Bitum chống thấm là giải pháp đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, hiểu tường tận về sản phẩm thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây, Siêu thị chống thấm sẽ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến loại vật liệu này để mọi người cùng nắm được và lựa chọn cho phù hợp.
Ưu, nhược điểm của bitum chống thấm
Bitum là một loại vật liệu hữu cơ, tồn tại dưới dạng lòng, màu đen và đặc tính nhớt. Nhiều người nhầm lẫn bitum với nhựa đường nhưng thực chất nhựa đường chỉ là một biến thể của bitum.
Màng chống thấm bitum có độ bám dính cao, co giãn tốt
Chống thấm gốc bitum với đặc tính là rất kết dính nhưng không thấm nước, chúng thường được sử dụng trong công nghệ chống thấm, là một giải pháp chống thấm được nhiều người lựa chọn hiện nay.
Những ưu điểm nổi vật của vật liệu này phải kể đến đó là:
- Tính linh họa tốt, có thể co giãn và đặc biệt là chịu được sự thay đổi bất ngờ của nhiệt độ
- Độ bền cơ học cao, khả năng ổn định kích thước tốt
- Có khả năng cách nhiệt và kháng UV
- Đa dạng về chủng loại, mức giá, là giải pháp kinh tế cho các công trình xây dựng lớn nhỏ
- Phù hợp với nhiều hạng mục chống thấm từ đơn giản đến phức tạp.
Tuy có nhiều ưu điểm nổ bật như vậy nhưng vật liệu bitum chống thấm vẫn còn có một số nhược điểm đó là:
- Khi xảy ra sự cố, khó để phát hiện ra nguồn gây thấm dột
- Với sản phẩm màng khò chống thấm, việc thi công đồi hỏi người thợ phải giàu kinh nghiệm, có chuyên môn vì nếu không đảm bảo yếu tố kỹ thuật sẽ dẫn tới các sự cố thấm dột về sau
- Quá trình thi công chống thấm bitum với màng khò cần dùng tới nhiệt nên có thể gây nguy hiểm cho thợ thi công.
Các dạng chống thấm gốc bitum
Bitum chống thấm hiểu một cách đơn giản là các loại vật liệu chống thấm có chứa bitum trong thành phần. Hiện nay, người ta phân loại chống thấm bitum thành 3 dòng chính: dạng màng, dạng lỏng và dạng keo. Đặc điểm từng dạng như sau:
Màng chống thấm bitum
- Là một loại Polyme tổng hợp, sản xuất thành từng tấm hoặc cuộn. Ưu điểm của loại vật liệu này là bám dính, chịu nhiệt tốt, ít bị tác động bởi thời tiết và các yếu tố khác ngoài môi trường.
Trong các loại bitum chống thấm, màng chống thấm là loại sử dụng phổ biến nhất
- Thích hợp sử dụng cho bề mặt có diện tích lớn như sân thượng, sàn mái bằng, móng nhà… Có 2 loại màng chống thấm gốc bitum tương ứng với 2 phương thức thi công là màng bitum tự dính và màng bitum khò nóng.
- Nhược điểm: không thích hợp cho phương pháp chống thấm ngược, khi bị rách hoặc thủng sẽ mất tác dụng chống thấm.
Bitum chống thấm dạng lỏng (dung dịch)
- Sản phẩm này còn có tên gọi khác như sơn Bitum, sơn lót hay nhũ tương Bitum. Ưu điểm của dạng dung dịch này là có độ bền và tính đàn hồi cao, dễ dùng, tạo nên lớp phủ liền mạch.
- Ngoài chống thấm, bitum dạng này còn có khả năng chống lại các loại bụi bẩn giúp các bề mặt luôn bền đẹp và sạch sẽ.
Keo bitum chống thấm
- Hiện nay, dòng sản phẩm keo chống thấm bitum rất đa dạng và phong phú, bạn có thể chọn keo dạng lỏng hoặc băng keo để chống thấm cho công trình của mình.
- Ưu điểm: độ kết dính cao, thích hợp để bít chặt các khe hở trên mặt tường hoặc sàn.
Quy trình thi công bitum chống thấm chuẩn kỹ thuật
Khi thi công, bên cạnh định mức sử dụng bạn cần đặc biệt chú ý tới loại sản phẩm mà mình thi công. Màng chống thấm bitum khò nóng với màng tự dính có quá trình thi công không giống nhau.
Thi công màng khò cần tới nhiệt, bình gas và các dụng cụ liên quan khác, nó đòi hỏi sự phức tạp và tỉ mỉ hơn. Cụ thể quá trình thi công từng loại như sau:
Quy trình thi công bitum chống thấm dạng màng khò nóng
Như đã nói, thi công màng khò nóng phức tạp và mất nhiều thời gian hơn, người thợ cũng yêu cầu phải có kỹ thuật và tay nghề. Các bước quan trọng như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Toàn bộ bề mặt cần chống thấm phải được làm sạch hoàn toàn ở bước này.
- Các hợp chất như bụi bẩn, dầu mỡ, đất cần làm sạch và san phẳng
- Toàn bộ vết nứt, lỗi kết cấu cần được xử lý bằng vữa xi măng trộn với Revinex.
Đảm bảo bề mặt thi công bằng phẳng, sạch sẽ, hạn chế tối đa bụi bẩn thì những bước sau mới có thể thực hiện nhanh chóng và thuận lợi, công trình mới đạt hiệu quả cao và độ bền bỉ tốt nhất.
Bước 2: Thi công lớp lót
- Sử dụng sơn lót Lemax SB Primer (0.2kg/m2) hoặc là Nirol-W (0.1kg/m2) để tăng độ bám dính giữa màng chống thấm với bề mặt bê tông bằng chổi quét, con lăn hoặc máy phun.
- Sau khi thi công lớp lót đầu tiên, chờ khoảng 1 giờ đồng hồ để chúng khô hoàn toàn trước khi chuyển sang dán màng chống thấm bitum.
Thi công màng khò yêu cầu thợ có kỹ thuật và kinh nghiệm
Bước 3: Thực hiện dán màng Bitum chống thấm khò nóng
- Màng khò nóng được thi công bằng biện pháp khò trực tiếp bằng đèn khò khí ga. Trong quá trình thực hiện, cần đảm bảo nhiệt độ khò luôn đồng nhất, tránh quá lửa có thể làm hỏng lớp màng.
- Người thợ cần chú ý xử lý kỹ các vị trí tiếp giáp giữa 2 tấm màng, phần góc chân tường hoặc cổ ống bởi đây là những khu vực trọng yếu, dễ bị thẩm nếu như không được xử lý thật tốt.
- Trong quá trình thi công, người thợ cũng cần phải chú ý tới các yếu tố an toàn, tránh gây bỏng hoặc tai nạn, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cũng chính vì việc thi công màng bitum khò nóng không hề đơn giản, yêu cầu về mặt kỹ thuật cao cùng những vấn đề liên quan khác nên bạn cần tìm tới đơn vị thi công chuyên nghiệp, có thợ lành nghề và đồ dùng chuyên dụng để thực hiện.
Bước 4: Thi công phủ bảo vệ
Khách hàng nên thực hiện thi công lớp phủ bảo vệ càng sớm càng tốt vì nếu để lâu, lớp màng này sẽ có nguy cơ bị bong tróc do ảnh hưởng của nhiệt độ hoặc những yếu tố cơ học liên quan khác.
Quy trình thi công bitum chống thấm dạng màng tự dính
Với màng tự dính (tự dán) việc thi công đơn giản hơn rất nhiều so với màng khò nóng. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Tương tự như màng khò nóng, bước đầu tiên cần làm là vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt thi công.
- Các vị trí có vết nứt cần xử lý bằng vữa xi măng trộn Revinex.
- Những nơi gồ ghề cần mài phẳng toàn toàn.
Bước 2: Thi công lớp lót phía dưới
- Sử dụng sơn lót để quét theo đúng định mức nhà sản xuất đưa ra. Lớp lót có tác dụng tăng độ kết dính giữa bề mặt bê tông với tấm màng chống thấm
- Sau khi quét khoảng 1 đến 2 giờ, chờ cho lớp lót khô hẳn rồi đến bước 3.
Dán màng theo đúng quy trình để đảm bảo hiệu quả thi công
Bước 3: Thi công màng bitum tự dính
- Bắt đầu dán màng từ các rãnh thấp nhất hoặc điểm thấp nhất bởi nước sẽ chảy qua vị trí này và không chảy ngược lại.
- Phần dư ở tấm màng được dùng để lắp đặt các tấm chồng lên nhau, tấm sau gối lên tấm trước.
Dù việc thi công màng chống thấm tự dán dễ dàng hơn so với màng khò nóng nhưng chủ đầu tư vẫn nên tìm đơn vị chống thấm uy tín để đảm bảo chất lượng được tốt nhất.
Đơn vị cung cấp màng bitum chống thấm chính hãng
Bitum chống thấm là vật liệu không còn quá xa lạ với đông đảo khách hàng, nhất là khi nó đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều đặc tính nổi trội. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lựa chọn vật liệu đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, thị trường đang cung cấp vật liệu chống thấm rất đa dạng và phong phúc. Điều này giúp khách hàng có nhiều lựa chọn nhưng cũng là khó khăn bởi khách hàng khó xác định đâu là đơn vị uy tín khi có hàng trăm công ty chống thấm cung cấp sản phẩm.
Siêu thị chống thấm là đơn vị có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp vật liệu chống thấm và dịch vụ chống thấm trọn gói, đảm bảo làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
- Đội ngũ nhân viên tư vấn, kỹ sư giàu kinh nghiệm, khách hàng sẽ được tư vấn phương án chống thấm phù hợp nhất.
- 100% sản phẩm cung cấp đảm bảo chất lượng, chính hãng, đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
- Bên cạnh dòng bitum chống thấm, đơn vị còn cung cấp đa dạng các mặt hàng như vật liệu gốc Acrylic, polyurea, gốc xi măng,… với cam kết và bảo hành về mặt chất lượng.
Trên đây là thông tin về bitum chống thấm, liên hệ Hotline 0904.093.533 để được tư vấn báo giá bitum chống thấm và cung cấp giải pháp chống thấm toàn diện và hiệu quả.