Tin tức

Màng khò nhiệt vật liệu bền rẻ được nhiều chủ đầu tư lựa chọn

Màng khò nhiệt

Mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới sức khỏe hay tốn kém tiền bạc… có lẽ là những tâm sự quá quen thuộc mà các anh em thầu thợ thường phải nghe từ những khách hàng có công trình bị thấm dột. Thế nhưng việc chống thấm vẫn chưa hoàn toàn được chú trọng và quan tâm đúng mức, mà thường chỉ diễn ra khi công trình bắt đầu bị thấm dột.

Đó là lý do chuyên gia của Sieuthichongtham.com.vn muốn truyền tải tới mọi người, hãy đặt tầm quan trọng của chống thấm lên hàng đầu và có sự đầu tư nhất định để tránh công trình xây dựng bị xuống cấp và gây mất an toàn cho những người sử dụng.

Hiểu được tầm quan trọng của chống thấm giúp chúng ta xử lý được vấn đề này bởi ngày nay, nhiều vật liệu chống thấm có thể hỗ trợ giải quyết dứt điểm tình trạng này. Trong đó, giải pháp sử dụng vật liệu chống thấm màng khò nhiệt hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích nhất định.

Giới thiệu về màng khò nhiệt

Màng khò nhiệt hay còn được gọi là màng khò chống thấm được sản xuất từ nhựa bitum biến tính, gia cường lớp polyester giúp đạt độ bền, độ ổn định kích thước trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhằm cải thiện độ bền kéo, kháng xé của sản phẩm.

Trên thị trường có nhiều các loại màng khò chống thấm khác nhau đến từ nhiều hãng sản xuất trong nước và quốc tế như Lemax, Bitumode, Bitumax…, với nhiều độ dày và bề mặt khác nhau. Trong đó, phổ biến một số dạng bề mặt dùng cho ứng dụng không lộ thiên như mặt cát và mặt trơn; mặt đá khoáng được ứng dụng cho chống thấm lộ thiên.

Được sản xuất từ nhựa bitum biến tính nên màng khò nhiệt có nhiều ưu điểm như dễ thi công, ổn định kích thước, tuyệt đối không thấm nước và đặc tính cơ học cao.

Màng khò nhiệt

Màng khò nhiệt được sản xuất từ nhựa bitum biến tính

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chống thấm chia sẻ, màng khò nóng cũng có một số nhược điểm nhất định. Đầu tiên, do chất liệu bê tông “kín đặc” sẽ gây ra hiện tượng tụ hơi nước giữa lớp màng và bê tông gây ra hiện tượng thấm. Thứ hai, độ bám dính với sàn bê tông sẽ giảm dần theo thời gian, đặc biệt là với hạng mục lộ thiên, nắng nóng sẽ khiến bitum nhanh bị lão hóa, từ đó tách dần khỏi bề mặt bê tông dẫn đến thấm dột (từ một vài vị trí nhỏ sẽ lan dần sang toàn bộ bề mặt).

Bên cạnh đó, một nhược điểm khó “cải thiện” nằm ở quá trình thi công, đòi hỏi nhiều yếu tố về thời tiết, bề mặt, tay nghề thầu thợ. Đặc biệt, nhiều thợ thi công thường chủ quan, xem nhẹ việc vệ sinh bề mặt cần chống thấm, dẫn đến thi công dán màng khò thất bại, tốn kém chi phí và thời gian.

Cuối cùng, màng khò nóng nhìn chung về lâu dài thì có tính độc hại cho môi trường và có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người. Đó là lý do hiện nay, nhiều tổ đội thầu thợ đã chuyển dần sang sử dụng các vật liệu chống thấm dạng lỏng để thi công chống thấm.

Đặc điểm của màng khò nhiệt

Thành phần cấu tạo 

Màng khò nhiệt là loại màng polymer có chứa bitum (một chất có ở nhiều sản phẩm chống thấm hiện nay và phổ biến trong công nghệ chống thấm). Nhiều người vẫn cho rằng bitum là nhựa đường và hắc ín, tuy nhiên, về bản chất, nhựa đường hay hắc ín chỉ là một nhánh của bitum.

Bitum được biết tới là một hợp chất dạng lỏng nhớt hoặc rắn, ổn định, mềm ra khi nung nóng. Thực tế, bitum có màu nâu hoặc đen, có tính kết dính và chống thấm. Sản phẩm chống thấm (có chứa bitum) khi được gia cố thêm các lớp sợi, lưới sẽ có tính đàn hồi, chịu nhiệt độ, chịu va đập cơ học cũng như có độ dẻo dai nhất định. Sản phẩm tiêu biểu trong nhóm sản phẩm chống thấm có chứa bitum chính là màng chống thấm khò nóng.

