Chống thấm nhà vệ sinh

Biện pháp chống thấm nhà vệ sinh khắc phục triệt để tình trạng thấm dột

Nước thấm sâu xuống sàn có thể làm hư hại lớp vữa, gạch lát, thậm chí gây rỉ sét làm suy yếu độ bền công trình

Đối với các công trình xây dựng, nếu không áp dụng biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả sẽ gây nhiều phiền toái cho gia chủ. Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước và độ ẩm cao nên trong quá trình sử dụng rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột. Vì thế, việc thi công chống thấm cho khu vực này là thực sự cần thiết để đảm bảo tuổi thọ cho nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, việc sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng cao và kỹ thuật thi công đúng chuẩn cũng cần được thực hiện một cách cẩn thận.

Nguyên nhân chính khiến nhà vệ sinh bị thấm

Nhà vệ sinh bị thấm nước do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu tập trung vào các yếu tố sau:

  • Sàn nhà vệ sinh bị nứt, hở: Hiện tượng này xảy ra do quá trình thi công sàn nhà vệ sinh không đạt tiêu chuẩn hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng. Những vết nứt này chính là điểm yếu khiến nước dễ dàng thâm nhập và gây hư hại cấu trúc tầng dưới. Theo đó, nếu không xử lý kịp thời tình trạng thấm nước sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vật liệu chống thấm kém chất lượng: Sử dụng vật liệu chống thấm không phù hợp hoặc có chất lượng thấp, không đảm bảo độ bền lâu dài. Hơn nữa, lớp chống thấm sẽ bị hư hỏng sau một thời gian sử dụng, đặc biệt là môi trường ẩm ướt như nhà vệ sinh.
  • Đường ống nước bị rò rỉ: Các điểm nối, khớp nối đường ống không kín hoặc sử dụng ống nước kém chất lượng sẽ gây thấm nước ra ngoài. Đặc biệt là ở vị trí xuyên sàn hoặc xuyên tường, nếu không được xử lý đúng cách sẽ rất dễ bị thấm.
  • Nước mưa thấm vào WC: Nước mưa có thể thấm vào nhà vệ sinh qua các điểm tiếp xúc không được bảo vệ đúng cách như: mái nhà, tường. Nếu không có hệ thống thoát nước và chống thấm hiệu quả, nước mưa sẽ xâm nhập vào sàn nhà vệ sinh và gây hư hỏng nghiêm trọng. Vì vậy, cần đảm bảo rằng các điểm tiếp xúc với nước mưa sẽ được bảo vệ tốt nhằm ngăn ngừa tình trạng thấm nước.
  • Nước bị thấm do hộp kỹ thuật: Nếu không được lắp đặt và bảo trì đúng cách, hộp kỹ thuật (chứa đường ống và thiết bị liên quan đến hệ thống nước) sẽ là khỏi nguồn của thấm dột. Nước có thể rò rỉ từ các điểm nối hoặc khớp nối nếu không được bịt kín khiến nước thấm xuống sàn. Để ngăn chặn tình trạng này, việc sửa chữa và bảo trì thường xuyên là cần thiết.
Nhà vệ sinh bị thấm nước nếu không xử lý kịp thời sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn

Nhà vệ sinh bị thấm nước nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Sẽ ra sao nếu nhà vệ sinh không được chống thấm?

Khi nhà vệ sinh bị thấm nước, hậu quả không chỉ dừng lại ở việc làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Điển hình như:

  • Nước thấm qua các khe hở ở tường, sàn nhà hoặc vị trí đấu nối ống nước có thể lan rộng sang các khu vực khác trong nhà. Việc này không chỉ gây ẩm mốc bề mặt mà còn ảnh hưởng đến kết cấu các tầng bên dưới.
  • Thấm nước kéo dài sẽ khiến sàn trơn trượt, tăng nguy cơ tai nạn trong sinh hoạt. Hệ thống điện nước gần khu vực thấm dễ gây rò rỉ, chập cháy, gây nguy hiểm cho gia đình.
  • Nước thấm sâu vào tường, sàn có thể làm hư hại lớp vữa, gạch lát, thậm chí gây rỉ sét cốt thép làm suy yếu độ bền công trình.
  • Sàn nhà, tường ẩm mốc tạo cảm giác khó chịu và mất vệ sinh, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Mù hôi của ẩm mốc, nước tù đọng cũng là vấn đề lớn gây phiền toái.
  • Khi tình trạng thấm dột nhà vệ sinh trở nên nghiêm trọng, việc khắc phục đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc.

Để tránh những hậu quả trên, cần áp dụng biện pháp chống thấm nhà vệ sinh ngay từ khi xây dựng hoặc xử lý nhanh chóng nếu phát hiện tình trạng thấm nước. Việc này không chỉ giúp bảo vệ công trình mà còn đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ an toàn và lâu bền.

