Chống thấm tầng hầm, Giải pháp chống thấm

Chống Thấm Tầng Hầm Bằng Phương Pháp Nào Hiệu Quả Nhất?

Chống thấm tầng hầm

Chống thấm tầng hầm là công việc không thể thiếu được trong thi công công trình xây dựng. Đây là vị trí nền móng cho cả công trình, nếu xảy ra hiện tượng thấm dột sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết cấu công trình. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây thấm tầng hầm và các phương pháp chống thấm cho hạng mục quan trọng này nhé

Tầng hầm là gì, tại sao lại cần chống thấm tầng hầm?

Tầng hầm là tầng nằm là một hoặc nhiều tầng của tòa nhà được bố trí xây dựng nằm hoàn toàn dưới hoặc một phần bên dưới tầng trệt (sàn) và nằm âm dưới lòng đất. Tầng hầm nằm là một hoặc nhiều tầng của tòa nhà được bố trí xây dựng nằm hoàn toàn dưới hoặc một phần bên dưới tầng trệt (sàn) và nằm âm dưới lòng đất. Tầng hầm một phần nền móng của mỗi công trình được thiết kế để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như hầm để xe, garage, kinh doanh dịch vụ, lưu trữ hàng hóa, đồ đạc. 

Tầng hầm làm nền móng cho cả công trình, nếu không được chú trọng chống thấm ngay từ ban đầu, thấm dột sẽ làm giảm kiên có, nhanh chóng xuống cấp mang đến những nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng. Ngoài ra, tầng hầm của các tòa nhà thường phải đào sâu xuống lòng đất, dễ chạm đến mạch nước ngầm nên nguy cơ bị thấm rất cao.

Hình ảnh tầng hầm bị thấm

Hình ảnh tầng hầm bị thấm

Vật liệu chống thấm tầng hầm

Vật liệu thường được sử dụng để chống thấm tầng hầm được sử dụng nhiều nhất hiện nay gồm có:

1. Màng chống thấm gốc bitum

Màng chống thấm bitum là giải pháp được sử dụng rất phổ biến để chống thấm từ bên ngoài và bên trong hầm. Ưu điểm của màng bitum là có khả năng chống thấm tốt, độ bền cơ học cao, chịu nhiệt tốt. Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại vật liệu này là khi thi công yêu cầu tay nghề và sự khéo léo, đặc biệt là ở những khu vực trọng yếu như cổ ống, chỗ tiếp giáp giữa 2 tấm màng.

2. Vật liệu gốc xi măng 

Vật liệu gốc xi măng là sự lựa chọn tối ưu được nhiều đơn vị thi công lựa chọn để chống thấm tầng hầm. Các sản phẩm gốc xi măng có nhiều ưu điểm như khả năng bám dính tốt lên bề mặt bê tông, chịu được áp suất thủy tĩnh âm và dương, thi công đơn giản dễ dàng và không cần quét lót trước khi thi công nên tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. 

Phương pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất 

Chống thấm tầng hầm được chia ra làm hai hạng mục quan trọng đó là chống thấm vách ngoài và vách trong hầm. Bạn có thể tham khảo một trong số những giải pháp thi công dưới đây: 

Chống thấm vách ngoài tầng hầm

Vách ngoài của tầng hầm là một hạng mục rất quan trọng vì nước sẽ có thể ngấm và từ bên ngoài. Để chống thấm vách ngoài tầng hầm có thể sử dụng màng bitum hoặc vật liệu gốc xi măng. Đặc biệt với các khu vực có độ sụt lún cao, không ổn định thì nên áp dụng giải pháp chống thấm tầng hầm bằng màng bitum. Do loại vật liệu này có độ co giãn cao, có khả năng che được các vết nứt và khe kẽ nếu có. 