Xét theo nguồn gốc, bitum được chia thành 3 loại: Bitum dầu mỏ, bitum đá dầu và bitum tự nhiên.

Quy cách

Màng khò nóng có ưu điểm tuyệt đối là thích ứng và phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết, nhờ cấu tạo đặc biệt gồm các phụ gia chuyên dụng có tính năng chống co ngót, chống lão hóa và chống tan chảy.

Màng khò nóng gồm: Phần dưới (bitum hoặc các dạng hạt khoáng khác nhau) liên kết với bề mặt nền để tạo nên một lớp cách ly khỏi nước. Phần dưới là polyethylene giúp chặn nước từ trên bề mặt thấm xuống, giúp tăng cường độ đàn hồi và kháng nhiệt cho sản phẩm.

Màng chống thấm khò nóng loại nào tốt là một câu hỏi quen thuộc. Hiện nay, màng khò được chế tạo trên dây chuyền công nghệ hàng đầu để đáp ứng những yêu cầu thi công chống thấm trong nhiều hạng mục khác nhau của công trình xây dựng. Màng khò hiện nay chủ yếu được lựa chọn sử dụng ở hai độ dày 3mm và 4mm.

Ưu điểm của màng khò nhiệt

Màng khò nhiệt là sản phẩm thông dụng tại các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam nên cấu tạo của sản phẩm này có những đặc tính và ưu điểm giúp thi công vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất của sản phẩm chống thấm.

  • Tuổi thọ công trình và sản phẩm khá tốt giúp giảm thiểu sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế.
  • Khả năng chống thấm cao, giúp bề mặt không bám rong rêu.
  • Chịu được tác động của các chất hóa học và vi sinh vật khác.
  • Đàn hồi cao, độ bền cao, bám dính bề mặt nền khá tốt.
  • Giảm bức xạ nhiệt và kháng lại tia cực tím.
  • Chống rạn nứt.
Màng khò nhiệt

Màng khò nhiệt sở hữu nhiều ưu điểm

Nhược điểm của màng khò nhiệt

Mặc dù màng khò nóng có nhiều ưu điểm thích hợp cho việc thi công chống thấm, tuy vậy, sản phẩm này vẫn tồn tại một số nhược điểm:

  • Khó tháo dỡ nếu phải thi công lại, thay thế hay sửa chữa.
  • Có mùi không dễ chịu, đặc biệt khi nung chảy lớp bitum sẽ có mùi khét và khói đen gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe của thợ thi công.
  • Đòi hỏi kỹ thuật thi công tốt trong công đoạn khò nóng lẫn dán màng.
  • Chi phí vận chuyển khá cao do kích thước, trọng lượng mỗi sản phẩm khá lớn.
  • Không dễ thi công đối với các bề mặt nhỏ, hẹp và không bằng phẳng.
  • Do liên kết với lớp nền thông qua chất quét lót nên có thể dẫn đến độ bám dính kém ổn định.
  • Dễ gây tụ nước và hình thành ẩm mốc giữa lớp màng và lớp nền nếu có lỗ thủng hoặc phồng nhỏ.

Ứng dụng của màng khò nhiệt

Thi công chống thấm bằng màng khò nhiệt hiện nay được áp dụng phổ biến ở nhiều hạng mục công trình:

Báo giá màng khò nhiệt

Như chia sẻ ở trên, có rất nhiều phương pháp thi công chống thấm cho thầu thợ và gia chủ lựa chọn để xử lý tình trạng thấm dột của công trình. Tuy nhiên, sản phẩm nào là phù hợp với kết cấu công trình, chi phí chi trả… lại là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là bảng giá màng khò chống thấm tham khảo một số sản phẩm màng khò nóng mà Sieuthichongtham.com.vn đang phân phối trên toàn quốc.

