Chống thấm Polyurethane hiện nay đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều công trình nhờ tính năng nổi bật như độ bám dính tốt, tính đàn hồi cao, có thể che phủ mọi vết nứt, cho độ bền bỉ của công trình. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và cụ thể hơn về dòng vật liệu này để quý độc giả cùng tìm hiểu.
Chống thấm Polyurethane là gì?
Nhiều người thắc mắc chống thấm Polyurethane là gì và chúng có những ưu điểm nổi bật như thế nào? Vì sao sản phẩm được nhắc đến nhiều như vậy trong thời gian gần đây. Theo chuyên gia của Siêu thị chống thấm, đây là các sản phẩm ứng dụng của hợp chất Polyurethane nhằm mục đích chống thấm.
Chống thấm Polyurethane (PU) thường ở dạng lỏng, sau quá trình lưu hóa sẽ tạo thành lớp màng có độ đàn hồi, đóng rắn nguội. Chống thấm Polyurethane có chất lượng ổn định và độ bền vững trong nhiều loại hình thời tiết khác nhau.
Ngoài ra, chống thấm Polyurethane còn có khả năng ngăn chặn tia UV với khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau, hiệu quả trong việc che phủ các vết nứt. Quá trình thi công với vật liệu Polyurethane diễn ra nhanh chóng, lớp màng chống thấm được hình thành liền mạch, không mối nối, khả năng kháng nước tốt.
Như vậy có thể nhận thấy, vật liệu chống thấm Polyurethane là sản phẩm sở hữu nhiều tính năng nổi bật, giúp ngăn chặn tình trạng thấm dột cho công trình.
Phân loại các dòng sản phẩm
Sản phẩm chống thấm Polyurethane thường được phân loại thành 2 dòng chính: Loại đóng gói sẵn hoặc hình thức lưu hóa khi sử dụng hoặc nói cách khách là dòng 2 thành phần và dòng 1 thành phần, cụ thể như sau:
- Loại một thành phần: Đây là dòng chống thấm Polyurethane co các hợp chất được tổng hợp sẵn trong đơn vị thành phẩm, thi công đơn giản, không cần phối trộn. Hợp chất có thể phản ứng và lưu hóa nếu gặp không khí bên ngoài.
- Loại hai thành phần: Hợp chất được tổng hợp ở hai đơn vị riêng biệt, khi thi công chúng sẽ phối trộn với nhau để các hợp chất phản ứng đóng rắn bằng liên kết hóa học.
Giải pháp chống thấm Polyurethane có tốt không?
Sở dĩ vật liệu chống thấm Polyurethane được ưa chuộng đến vậy là nhờ chúng sở hữu những ưu điểm vượt trội, cụ thể bao gồm:
- Khả năng chống thấm cao: Dù là PU 1 thành phần hay 2 thành phần thì đều được coi là vật liệu trơ với nước và hơi ẩm. Vì thế, hơi nước hay nước mưa sẽ không thể đi qua vật liệu và không thể gây ảnh hưởng tới công trình. Nếu như được thi công đúng kỹ thuật, sản phẩm có thể đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài.
- Độ bám dính tốt: Khả năng bám dính của dòng sơn chống thấm Polyurethane lên trên bề mặt xây dựng là khá tốt, nhất là với bê tông. Nhờ điều này mà tình trạng nứt gãy, bong tróc lớp chống thấm rất ít khi xảy ra.
- Khả năng chịu nhiệt, kháng UV: Chống thấm PU 1 thành phần, 2 thành phần đều có khả năng kháng UV cao, khả năng chịu nhiệt tốt. Nhờ ưu điểm này, sản phẩm dễ dàng phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
- Cường độ cơ học cao: Vật liệu chống thấm Polyurethane có khả năng đàn hồi tốt, độ giãn dài lên tới 500% giúp đảm bảo không xảy ra tình trạng nứt vỡ lớp chống thấm khi chịu tác động của điều kiện nhiệt độ. Ưu điểm này cũng giúp vật liệu phù hợp với các bề mặt có mật độ và nhu cầu đi lại cao.