Chống thấm vách ngoài hầm bằng Revinex Flex FP 

Vật liệu gốc xi măng thường được lựa chọn để chống thấm tầng hầm với những ưu điểm như khả năng chịu nén tốt, độ bền cao, đặc biệt là bám dính tốt trên bề mặt bê tông, tạo ra lớp chống thấm bền bỉ, hiệu quả cao. Quy trình chống thấm tầng hầm bằng Revinex Flex FP cũng khá đơn giản bao gồm các bước như sau:

Tham khảo sản phẩm Revinex Flex FP: Tại đây

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, trám chít các vết nứt, phun rửa sạch sẽ trước khi thi công. 
  • Bước 2: Pha trộn vật liệu theo đúng tỷ lệ hướng dẫn từ nhà sản xuất.
  • Bước 3: Dùng chổi, rulo hoặc máy phun áp suất cao để phun lớp chống thấm lên bề mặt
  • Bước 4: Trát lại một lớp xi măng để bảo vệ lớp chống thấm. 
Thi công chống thấm tầng hầm bằng Revinex Flex FP

Thi công chống thấm tầng hầm bằng Revinex Flex FP

Chống thấm vách ngoài hầm bằng màng bitum

Màng bitum cũng giải pháp được nhiều người lựa chọn cho hạng mục chống thấm tầng hầm.

Tham khảo Màng chống thấm bitum <== Tại đây.

Quy trình thi công màng bitum cho vách ngoài tầng hầm sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Xử lý bề mặt toàn bộ vách tầng hầm thật sạch sẽ, khắc phục các vết rạn nứt trên bề mặt bằng vữa trộn phụ gia chống thấm hoặc vữa rót không co ngót. Cần đảm bảo bề mặt phải sạch sẽ, nhẵn nhụi, không gồ ghề dính cát bẩn hoặc tạp chất. 
  • Bước 2: Quét một lớp lót primer để tăng cường độ bám dính.
  • Bước 3: Tiến hành thi công lớp màng chống thấm lên bề mặt vách ngoài của tầng hầm, cần chú ý các vị trí chồng mí phải đảm bảo khớp hoàn toàn. Nếu sử dụng mà tự dính thì nên thi công từ dưới lên, màng khò nóng thì thi công từ trên xuống. 
Thi công chống thấm vách ngoài tầng hầm bằng màng bitum

Thi công chống thấm tầng hầm bằng màng bitum

Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng

Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng là một trong những phương pháp thi chông phổ biến nhất hiện nay. Trên thị trường hiện nay có rất đa dạng các sản phẩm màng chống thấm đến từ các thương hiệu khác nhau như Lemax, Bitumax, Bitumode, Elastoseal,.Thi công sản phẩm màng khò nóng cũng yêu cầu rất cao về tay nghề và kỹ thuật của người thợ, quy trình chống thấm tầng hầm bao gồm các bước như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

  • Giống như các vật liệu khác, khi thi công màng khò, việc chuẩn bị bề mặt thi công là quan trọng hàng đầu. Để đảm bảo điều kiện thi công, bề mặt phải phẳng, các lỗ thủng, lõm cần trám lại, đục bỏ phần gồ ghề. 
  • Sau khi làm phẳng, cần cọ sạch rêu mốc, dầu mỡ bám trên bề mặt bê tông. Nếu có thể thì rửa sạch bề mặt bằng nước rồi để khô ráo. 

Bước 2: Quét lớp lót

Lớp lót có vai trò quan trọng trong việc gia tăng độ bám dính của màng với bề mặt thi công. Khi thi công lớp lót, cần chú ý dàn mỏng, và đều, đảm bảo lớp lót phủ kín bề mặt. Sau đó, để cho lớp lót khô rồi mới tiến hành thi công màng chống thấm. 

Bước 3: Tiến hành khò dán màng

  • Trải tầm màng lên đúng vị trí cần dán, kiểm tra kỹ và đảm bảo để mép của tấm màng đè lên tấm bên cạnh 5 – 6 cm, đồng thời mặt khò cần ở phải ở phía dưới. 
  • Tiến hành khò bằng đèn khò gas chuyên dụng, khò phần bên dưới của màng đến khi bề mặt dưới của mang chảy mềm, đồng thời khò cả lên lớp lót để chúng chảy thấm vào bề mặt bê tông. Sua đó, dán màng khò xuống bề mặt lót. 

