000đ/m2 đến 100.000đ/m2.
  • Nếu để sử dụng lót cho các hồ nuôi trồng thủy sản: Màng HDPE có độ dày từ 0.25mm đến 1mm, tùy từng địa hình, diện tích và tính ứng dụng thực tế. Giá bán dao động từ 30.000đ/m2 đến 50.000đ/m2.
  • Nếu để sử dụng cho hầm biogas: Màng HDPE làm lớp đáy cần có độ dày từ 1mm trở lên, lớp phủ có độ dày từ 0.75mm trở lên.

Thi công chống thấm với màng tự dính HDPE

Giống như màng chống thấm khò nóng, màng chống thấm tự dính 2 mặt, việc thi công màng chống thấm tự dính HDPE cũng đòi hỏi quy trình các bước vô cùng kỹ lưỡng. Việc tuân thủ những bước này sẽ góp phần giúp cho công trình bền bỉ với thời gian hơn.

  • Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công sẵn sàng (được vệ sinh sạch sẽ)

Chúng ta phải vệ sinh mặt bằng sạch sẽ, loại bỏ các đất cát, sỏi đá, gỗ vụn…, các vật thừa không cần thiết của bề mặt. Đặc biệt, các vị trí sắc nhọn, lồi lõm cần phải được xử lý triệt để để tránh màng chống thấm bị rách khi thi công. Cần lưu ý rằng, mỗi địa điểm thi công sẽ có những đặc điểm yêu cầu về mặt bằng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, mặt bằng công trình phải đáp ứng các yếu tố như khi thi công màng chống thấm tự dính và màng chống thấm khò nóng khác.

Bề mặt thi công tuyệt đối không được đọng nước, không được rỗ. Nền đất cần phải được đầm chắc và nếu nền đất quá yếu, dễ gây lún sụt thì bắt buộc phải xử lý trước khi thi công màng. Đối với những vết nứt quá lớn, chúng ta bắt buộc phải sử dụng vữa sửa chữa (có phụ gia) để trám lại.

Đối với các vị trí xung yếu, các cổ ống nước, anh em thầu thợ có thể sử dụng băng trương nở để quấn xung quanh hệ thống cổ ống, qua đó, giúp cổ ống được bảo vệ và không xảy ra tình trạng bị rò rỉ nước.

Song song với chuẩn bị bề mặt, trước khi trải màng chống thấm HDPE lên bề mặt cần chống thấm, chúng ta cần đào rãnh neo để chôn các mép màng với độ sâu – rộng tuân thủ đúng quy cách kỹ thuật. Nghĩa là, mép của màng HDPE khi tiếp xúc với phần rãnh neo không được lồi ra để tránh bị rách. Sau khi trải màng HDPE, tiến hành đổ đất để tránh việc phải bắc cầu qua rãnh neo. Việc đổ đất phải tuân thủ đúng hướng dẫn, để tránh làm rách, hư hỏng lớp màng HDPE.

  • Bước 2: Chuẩn bị sẵn dụng cụ thi công và màng chống thấm HDPE

Bề mặt sau khi được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ thì cần chuẩn bị sẵn màng HDPE theo đúng kích thước, chủng loại, độ rộng, độ dày phù hợp vốn đã được khảo sát trước đó.

  • Bước 3: Trải màng chống thấm HDPE lên bề mặt cần thi công

Có thể nói, đây là công đoạn đòi hỏi thợ thi công phải có kinh nghiệm, nếu không việc thi công chắc chắn sẽ có vấn đề. Nếu trải màng không đúng quy định thì Màng chống thấm tự dính HDPE sẽ không có hiệu quả sử dụng sau này, vì thế, trải màng cần tuân thủ nguyên tắc trải theo chiều dọc và các góc cạnh của các tấm màng phải khít với nhau. Sieuthichongtham.com.vn muốn chia sẻ với các anh em thợ thi công một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Tấm màng chống thấm ngang đầu tiên phải được trải từ rãnh neo phía bên này và kết thúc ở rãnh neo phía đối diện.
  • Vị trí của tấm màng đầu tiên phải đặt cách chân khay của chiều rộng hồ ít nhất 1.5m
  • Trải màng theo chiều dọc và xuôi theo hướng gió.
  • Mép của tấm màng trải sau phải chồng lên mép của tấm màng vừa trải trước đấy từ 10cm đến 15cm.
  • Tấm màng chống thấm ngang cuối cùng của bề mặt thi công phải trải cách chân khay đối diện tối thiểu từ 1.5m.
màng chống thấm tự dính HDPE

Trải màng chống thấm HDPE lên bề mặt cần thi công

Quá trình trải tấm Màng chống thấm tự dính HDPE càng được thực hiện cẩn thận và kỹ lưỡng bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng của màng càng lâu bền bấy nhiêu. Không chỉ đòi hỏi tay nghề thầu thợ chuyên nghiệp và còn cần đến sự giám sát kỹ lưỡng của chủ thầu. Chỉ cần chút sơ suất thì màng HDPE có thể sẽ bị rách, thủng (đặc biệt các loại màng có độ dày thấp hơn 0.5mm). Hoàn thành trải màng chống thấm, việc tiếp theo sẽ là sử dụng dụng cụ để hàn các mép màng.

  • Bước 4: Hàn mối nối các mép màng chống thấm

Không có quy định cố định cho việc trải và hàn mép màng. Có những tổ đội thi công theo nguyên tắc trải hết thì hàn, nhưng cũng có những tổ đội tiến hành đồng thời trải – hàn. Sau khi màng đã được trải đầy đủ, một số phương pháp hàn được nhiều anh em thầu thợ lựa chọn như: hàn khô, hàn chống mép (chồng mí), hàn đùn, hàn kép… để liên kết các tấm màng với nhau.

Quy tắc phổ biến của việc hàn mối nối là các mối hàn được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, nghĩa là hàn theo hướng dọc thay vì hướng ngang. Những vị trí không thuận lợi hay các góc khó hàn thì công đoạn hàn mối nối này vẫn phải được thực hiện, nhưng có thể giảm thiểu số lượng các mối hàn. Cuối các tấm màng chống thấm HDPE có thể hàn theo hình chữ thập và cắt theo góc 45 độ.

màng chống thấm tự dính HDPE

Hàn mối nối các mép màng chống thấm

  • Bước 5: Kiểm tra mối hàn và tiến hành nghiệm thu thi công

Trước khi nghiệm thu các hạng mục chống thấm sử dụng màng HDPE, chúng ta cần kiểm tra kỹ các mối hàn giữa các tấm màng chống thấm. Trong quá trình kiểm tra, nếu có những vấn đề, sự cố thì cần khắc phục sớm để công trình đi vào hoạt động.

Top 3 màng chống thấm tự dính 

Những thông tin về màng chống thấm tự dính HDPE mà đội ngũ chuyên gia Sieuthichongtham.com.vn nêu trên có lẽ phần nào giúp chúng ta hiểu được về sản phẩm này. Hiện nay, nhiều sản phẩm màng chống thấm tự dính HDPE tiêu biểu có thể kể tên gồm:, màng chống thấm HDPE 0.3mm/ 0.5mm.

Màng chống thấm HDPE 0.3mm

Giới thiệu

 Màng chống thấm tự dính HDPE 0.3mm có tính năng kháng thủng, kháng xé rách, được sản xuất từ những hạt nhựa HDPE có khả năng chống thấm hoàn hảo. Màng HDPE có độ giãn lớn, chống chịu được ánh nắng mặt trời và các tác nhân vi sinh vật. Màng này vô cùng thân thiện với môi trường, không bị lão hóa và đặc biệt độ bền lên đến 50 năm.

Ứng dụng 

Màng chống thấm tự dính HDPE 0.3mm được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình, từ hồ nước nuôi thủy sản (tôm, cá…), hồ cảnh quan (hồ sân golf, hồ khu nghỉ dưỡng), hồ chứa nước ngọt, các công trình xử lý môi trường…

Màng chống thấm HDPE 0.5mm

Giới thiệu

Màng chống thấm HDPE 0.5mm được đề cao ở những ứng dụng trong đời sống, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường. Màng được sản xuất từ các hạt cao phân tử Polyethylene hàm lượng cao bằng phương pháp cán hoặc đùn. 

Màng chống thấm HDPE 0.5mm được sử dụng rộng rãi hơn các loại màng HDPE có độ dày khác. Tùy vào chất lượng sản phẩm và công nghệ sản xuất mà các thương hiệu màng HDPE hiện nay có mức độ chênh lệch giá thành khác nhau.

Ứng dụng 

Màng chống thấm tự dính HDPE 0.5mm được sử dụng trong các công trình nhà xưởng, mái tôn, các khu đường nội bộ, đường bê tông xi măng, hệ thống đường tuần tra biên giới, cầu cảng… Các ruộng muối/ bờ ao cá cũng sử dụng màng chống thấm 0.5mm để lót xung quanh.

Màng chống thấm HDPE 1mm

Giới thiệu

Màng chống thấm HDPE có độ dày 1mm, được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng nhằm mục đích chống thấm.

Ứng dụng

Với độ dày 1mm, màng chống thấm tự dính HDPE được dùng để thi công trong nhiều dự án phổ biến từ hồ chứa nước thải, hồ cảnh quan, hệ thống hầm hố biogas hay các công trình chống thấm ngược.

Chất lượng của một công trình không chỉ phụ thuộc vào sản phẩm được sử dụng để chống thấm (dạng chất lỏng, màng) mà còn là quá trình thi công. Vì vậy, tuân thủ những nguyên tắc thi công màng tự dính HDPE chắc chắn sẽ góp phần giúp công trình đi vào hoạt động hiệu quả. 

Màng chống thấm HDPE với quy cách dạng cuộn, dạng tấm và những chủng loại có độ dày khác nhau chắc chắn sẽ khiến quá trình vận chuyển và thi công trở nên khó khăn.

Tuy nhiên, với những công trình xây dựng đặc thù, việc sử dụng màng chống thấm tự dính HDPE nếu đã được chỉ định, thì chúng ta nên tìm mua từ các đơn vị uy tín, chuyên nghiệp như Sieuthichongtham.com.vn để tiết kiệm giá thành vật tư, chi phí thi công và bảo dưỡng sau này.

0/5 (0 Reviews)