- Quá trình thi công dễ dàng: Sản phẩm chống thấm Polyurethane 1 thành phần và 2 thành phần đều có quy trình thi công đơn giản, dễ dàng không cần yêu cầu hệ thống thiết bị máy móc phức tạp, đồng thời thời gian để thi công cũng rất nhanh chóng.
Nhờ những ưu điểm nổi bật kể trên mà dòng vật liệu chống thấm Polyurethane được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn và sử dụng cho công trình của mình. Tuy vậy, thực tế khi đi vào sử dụng, sản phẩm này cũng còn tồn tại một vài điểm hạn chế như:
- Mức giá thành vẫn còn cao hơn một chút so với nhiều loại vật liệu chống thấm khác.
- Vật liệu chống thấm Polyurethane cần yêu cầu xử lý bề mặt kỹ càng trước khi thi công, bề mặt cần phải đảm bảo tiêu chuẩn về độ ẩm. Nếu như khâu xử lý bề mặt không được đảm bảo thì có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới lớp chống thấm sau này.
Tổng hợp các loại vật liệu chống thấm gốc Polyurethane
Nếu như bạn đang có mong muốn sử dụng vật liệu chống thấm Polyurethane cho công trình của mình thì đừng bỏ qua điểm danh 3 loại sản phẩm tiêu biểu trong phần dưới đây nhé
Neoproof PU W
Neoproof PU W là một sản phẩm tiêu biểu trong dòng vật liệu chống thấm Polyurethane với khả năng chống thấm dột vượt trội. Đặc biệt, sản phẩm này rất phù hợp với mái lộ thiên, giúp gia tăng độ bền cũng như tuổi thọ sử dụng cho công trình của bạn.
Báo giá sản phẩm chống thấm Neoproof PU W ==> Chống thấm mái Neoproof PU W (Xanh lá) – 13kg/Thùng
Neoproof PU W tuyệt đối không gây ra tình trạng lỗ rỗ ở trên bề mặt trong thời gian ninh kết. Sản phẩm có cường độ cơ học cao, thân thiện với môi trường, dễ dàng khi thi công, là dung dịch lý tưởng với chống thấm mái.
Chống thấm mái Neoproof PU360
Bên cạnh Neoproof PU W, Neoproof PU360 cũng là một sản phẩm gốc Polyurethane được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Đây là vật liệu chống thấm hệ nước lý tưởng cho các công trình che phủ bề mặt ngang hay bề mặt đứng trước khi được láng vữa xi măng, ốp lát.
Có thể sử dụng sản phẩm này để chống thấm sàn mái chung cư, nhà ở, nhà văn phòng, sân thượng, phòng tắm nhà bếp. Vật liệu khô nhanh với khả năng chống cong vênh hiệu quả. Ngoài ra, độ bám dính của Neoproof PU360 cũng được đánh giá cao, chúng có thể dễ dàng phù hợp với các dòng vật liệu khác như bê tông, gỗ, tường xây. Vì thế, đây cũng là một vật liệu được nhiều chủ công trình ưa thích trong số các vật liệu chống thấm Polyurethane.
Giá Neoproof PU360 ==> Tại đây
Neoproof PU Fiber – Chống thấm Polyurethane được ưa thích
Neoproof PU Fiber là dòng chống thấm hệ nước được gia cố thêm sợi kỹ thuật nên rất phù hợp trong chống thấm bảo vệ sàn mái. Đặc biệt, sản phẩm có thể thích nghi với các vị trí khó như xung quanh đường ống hay mái xối. Ngoài ra, có thể dùng Neoproof PU Fiber cho nhiều công trình mái lộ thiên làm từ các vật liệu khác như ngói xi măng, láng xi măng.
Tham khảo sản phẩm Neoproof PU Fiber tại ===> Lớp phủ chống thấm Neoproof PU Fiber – 13kg/Thùng
Để đạt hiệu quả cao nhất, khi quét chống thấm với Neoproof PU Fiber, bạn cần đảm bảo điều kiện về độ ẩm của sản dưới 4%, của không khí dưới 80% và nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 10 – 35°C. Để có được các sản phẩm chất lượng, đảm bảo uy tín bạn nên liên hệ với số hotline 0904093533 của Siêu thị chống thấm để được tư vấn chi tiết về các dòng vật liệu chống thấm Polyurethane tốt nhất hiện nay.
Ngoài ra, việc lựa chọn sản phẩm nào cần căn cứ vào điều kiện, hiện trạng công trình cũng như nhu cầu của chủ đầu tư. Chọn lựa vật liệu phù hợp sẽ giúp gia tăng tuổi thọ sử dụng cho công trình của bạn.
Siêu thị chống thấm với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp chống thấm hàng đầu hiện nay xứng đáng là sự lựa chọn của đông đảo khách hàng. 100% vật liệu chống thấm Polyurethane cung cấp đảm bảo có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. Quy trình thi công được thực hiện bởi đội ngũ thợ lành nghề, giàu kinh nghiệm, có thể đưa ra phương án xử lý cả những vị trí khó khăn và phức tạp nhất.
Quy trình tư vấn, Báo giá chống thấm Polyurethane diễn ra nhanh chóng, chính xác, chu đáo và cẩn trọng giúp tiết kiệm thêm nhiều chi phí cho khách hàng. Đặc biệt, chính sách chiết khấu, khuyến mãi được thực hiện thường xuyên nhằm mang đến lợi ích nhiều nhất cho mọi khách mua hàng.
Hướng dẫn cách chống thấm sân thượng bằng vật liệu Polyurethane
So với các dòng sản phẩm chống thấm khác, bao gồm màng khó nóng hay màng tự dính thì việc thi công với vật liệu chống thấm Polyurethane diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều. Những người thợ thi công chỉ cần sử dụng con lăn, máy phun hoặc chổi quét để xử lý, cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện về bề mặt thi công
Trong bước đầu tiên này, thợ thi công cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt dự kiến sẽ thi công với vật liệu chống thấm Polyurethane. Vị trí thi công cần phải đảm bảo bằng phẳng, không chứa thành phần bong tróc, lỗ hổng hay vết nứt cần phải được trám bít hoàn toàn. Khâu xử lý bề mặt này là đặc biệt cần thiết, quan trọng, đảm bảo sự thành công cho việc chống thấm sau này.
Bước 2: Tiến hành quét lớp lót
Lớp lót sẽ giúp gia tăng khả năng bám dính giữa lớp chống thấm với bề mặt công trình. Hiện nay có khá nhiều các sản phẩm lót ở trên thị trường, tuy nhiên chủ công trình hoặc thợ thi công cần phải tuân thủ đúng định mức chống thấm Polyurethane được nhà sản xuất đưa ra, chọn lựa lớp lót phù hợp.
Sau khi quét lớp lót cần chờ để chúng có đủ thời gian khô, sau đó mới tiến hành thực hiện việc quét lớp chống thấm lên trên. Đảm bảo đúng về điều kiện kỹ thuật trong bước này sẽ giúp chất lượng sau thi công đạt được cao nhất.
Bước 3: Thực hiện việc khuấy trộn vật liệu
Thợ thi công sẽ thực hiện khuấy trộn các vật liệu bằng dụng cụ chuyên dụng trong khoảng thời gian từ 2 tới 3 phút theo đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặc biệt, trong bước này, người thực hiện cần chú ý tới định mức chống thấm Polyurethane được nhà sản xuất khuyến cáo.
Bước 4: Tiến hành quét lớp chống thấm
Bước 4 sẽ được thực hiện sau khi lớp lót đã khô hoàn toàn. Người thợ thi công sẽ tiến hành quét lớp chống thấm Polyurethane thứ nhất. Chờ trong một khoảng thời gian nhất định để lớp thứ nhất khô hoàn toàn, sau đó tiến hành quét lớp thứ 2 theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất là hoàn thành.
Kết thúc 4 bước thi công nói trên, bạn sẽ sở hữu công trình với vật liệu chống thấm Polyurethane cho hiệu quả bảo vệ cao, đảm bảo tuổi thọ sử dụng bền bỉ trước sự tác động của thời gian và điều kiện thời tiết.
Chống thấm Polyurethane được nhiều chủ công trình lựa chọn, đánh giá cao nhờ những ưu điểm nổi bật mà vật liệu mang lại. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp tới số hotline 0904093533 của Siêu thị chống thấm để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết về các sản phẩm chống thấm ưu việt nhất hiện nay.