Bước 4: Khò dán chồng mép và gia cố

  • Lưu ý ở vị trí mép màng chồng lên nhau, cần dùng đèn khò khò chảy mép mà  ng, sau đó miết cho 2 mép dính vào nhau. Trong trường hợp mặt bằng đốc, cần thi công từ nơi thấp về nơi cao để không gây lỗi hở khe. 
  • Khu vực giật cấp như mép tường, hộp kỹ thuật hoặc các mạch khe co giãn cần phải được gia cố thêm nhiều lớp màng để tránh nguy hư hại gây thấm về sau. 

Trong quá trình thi công cần lưu ý đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ do bình gas rất dễ cháy nổ. Ngoài ra cần thực hiện công việc một cách nghiêm túc để tránh gây tai nạn vì khò ở nhiệt độ cao rất dễ gây cháy bỏng.

Chống thấm ngược vách trong hầm

Thi công chống thấm ngược cũng đòi hỏi người thợ cần có kỹ thuật cao, kinh nghiệm lâu năm mới có thể đảm bảo được chất lượng lâu dài của công trình.

Quy trình thi công chống thấm tầng hầm theo hướng này cần phải phù hợp với thiết kế công trình. Bởi công tác thi công sẽ ảnh hưởng đến kết cấu nền móng, áp lực nước ngầm, các bước thi công bao gồm: 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Sử dụng búa băm, búa đục để băm đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa. Mài phẳng toàn bộ bề mặt cần chống thấm để làm bong tróc hết tạp chất, bụi bẩn còn sót lại. Sau cùng, dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt xử lý chống thấm. 

Bước 2: Thi công chống thấm ngược tầng hầm

Đổ 25 kg Neopress Crystal vào 7-7,5 kg nước và trộn bằng máy khuấy tốc độ chậm đến khi hỗn hợp nhuyễn đều, sánh mịn không còn vón cục. Nếu thi công lên bề mặt đứng thì nên gia giảm lượng nước trộn để hỗn hợp sệt hơn và không bị rơi khi thi công. Lưu ý, sau khi trộn xong cần thi công ngay và không được thêm nước vào sau khi đã trộn xong.

Thi công hỗn hợp bằng cọ hoặc máy phun lên bề mặt đã được làm ẩm, thi công 2 lớp theo chiều vuông góc với nhau. Lớp thứ 2 thi công sau khi lớp thứ nhất đã khô mặt nhưng chưa cứng hoàn toàn. 

Bước 3: Phủ vữa bảo vệ

Sau khi lớp chống thấm đã khô hoàn toàn tiến hành phủ một lớp vữa bảo vệ lên trên để hoàn thiện công tác thi công chống thấm. 

Hình ảnh thi công chống thấm ngược vách trong hầm

Hình ảnh thi công chống thấm ngược vách trong hầm

Chống thấm sàn tầng hầm

Sàn tầng hầm hay đáy tầng hầm là khu vực có vị trí thấp nhất trong một công trình xây dựng, thường là nằm sâu bên dưới lòng đất nơi có độ ẩm cao. Nếu không được chống thấm hiệu quả rất có khả năng sẽ gây ra hiện tượng thấm sau này. 

Ngoài ra, kết cấu bê tông ở khu vực đáy tầng hầm cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn vậy nên chống thấm đáy tầng hầm cũng cần được tiến hành kỹ lưỡng với giải pháp tối ưu nhất. 

Đối với sàn tầng hầm, bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp chống thấm thuận và chống thấm nghịch hoặc cả hai phương án.