Nước thấm sâu xuống sàn có thể làm hư hại lớp vữa, gạch lát, thậm chí gây rỉ sét làm suy yếu độ bền công trình

Nước thấm sâu xuống sàn có thể làm hư hại lớp vữa, gạch lát, thậm chí gây rỉ sét làm suy yếu độ bền công trình

Hạng mục cần kiểm tra để đảm bảo quy trình chống thấm nhà vệ sinh

Kiểm tra kỹ càng trước khi chống thấm không chỉ giúp phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mà còn đảm bảo hiệu quả thi công đạt mức tối ưu. Theo đó, trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh, việc kiểm tra kỹ lưỡng các hạng mục sau đây là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu:

  • Hệ thống thoát nước sàn: Đảm bảo đường ống thoát nước hoạt động tốt, không có hiện tượng rò rỉ. Kiểm tra độ dốc sàn, đảm bảo nước thoát nhanh và không đọng lại trên bề mặt.
  • Kiểm tra bề mặt sàn và tường: Xác định tình trạng sàn xem có bị nứt, bong tróc hay có vết ố không. Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không có bụi bẩ, dầu mỡ hoặc cặn bám trước khi thi công.
  • Kết cấu tường, trần WC: Kiểm tra kỹ để biết tường, trần nhà vệ sinh đã đủ độ dày chưa? Có sự xuất hiện của các khe nứt hay ố mốc không? Nếu có, cần thi công xử lý để đạt khả năng chống thấm dột tốt nhất.
Kiểm tra kỹ tường và trần nhà vệ sinh trước khi chống thấm

Kiểm tra kỹ tường và trần nhà vệ sinh trước khi chống thấm

Biện pháp chống thấm nhà vệ sinh khắc phục triệt để tình trạng thấm dột

Chống thấm nhà vệ sinh cần thực hiện đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả tối đa và độ bền lâu dài. Dưới đây là các biện pháp chống thấm nhà vệ sinh phổ biến và hữu hiệu nhất hiện nay:

Chống thấm bằng vật liệu cán phủ

Sử dụng vật liệu cán phủ là biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và ngày càng được ưa chuộng trong các công trình xây dựng. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách chống thấm nhà vệ sinh  đối với từng loại vật liệu.

Chống thấm xi măng 2 thành phần

  • Bước 1: Vệ sinh và phun nước tạo ẩm bề mặt trước khi thi công (không để đọng nước).
  • Bước 2: Thi công lớp phủ thứ 1 (Revinex Flex U360/ FP/ ES) với định mức 1.0kg/m2. Sử dụng chổi Brom – Neotex để thi công.
  • Bước 3: Gia cố lưới Gavazzi 0059-A góc chân tường trong khi lớp thứ 1 còn ướt để gia cường khả năng chống chịu xé.
  • Bước 4: Thi công lớp phủ thứ 2 với định mức 1.0kg/m2 sau khi lớp phủ thứ nhất đã thi công được (8-10 giờ).
  • Bước 5: Bảo dưỡng bề mặt chống thấm sau 7 ngày trước khi tiến hành ngâm nước nghiệm thu.
  • Bước 6: Cán vữa phủ bảo vệ và lát gạch (sử dụng keo dán gạch Lemax Ultra bond) để lát gạch cho nhà vệ sinh. 

Chống thấm gốc PU, Polyurea 

  • Bước 1: Sau khi vệ sinh sàn nhà vệ sinh, quét lớp lót phù hợp với vật liệu chống thấm chính. Ví dụ sử dụng Neoproof Polyurea A, sẽ dùng Acqua Primer NP.
  • Bước 2: Pha trộn vật liệu lót, vật liệu chống thấm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Dùng máy khuấy chuyên dụng khuấy kỹ hỗn hợp cho đến khi đồng nhất.
  • Bước 3: Thi công lớp phủ thứ nhất theo định mức khuyến cáo sau khi lớp lót kết thúc. Đồng thời gia cố vải Neotextile/ Neotextile góc chân tường khi lớp chống thấm thứ nhất còn ướt để tăng khả năng chống chịu xé.
  • Bước 4: Tiếp tục quét lớp chống thấm thứ 2 theo định mức của nhà sản xuất sau khi thi công xong lớp phủ thứ nhất kèm gia cố lưới.
  • Bước 5: Ốp lát gạch bằng keo dán gạch Ultra Bond sau khi vật liệu đông cứng hoàn toàn sau 7 ngày.