Tên sản phẩm Kích thước Loại Giá thành/ cuộn
Màng chống thấm Lemax 1mx4mmx10m/cuộn 4mm S – APP 1.820.000 VNĐ
1mx4mmx10m/cuộn 4mm GY – APP 1.820.000 VNĐ
1mx4mmx10m/cuộn 4mm PE – APP 1.820.000 VNĐ
1mx3mmx10m/cuộn 3mm PE – APP 1.600.000 VNĐ
1mx3mmx 10m/cuộn 3mm GY – APP 1.600.000 VNĐ
1mx3mmx 10m/cuộn 3mm S – APP 1.600.000 VNĐ
Màng chống thấm Breiglas 1mx3mmx10m/cuộn 3mm GY – APP 1.550.000 VNĐ
1mx3mmx10m/cuộn 3mm PE – APP 1.550.000 VNĐ
1mx3mmx10m/cuộn 3mm S – APP 1.550.000 VNĐ
1mx4mmx10m/cuộn 4mm PE – APP 1.780.000 VNĐ
1mx4mmx10m/cuộn 4mm S – APP 1.780.000 VNĐ
1mx4mmx10m/cuộn 4mm GY – APP 1.780.000 VNĐ
Màng chống thấm Vetroasfalto 1mx3mmx10m/cuộn 3mm S – APP 1.150.000 VNĐ
1mx3mmx10m/cuộn 3mm GY – APP 1.150.000 VNĐ
1mx3mmx10m/cuộn 3mm PE – APP 1.150.000 VNĐ
1mx4mmx10m/cuộn 4mm S – APP 1.360.000 VNĐ
1mx4mmx10m/cuộn 4mm GY – APP 1.360.000 VNĐ
1mx4mmx10m/cuộn 4mm PE – APP 1.360.000 VNĐ

Các bước thi công chống thấm màng khò bitum

Để chống thấm màng khò nóng đạt hiệu quả sử dụng tối đa, chúng ta cần tuân thủ đầy đủ các bước. Do quá trình chống thấm có sử dụng đến lửa và khí gas, anh em thầu thợ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ, đồng thời, nghiêm túc thực hiện để đảm bảo an toàn cho bản thân và công trình.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, sử dụng chổi, cọ hoặc máy thổi chuyên dụng để loại bỏ cát bụi, dầu mỡ, gạch sỏi…
  • Tạo độ bằng phẳng cho bề mặt, xử lý các phần lõm bằng cách trám lại và cắt bỏ các phần lồi. Phơi khô bề mặt hoặc sử dụng dụng cụ thổi chuyên dụng để tăng độ bám dính giữa màng và bề mặt.
Màng khò nhiệt

Bề mặt cần được xử lý và quét dọn sạch sẽ trước khi thi công

Bước 2: Tạo lớp lót trung gian giữa màng và bề mặt

  • Sử dụng chất quét lót để tạo nên lớp bám dính trên bề mặt nền thi công.
  • Quét từng lớp mỏng lên bề mặt, và chỉ quét với phần diện tích sẽ thi công. Tuy nhiên, trước khi tiến hành quét lót, cần trải sẵn các tấm màng lên diện tích thi công, đo đạc và cắt cho phù hợp.

Bước 3: Khò và dán màng

  • Sau khi lớp quét lót đã bám dính trên bề mặt nền, tiến hành khò phần dưới màng bằng đèn khò gas cho tới khi bề mặt bitum nóng và chảy mềm.
  • Tập trung cao khò đều màng sao cho màng không bị nóng chảy quá mức dẫn đến thủng màng hoặc khò chưa đủ độ khiến lớp màng chảy không đều.
Màng khò nhiệt

Thi công màng khò nhiệt

Bước 4: Chồng mép

  • Tại vị trí chồng mép, sử dụng đèn khò đốt chảy mép màng rồi dùng dụng cụ chuyên dụng (bay hoặc tấm gỗ phẳng) miết mạnh để phần tiếp giáp giữa 2 tấm màng được làm kín.
  • Thi công từ vị trí thấp hướng sang vị trí cao dần.
  • Gia cố thêm nhiều lớp màng đối với các vị trí như khe co giãn, góc tường và cổ ống. Các vị trí này cần được thi công một cách khéo léo để tránh ảnh hướng tới độ bám dính của màng và tuổi thọ công trình.

Bước 5: Tạo lớp bảo vệ màng

  • Sau khi dán màng chống thấm, tiến hành bơm nước vào khu vực vừa thi công ít nhất 1 ngày để kiểm tra các vị trí thi công có bị thấm nước hay không.
  • Kiểm tra hệ thống màng xong, tiến hành làm lớp bảo vệ để tránh các hoạt động tác động trực tiếp lên lớp màng gây ra thủng, rách màng.

Thi công chống thấm bằng màng khò chỉ gồm các bước tương tự như thi công đối với màng tự dính, tuy vậy, mức độ khó và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật tay nghề thầu thợ cao chính là rào cản cho không ít anh em trong nghề. Nhìn chung, với những ưu điểm của sản phẩm, chỉ cần tay nghề thầu thợ ổn định, đúng kỹ thuật và quy trình thì việc chống thấm màng khò bitum sẽ giúp công trình có độ bền vững trong nhiều năm sử dụng sau này.

Liên hệ tới fanpage Siêu thị chống thấm để nhận các chương trình khuyến mại hấp dẫn và tham gia hệ thống siêu thị chống thấm của chúng tôi!

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

MỌI NGƯỜI CŨNG TÌM KIẾM: