Tin tức

Cách xác định thấm dột và xử lý nhà vệ sinh bị thấm hiệu quả

Xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng vật liệu gốc xi măng là giải pháp hàng đầu hiện nay

Hiện nay, sự cố thấm dột xuất hiện ở rất nhiều công trình, đặc biệt là khu vực nhà vệ sinh. Khiến công trình trở nên ẩm mốc, xấu xí và xuống cấp. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết cũng như các xử lý nhà vệ sinh bị thấm hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

Dấu hiệu thấm dột nhà vệ sinh

Việc xử lý nhà vệ sinh bị thấm càng sớm càng tốt vì khi đó, quy mô thấm chưa lớn, hậu quả nó gây ra chưa nhiều. Chính vì thế, việc nắm xác định thấm dột là cực kỳ quan trọng. Phát hiện sớm, xử lý sớm sẽ tiết kiệm cả về thời gian lẫn chi phí.

  • Các tấm trần nhà vệ sinh bị ố vàng, xuất hiện vết nước loang lổ
  • Sơn tường bong tróc, xuất hiện các vết nấm mốc đen, rêu cáu vô kém thẩm mỹ
  • Sơn ẩm, ướt hoặc nhão phần phía trên trần nhà
  • Xuất hiện hiện tượng “trần nhà nhỏ giọt” hoặc sàn “đổ mồ hôi”
  • Trường hợp hiện tượng thấm trở nên nghiêm trọng, tường và trần nhà có thể thấm ngược và lan ra khu vực xung quanh

Thấm nhà vệ sinh có rất nhiều nguyên nhân

Thấm nhà vệ sinh có rất nhiều nguyên nhân

  • Gạch ốp lát khu vực nhà vệ sinh xuống cấp, rạn nứt, đọng nước tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nấm mốc phát triển.
  • Biểu hiện rõ nhất khi nhà vệ sinh bị thấm là mùi. Xuất hiện mùi khó chịu ngay cả khi bạn chưa thấy vết nấm mốc trên tường hoặc nhà vệ sinh.

Khi có ít nhất một trong những dấu hiệu kể trên, hãy liên hệ đơn vị thi công chống thấm để được tư vấn và tiến hành xử lý phù hợp, tránh để lâu dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như kết cấu công trình.

Hậu quả khi nhà vệ sinh bị thấm dột

Nhà vệ sinh bị thấm có thể gây ra những hậu quả đáng sợ mà bạn không ngờ tới. Thấm dột là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến công trình bị xuống cấp. Ngoài ra, nó còn làm mất đi vẻ đẹp ngôi nhà và còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác.

Nếu nhà vệ sinh nhà bạn bị thấm dột và bạn chưa tìm ra biện pháp xử lý nhà vệ sinh bị thấm kịp thời, lâu dần sẽ dẫn đến những hậu quả dễ thấy như:

  • Thấm dột tạo môi trường ẩm thấp, nhiều vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Nó tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập vào kết cấu công trình, gây ra nhiều mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.
  • Các công trình bị ngấm nước sẽ nhanh chóng xuống cấp, hư hại. Bên cạnh đó, nếu không được phát hiện và xử lý triệt để, nấm mốc và nước có thể thấm qua các khu vực lân cận.

Thấm nhà vệ sinh gây ra nhiều phiền toái

Thấm nhà vệ sinh gây ra nhiều phiền toái

  • Nhà vệ sinh bị thấm khiến xuất hiện nấm mốc, rong rêu gây mất thẩm mỹ.
  • Nước đọng dưới sàn, ngấm vào tường, lâu ngày gây ra mùi khó chịu.
  • Thấm dột lâu ngày làm các mảng vữa trên tường bị phồng rộp gây mất thẩm mỹ.
  • Sàn nhà có thể bị trơn trượt do hình thành rêu mốc và mảng bám, gây nguy hiểm cho mọi người trong gia đình.
  • Nước có thể thấm vào kết cấu tường, từ đó lan sang những thiết bị kê sát tường như nóng lạnh, đèn sưởi, đèn điện, tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ. Điều này thực sự là mối đe dọa đối với sự an toàn của mọi người gia đình bạn.

Thấm dột nhà vệ sinh có rất nhiều nguyên nhân như do sàn nhà bị nứt, hở; do hộp kỹ thuật, mặt sàn nhà không đảm bảo, hệ thống đường ống nước bị lỗi, do mưa lâu ngày, nước thoát không kịp nên ngấm dần vào tường, sàn nhà vệ sinh… Dù là nguyên nhân nào, khi có dấu hiệu thấm dột cần tiến hành xử lý khắc phục càng sớm càng tốt.

Các cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Sau khi phát hiện thấm dột, đánh giá nguyên nhân và nghiên cứu hướng xử lý. Hãy cùng tìm hiểu cách để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả và bền bỉ. Dưới đây là gợi ý một số cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm được đánh giá cao hiện nay.

Xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng vật liệu gốc xi măng

Xử lý thấm dột, vật liệu gốc xi măng là cái tên không thể bỏ qua. Loại vật liệu này rất đa năng, phù hợp với nhiều hạng mục khác nhau, trong đó có nhà vệ sinh. Chống thấm gốc xi măng là vật liệu có thành phần gốc xi măng được trộn theo tỷ lệ nhất định do nhà sản xuất đưa ra. 

Ưu điểm của loại vật liệu chống thấm này đó là:

  • Bám dính tốt trên bề mặt bằng bê tông
  • Có khả năng chịu áp suất thủy tinh âm và dương mang lại khả năng chịu được nước đọng trong thời gian dài mà không bị mủn, bong tróc. Đặc biệt thích hợp với khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh
  • Có thể dùng chống thấm thuận và chống thấm nghịch, tức là chống thấm từ bên ngoài hoặc bên trong
  • Tiện lợi cho việc cán phủ, ốp lát, sau khi chống thấm bằng lớp gốc xi măng, hoàn toàn có thể cán phủ hoặc ốp lát trực tiếp lên bề mặt
  • Đa năng, có thể ứng dụng cho hầu hết các hạng mục, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng vật liệu gốc xi măng là giải pháp hàng đầu hiện nay

Xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng vật liệu gốc xi măng là giải pháp hàng đầu hiện nay

Quy trình xử lý nhà vệ sinh bị thấm:

Bước 1: Chuẩn bị mặt nền

  • Bề mặt phải ổn định, sạch và không có bụi, dầu mỡ, rong rêu.
  • Làm phẳng điểm gồ ghề, mở các lỗ xốp, tăng độ bám dính tối ưu bằng các biện pháp cơ học thích hợp như mài, phun cát, phun nước,..
  • Loại bỏ lớp phủ cũ và vật liệu vụn rời .

Bước 2: Làm ẩm và quét lót mặt nền

  • Vật liệu gốc xi măng ưa ẩm nên cần xử lý, làm ẩm trước khi thi công nhưng không để đọng nước.
  • Nên dùng lót nhũ tương để vật liệu liên kết với bề mặt được tốt hơn.

Bước 3: Trộn vật liệu, thi công

  • Trộn vật liệu theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  • Sau khi khuấy, để hỗn hợp nghỉ 1-2 phút trước khi thi công lớp thứ nhất.
  • Sau khi lớp chống thấm đầu tiên vừa đông cứng, làm ẩm và thi công lớp thứ 2 theo phương thẳng đứng hoặc khác hướng với lớp trước.
  • Sau khi thi công lớp cuối, bảo vệ hệ thống chống thấm khỏi các tác động từ thời tiết trong 3 đến 5 ngày.

Xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng vật liệu gốc Polyurethane

Bên cạnh giải pháp chống thấm bằng vật liệu gốc xi măng, chống thấm gốc polyurethane cũng là giải pháp được nhiều đơn vị lựa chọn. Với ưu điểm đặc trưng là khả năng chống thấm ưu việt, cường độ cơ học cao, đàn hồi tốt, có khả năng kháng UV, vật liệu gốc này thích hợp cho nhiều hạng mục trong công trình.

Việc thi công xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng vật liệu chống thấm polyurethane khá dễ dàng, có thể dùng chổi quét, con lăn hoặc máy phun, tương tự như sơn nước. Quy trình xử lý như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Chống thấm bằng polyurethane cần đảm bảo bề mặt bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ, không chứa các thành phần gây bong tróc. 
  • Các lỗ hổng và vết nứt phải trám bít hoàn thiện.

Bước 2: Quét lớp lót

  • Vai trò của lớp lót là tăng khả năng bám dính giữa lớp chống thấm với bề mặt. 
  • Tuân thủ đúng định mức nhà sản xuất đưa ra.
  • Đảm bảo lớp lót có đủ thời gian khô trước khi tiến hành quét sơn chống thấm.

Bước 3: Khuấy trộn vật liệu

  • Dùng máy khuấy, khuấy trộn trong vòng 2 – 3 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tạo hỗn hợp đồng nhất, không vón cục.
  • Để hỗn hợp nghỉ trong 2-3 phút trước khi thi công.

Bước 4: Quét lớp chống thấm

  • Sau khi lớp lót khô, quét lớp sơn chống thấm PU thứ nhất. 
  • Khi lớp đầu khô, quét tiếp lớp thứ hai theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết thấm dột nhà vệ sinh, hậu quả khi bị thấm dột và gợi ý vài cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm hiệu quả. Khi có nhu cầu chống thấm chuyên dụng, liên hệ ngay cho Siêu thị chống thấm theo hotline 0904 093 533 để được tư vấn chi tiết và báo giá.

0/5 (0 Reviews)