Chống thấm thuận trên bê tông lót

Quy trình này được thực hiện sau khi thi công xong lớp bê tông lót và lắp đặt xong cốt thép dầm và sàn đáy tầng hầm. Ngoài ra, bề mặt bê tông lót phải bằng phẳng, chắc, dầm giằng phải được xây gạch và tô vữa. 

Bước 1: Vệ sinh bề mặt trước khi thi công

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ hết rác thừa rơi vãi sau đó phun nước để tạo ẩm trên bề mặt, tuy nhiên, lưu ý không được để đọng nước. 

Bước 2: Rắc Neopress Crystal

Rắc đều Neopress Crystal lên bề mặt bê tông lót với định mức 3kg/m2. Sau khi rắc xong, chờ ít nhất 30 phút trước khi đổ bê tông kết cấu.

Sản phẩm Neopress Crystal tham khảo tại đây.

Hình ảnh rắc Neopress Crystal chống thấm tầng hầm

Hình ảnh rắc Neopress Crystal chống thấm tầng hầm

Chống thấm nghịch sàn tầng hầm

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt đáy tầng hầm phải được làm sạch, đặc chắc không dính các tạp chất như bụi xi măng, dầu mỡ. Làm ẩm bề mặt bằng nước sạch nhưng lưu ý không để đọng nước. 

Bước 2: Thi công chống thấm tầng hầm

  • Đối với bề mặt bê tông mới bắt đầu ninh kết: Với bề mặt đáy hầm mới đổ bê tông khoảng từ 4 – 6 giờ, bê tông đã bắt đầu ninh kết thì tiến hành thi công chống thấm. Sử dụng các sản phẩm gốc xi măng như Revinex Flex FP hoặc Neopress Crystal. Hòa trộn sản phẩm theo hướng dẫn rồi sử dụng chổi quét hoặc máy phun để thi công trên bề mặt bê tông. 
  • Đối với bê tông tầng hầm mới đổ, bê tông chưa tạo được độ cứng: Sau khi đổ xong bê tông, bề mặt bê tông vẫn còn ướt, tiến hành rắc chống thấm tinh thể thẩm thấu Neopress Crystal lên toàn bộ bề mặt tầng hầm. Sau khi đổ bê tông khoảng 4 – 5 giờ, tiến hành rắc bột tăng cứng sàn rồi dùng máy xoa để hoàn thiện bề mặt. 

Báo giá thi công chống thấm tầng hầm

Tùy vào vật liệu sử dụng, phương pháp thi công và từng đơn vị thi công, báo giá thi công chống thấm tầng hầm sẽ không giống nhau. Thông thường, giá dịch vụ thi công sẽ rơi vào khoảng 300.000 đồng – 500.000 đồng/m2, tùy vào điều kiện công trình. Để được báo giá chi tiết chống thấm cho công trình của mình, bạn hãy gọi điện thoại đến hotline 0904 093 533 để được tư vấn.

Công ty cung cấp vật liệu chống thấm tầng hầm uy tín chuyên nghiệp

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty dịch vụ chống thấm tầng hầm, cung cấp vật liệu chống thấm với nhiều mức giá khác nhau, tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng đảm bảo uy tín.

Một trong những đơn vị cung cấp vật liệu chống thấmdịch vụ thi công chống thấm tầng hầm chuyên nghiệp uy tín trên khắp cả nước chính là sieuthichongtham. Với hệ thống điểm bán trải dài khắp cả nước, đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp hiệu quả cho công trình của mình. Siêu thị chống thấm cam kết

  • Cung cấp vật liệu chất lượng cao, nhập khẩu từ các hãng lớn trên thế giới, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Hỗ trợ khảo sát, tư vấn cho khách hàng, đề xuất phương án chống thấm tầng hầm hiệu quả. 
  • Hỗ trợ tư vấn về mặt kỹ thuật, quy trình thi công. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về hạng mục chống thấm tầng hầm. Bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ đến hotline 0994 093 533 để được giải đáp hoặc truy cập website tham khảo thêm thông tin về Chống thấm Việt Thái.

0/5 (0 Reviews)