Chống thấm màng khò nóng

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt, loại bỏ tạp chất (cát, bụi, đất đá, dầu mỡ). Sửa chữa các vị trí bị nứt, hư hại trước khi thi công chống thấm.
  • Bước 2: Thi công lớp lót phù hợp bằng chổi quét, con lăn với định mức được nhà sản xuất khuyến cáo. Chỉ dán màng chống thấm khi lớp lót đã khô khoảng 1 giờ.
  • Bước 3: Sử dụng đèn khò khí gas khò kỹ phần dưới của màng cho đến khi bề mặt bitum có độ bóng và bắt đầu chảy mềm.
  • Bước 4: Bắt đầu từ các điểm hoặc rãnh thấp nhất, trải cuộn màng đều về phía trước và dán chặt bằng cách dùng giày ống hoặc con lăn để đảm bảo độ bám dính tốt với bề mặt kết cấu.
  • Bước 5: Khò cả hai phần gối chồng lên nhau và sử dụng bay miết để tạo sự liên kết tốt nhất.
Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng Bitumax

Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng Bitumax

Chống thấm ống thoát sàn nhà vệ sinh

Xử lý chống thấm ống thoát sàn nhà vệ sinh là công đoạn tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc ngăn ngừa sự cố thấm dột. Nếu không xử lý tốt, khu vực này dễ trở thành điểm yếu gây thấm nước và ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình.

  • Bước 1: Đục vát quanh cổ ống, chèn xốp hoặc cốp pha bên dưới cổ ống. Mục đích là tạo không gian để thi công vật liệu chống thấm hiệu quả hơn.
  • Bước 2: Vệ sinh khu vực ống thoát nước sàn vệ sinh, loại bỏ các chướng ngại vật xung quanh. Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, giúp vật liệu chống thấm bám dính tốt.
  • Bước 3: Thi công đổ vữa Lemax Grout LM-G-650 để tăng cường khả năng chịu lực và bịt kín khu vực xung quanh cổ ống.
  • Bước 4: Sử dụng keo trám khe BS 8620S bơm vào khu vực tiếp giáp giữa cổ ống và bề mặt sàn, đảm bảo keo phủ đều không để lại khe hở.

Chống thấm bằng phương pháp lát lại nền

  • Bước 1: Đục bỏ lớp gạch lát cũ, loại bỏ lớp vữa dính còn sót lại, làm sạch bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt.
  • Bước 2: Sửa chữa các vết nứt hoặc lỗ rỗng trên bề mặt sàn bằng vữa chuyên dụng. Làm phẳng và đảm bảo bề mặt khô ráo.
  • Bước 3: Phủ 2-3 lớp chống thấm, đảm bảo mỗi lớp được quét đều và khô hoàn toàn trước khi thi công lớp tiếp theo. Ở các góc, khe nối và ống thoát nước, gia cố thêm lưới chống thấm Neotextile để tăng hiệu quả bảo vệ.
  • Bước 4: Chọn gạch lát chống trơn trượt, chịu đọng nước tốt. Dùng keo dán gạch chuyên dụng để cố định gạch. Lát gạch cẩn thận, đảm bảo các viên gạch được cố định đều và thẳng hàng.
  • Bước 5: Trám keo chà ron đều vào các khe gạch, đảm bảo kín nước.Lau sạch phần keo thừa để giữ tính thẩm mỹ.
Lát lại nền nhà vệ sinh cũng là cách ngăn ngừa sự xuống cấp do thấm nước.

Lát lại nền nhà vệ sinh cũng là cách ngăn ngừa sự xuống cấp do thấm nước.

Bài viết hữu ích

Gợi ý đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh số 1 hiện nay

Khi nói đến chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và uy tín, Siêu Thị Chống Thấm luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm, công ty đã khẳng định vị thế của mình qua việc:

  • Cung cấp dịch vụ chống thấm phù hợp với từng công trình, từ nhà vệ sinh, tường, mái, đến các khu vực đặc biệt như bể bởi, sân thượng. Ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng cao như: Neoproof Polyurea R, Neoproof PU W, Neoproof PU360, Revinex Flex FP/ U360/ ES.
  • Đội ngũ tư vấn viên, kỹ thuật viên lành nghề được đào tạo bài bản. Cam kết thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả lâu dài và tính thẩm mỹ.
  • Phân phối trực tiếp các sản phẩm chống thấm cao cấp từ thương hiệu uy tín như Neotex (Hy Lạp), Bitumax (Nga), Modern (Ai Cập)…
  • Hệ thống chi nhánh Siêu Thị Chống Thấm trải dài trên toàn quốc, sẵn sàng phục vụ nhanh chóng tại mọi khu vực, mọi nhu cầu của khách hàng từ Bắc vào Nam.

Đừng để tình trạng thấm dột ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công trình của bạn. Hãy để Siêu Thị Chống Thấm đồng hành, mang đến giải pháp chống thấm hiệu quả và bền vững nhất!

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về biện pháp chống thấm nhà vệ sinh khắc phục triệt để tình trạng thấm dột. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn bảo vệ công trình một cách hiệu quả, bền vững và lâu dài. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ thi công, liên hệ ngay hotline 0904 093 533 Siêu Thị Chống Thấm luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn! 

0/5 (0 Reviews)