Sàn nhà vệ sinh là khu vực nhỏ nhưng mang trọng trách lớn trong việc duy trì sự bền vững và thẩm mỹ của cả ngôi nhà. Chỉ cần một chút lơ là trong khâu chống thấm, có thể ngôi nhà của bạn có thể phải đối mặt với những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra: thấm nước, tường ẩm mốc, chi phi sửa chữa đội lên. Thế nhưng với quy trình thi công sàn nhà vệ sinh đúng chuẩn, bạn hoàn toàn có thể biến những mối lo ngại đó thành bài toán đơn giản, bảo vệ ngôi nhà một cách toàn diện.
Khâu thi công chống thấm nhà vệ sinh quan trọng thế nào?
Thi công sàn nhà vệ sinh không chỉ là một bước trong quá trình xây dựng mà còn là yếu tố quyết định đến sự bền vững và tiện nghi của ngôi nhà. Đây là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, hơi ẩm, chất tẩy rửa,… nếu không được chống thấm đúng cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Sàn nhà vệ sinh bị thấm sẽ khiến nước xâm nhập vào kết cấu bê tông, gây rạn nứt và giảm tuổi thọ công trình. Hiện tượng này nếu không giải quyết triệt để sẽ gây phiền toái trong sinh hoạt cũng như tốn kém chi phí sửa chữa.
- Tường và trần nhà dễ bị ố vàng nếu nước thấm qua sàn vệ sinh. Độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.
- Khi nước thấm vào hệ thống đường dây diện âm tường hoặc các thiết bị điện đặt gần khu vực nhà vệ sinh thì nguy cơ chập cháy, rò rỉ điện sẽ tăng cao.
Một số dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh cần chống thấm
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường là rất quan trọng để kịp thời xử lý và bảo vệ công trình. Dưới đây là một số biểu hiện cảnh báo rõ ràng cho thấy sàn vệ sinh cần được chống thấm kịp thời.
- Ố vàng, loang lổ trên tường hoặc trần nhà: Các vết ố vàng hoặc loang lổ xuất hiện trên tường, trần dưới nhà vệ sinh. Nguyên nhân là do nước thấm qua sàn hoặc mạch gạch bị hở, tích tụ độ ẩm và làm đổi màu bề mặt.
- Tường bong tróc, phồng rộp sơn hoặc gạch: Nước xâm nhập vào bên trong khiến lớp vật liệu mất đi độ bám dính dẫn đến hư hỏng. Điều này khiến lớp sơn hoặc vữa trên tường bong tróc, gạch ốp có hiện tượng phồng rộp.
- Nấm mốc phát triển ở góc tường hoặc sàn WC: Dấu hiệu nhận biết là nấm mốc có màu đen hoặc xanh bám ở các góc tường, mạch gạch hoặc trần dưới. Nguyên nhân là do độ ẩm cao gây thấm nước tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi.
- Xuất hiện mùi hôi, ẩm mốc dai dẳng: Nhà vệ sinh có mùi khó chịu mặc dù đã dọn dẹp sạch sẽ là một trong những biểu hiện cho thấy khu vực này bị thấm dột. Lý do là bởi nước thấm lâu ngày tích tụ trong kết cấu sàn hoặc tường gây mốc và phát sinh mùi.
- Nước rò rỉ, đọng nước khu vực xung quanh: Nước đọng dưới sàn hoặc xuất hiện ở các khu vực không tiếp xúc trực tiếp với nước, do rò rỉ từ đường ống hoặc lớp chống thấm không còn hiệu quả.
- Các mạch gạch bị nứt hoặc hở: Lâu ngày, các mạch gạch bị tác động bởi nhiệt độ, áp lực nước, hoặc sử dụng chất liệu không phù hợp. Từ đó khiến mạch gạch trên sàn/ tường xuất hiện vết nứt nhỏ khiến nước thấm qua dễ dàng.
Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cần tiến hành kiểm tra và tìm ra cách chống thấm sàn vệ sinh phù hợp tránh các hậu quả nghiêm trọng như hư hại kết cấu, chi phí sửa chữa tăng cao, và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
Các bước thi công sàn nhà vệ sinh mà chủ nhà cần nắm rõ
Chống thấm nhà vệ sinh là công đoạn cực kỳ quan trọng bởi khu vực này thường xuyên tiếp xúc với nước, dễ xảy ra thấm dột nếu không thi công đúng cách. Theo đó, các bước thi công sàn nhà vệ sinh cần được thực hiện theo đúng quy trình.
Chuẩn bị
- Dọn dẹp bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và tạp chất trên bề mặt sàn. Đảm bảo sàn vệ sinh phẳng và không có vết nứt lớn (nếu có cần xử lý bằng vật liệu trám vá chuyên dụng). Đồng thời cần đảm bảo độ ẩm bề mặt trước khi thi công chống thấm.
- Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp với nhà vệ sinh như: gốc xi măng, gốc bitum, gốc Polyurethane,…
- Xử lý các điểm tiếp xúc như ống nước, bồn cầu, vòi sen, hoặc các thiết bị vệ sinh để tránh hiện tượng rò rỉ nước.
Quá trình thi công
- Pha vật liệu chống thấm: Pha trộn theo định mức khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
- Quét lớp lót: Chọn chất quét lót phù hợp với vật liệu chống thấm để tăng cường độ bám dính giữa bề mặt sàn và lớp chống thấm chính.
- Phủ chống thấm: Thi công đều lớp chống thấm đầu tiên bằng chổi quét/ rulo đều lên bề mặt sàn nhà vệ sinh.
- Gia cố lưới: Sử dụng vải gia cường Polyester Neotextile để tăng cường khả năng chịu lực và chống rạn nứt.
- Lớp hoàn thiện: Sau khi lớp thứ nhất khô, tiếp tục thi công lớp chống thấm thứ hai để đảm bảo khả năng bảo vệ toàn diện.
- Bảo dưỡng: Bảo dưỡng lớp chống thấm sau khi thi công sàn nhà vệ sinh là một bước quan trọng để giúp lớp chống thấm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Yêu cầu cần đạt sau thi công
Để đảm bảo công trình bền vững, chống thấm sàn nhà vệ sinh sau khi thi công cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
- Sàn phải được tạo độ dốc phù hợp để thoát nước nhanh, không gây đọng nước. Điều này giúp tăng hiệu quả chống thấm và hạn chế nguy cơ phát sinh nấm mốc.
- Lớp chống thấm sau thi công không bị nứt nẻ, bong tróc dù chịu tác động từ nhiệt độ hay độ ẩm. Bề mặt sàn không thấm nước, không có hiện tượng rò rỉ ở bất cứ vị trí nào.
- Chỉ nghiệm thu khi công trình đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu đã đề ra, sẵn sàng đưa vào sử dụng mà không phát sinh sự cố.
Bài viết hữu ích
- Các vấn đề cần lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh và hầm?
- TOP 5 phương pháp chống thấm nhà vệ sinh chung cư đơn giản mà hiệu quả
- Chống thấm nền nhà tắm như thế nào để hiệu quả?
- Dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh – Chi phí hợp lý, chất lượng bền bỉ, bảo hành dài hạn
Báo giá thi công sàn nhà vệ sinh cho hạng mục chống thấm
Cũng như các hạng mục khác, giá thi công chống thấm nhà vệ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích, vật liệu sử dụng, tình trạng nền, độ phức tạp cũng như yêu cầu cụ thể của từng công trình.
- Diện tích sàn vệ sinh lớn sẽ có mức chiết khấu và giá cả hợp lý hơn.
- Nếu sàn nhà vệ sinh bị hư hỏng hoặc cần xử lý vết nứt, mức giá thi công sẽ cao hơn.
- Yêu cầu bảo hành dài hạn hoặc cần phủ thêm lớp vật liệu, chi phí có thể tăng.
- Các loại vật liệu chống thấm cao cấp sẽ có chi phí cao hơn nhưng sẽ mang đến hiệu quả chống thấm lâu dài.
Để có báo giá chính xác nhất, bạn nên tìm đơn vị uy tín đến khảo sát công trình, xác định tình trạng thực tế của sàn và yêu cầu thi công cụ thể. Với kinh nghiệm thực chiến nhiều công trình, họ sẽ đưa ra giải pháp tối ưu và báo giá chi tiết nhất sau khi tiến hành khảo sát.
Đơn vị cung cấp dịch vụ thi công chống thấm nhà vệ sinh uy tín
Khi tìm kiếm một đơn vị thi công sàn nhà vệ sinh đáng tin cậy, bạn nên ưu tiên chọn các đơn vị đáp ứng được những tiêu chí: có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, sử dụng vật liệu chất lượng cao,… Siêu Thị Chống Thấm là hệ thống chuyên cung cấp giải pháp và dịch vụ chống thấm hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Siêu Thị Chống Thấm cam kết:
- Cung cấp vật liệu chống thấm cao cấp, đạt tiêu chuẩn quốc tế từ các thương hiệu uy tín như: Neotex (Hy Lạp), Bitumax, Modern, Bitunil,… giúp bảo vệ công trình bền vững và cho hiệu quả lâu dài.
- Tư vấn giải pháp chống thấm tối ưu cho từng loại công trình, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả lâu dài.
- Khảo sát công trình miễn phí và cung cấp báo giá chi tiết sau khi khảo sát để khách hàng có thể đưa ra quyết định dễ dàng.
- Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và chuyên sâu, sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thi công.
Việc bảo trì và kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề và kịp thời khắc phục, đảm bảo công trình luôn được bảo vệ lâu dài. Ngay khi có nhu cầu chống thấm nhà vệ sinh, hãy liên hệ ngay Siêu Thị Chống Thấm qua hotline 0904 093 533 để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá chi tiết. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ và gia tăng độ bền cho công trình nhà vệ sinh của bạn!