Chống thấm nhà vệ sinh

Sàn nhà vệ sinh bị thấm, tiếng khóc chung của các gia đình

Thấm dột nhà vệ sinh là vấn đề nhiều gia đình gặp phải

Sàn nhà vệ sinh bị thấm không chỉ gây nấm mốc không gian, nước ngấm lan sang các khu vực lân cận làm yếu kết cấu công trình. Bên cạnh đó còn làm hỏng thiết bị trong nhà vệ sinh, gây mất vệ sinh. Bởi vậy, khi sàn nhà vệ sinh bị thấm nước, các gia chủ đều cảm thấy lo lắng, nhanh chóng tìm kiếm giải pháp khắc phục để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như đảm bảo độ bền công trình. Theo dõi hết bài viết để biết cách ngăn ngừa cũng như xử lý thấm dột nhà vệ sinh.

Những nguyên nhân khiến sàn nhà vệ sinh bị thấm

Trong quá trình sử dụng nhà tắm nhà vệ sinh, nhiều gia đình đã hốt hoảng khi phát hiện nhà vệ sinh tầng trên bị thấm nước và nhỏ giọt xuống tầng dưới hay tường bị mốc. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là:

  • Do sự cố rò rỉ nước ở vòi sen, vị trí đấu nối vòi nước âm tường hoặc sát với bề mặt tường.
  • Bục vỡ đường ống nước trong hộp kỹ thuật, tường.
  • Lắp đặt bồn cầu, các thiết bị vệ sinh sau kỹ thuật làm nước xả tràn ra miệng ống thoát và thấm xuống nền.
  • Lắp đặt bồn cầu sai cũng có thể gây thấm dột.
  • Điểm đặt thoát nước sàn nhà vệ sinh không được xử lý đúng kỹ thuật.
  • Các vị trí mạch gạch nền bị bong ra, tạo kẽ hở, mỗi khi xả nước nó sẽ ngấm vào, lâu dần có hiện tượng thấm ra sàn, tường và chảy nước xuống tầng dưới, hộp kỹ thuật…
  • Không chống thấm sàn nhà vệ sinh ngay từ đầu hoặc quá trình chống thấm không được đảm bảo (vật liệu kém chất lượng, sai kỹ thuật, sai phương pháp…).

Như vậy, nguyên nhân gây thấm dột sàn nhà vệ sinh có khá nhiều nên nếu muốn nhà vệ sinh không xảy ra tình trạng thấm nước, khâu xử lý phòng tránh ngay từ đầu rất quan trọng. Vừa giữ cho công trình được bền và đẹp, vừa tiết kiệm chi phí (chi phí sửa chữa bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so với việc thi công từ đầu), vừa tiết kiệm thời gian.

Thấm dột nhà vệ sinh là vấn đề nhiều gia đình gặp phải

Thấm dột nhà vệ sinh là vấn đề nhiều gia đình gặp phải

Cách phòng ngừa trình trạng thấm dột nhà vệ sinh

Thay vì phải “khóc” khi nhà vệ sinh bị thấm nước, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh việc này bằng cách chống thấm cho công trình của mình ngay từ khi xây dựng, ngăn không cho nước có cơ hội tấn công công trình của mình.

Chống thấm bằng nhựa đường

Đây là cách chống thấm, khắc phục tình trạng nhà vệ sinh bị thấm dễ thực hiện, chi phí thấp. Ưu điểm của nhựa đường là co giãn đàn hồi tốt, chịu được áp lực của nước, bám trít các khe hở tốt. Quy trình thi công như sau:

Bước 1: Vệ sinh mặt sàn nhà vệ sinh

  • Dùng máy mài hoặc bàn chải sắt để làm phẳng, loại bỏ các vết lồi lõm.
  • Dùng máy hút bụi chuyên dụng để làm sạch bụi và các rác bẩn. Tùy trường hợp sẽ yêu cầu phải đục sâu xuống sàn nhà vệ sinh để xử lý chống thấm với nhựa đường.

Bước 2: Tiến hành chống thấm

  • Nấu sôi nhựa đường, quét lên bề mặt bằng con lăn (có thể pha thêm dầu DO để thẩm thấu tốt vào bề mặt bê tông).

Tuy chi phí thấp nhưng ngày nay người ta không khuyến khích giải pháp chống thấm này vì nhựa đường khi đun nóng nhiệt rất cao, sẽ dễ gây bỏng nếu có sơ sẩy. Bên cạnh đó tuổi thọ không cao nên sau thời gian sử dụng sẽ phải tu sửa mất thời gian và tốn chi phí.

Bài viết hữu ích

Chống thấm bằng màng khò nóng

Màng khò nóng được xem là giải pháp chống thấm nhà vệ sinh cực kỳ nhanh chóng và tiện lợi. Thành phần chính là hợp chất polymer APP chọn lọc và hỗn hợp giàu bitum (có gốc gần giống nhựa đường). Độ dày mỗi tấm màng dao động khoảng 3-5mm, mang lại khả năng chặn nước triệt để.

Màng khò chống thấm hiệu quả, chi phí phù hợp

Màng khò chống thấm hiệu quả, chi phí phù hợp

Một số ưu điểm nổi bật nhất của loại vật liệu chống thấm sàn nhà vệ sinh này là:

  • Chống thấm, chống dột tốt ngay cả trong điều kiện áp suất của hơi nước cực lớn
  • Chịu tải trọng cao, đâm thủng, xé hoặc kéo cũng như thời tiết khắc nghiệt và tia UV.
  • Độ dẻo và đàn hồi cao, có thể thi công ở nhiều bề mặt như bê tông, kim loại, gỗ…
  • Tiến độ thi công nhanh, không ảnh hưởng quá nhiều bởi thời tiết, tuổi thọ trên 10 năm.
  • Không có chứa chất độc hại nên an toàn cho sức khỏe và thân thiện môi trường.

Quy trình thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Làm sạch bề mặt thi công là điều kiện cần để quá trình chống thấm được triển khai hiệu quả.
  • Loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, xử lý vết phồng, lồi lõm bằng dụng cụ chuyên dụng. Có thể dùng máy mài để chà sạch những vị trí chưa bằng phẳng.
  • Sử dụng máy hút bụi/máy thổi bụi để làm sạch bụi và tạp chất.
  • Trát vá các vết nứt bằng vữa sửa chữa có trộn phụ gia, với vết nứt lớn cần dùng keo trám để xử lý.

Bước 2: Quét lớp lót tạo kết nối

  • Sau khi xử lý bề mặt sạch sẽ, quét lớp lót nhằm tăng độ kết nối giữa vật liệu chống thấm với bề mặt sàn. Có thể dùng chổi sơn, lu lăn hoặc máy phun áp lực.
  • Chờ 60 – 90 phút cho bề mặt lót khô.

Bước 3: Dán màng chống thấm

  • Trước khi dán màng cần chống thấm cổ ống, trát bo góc chân tường bao và sàn nhà vệ sinh. Đối với cổ ống, đục rộng, sâu 5-7cm và quét lớp kết nối, rót đầy bằng vữa Lemax Grout. Đối với trát bo góc chân tường bao và sàn bê tông, dùng vữa trộn phụ gia kết nối để trát.
  • Trải tấm màng chống thấm lên bề mặt, khò để tấm màng và keo kết dính với nhau. Sau khi kiểm tra độ kết dính, di chuyển sang khu vực kế bên để khò tiếp. Cần ép chặt tấm màng xuống sàn để kết dính dễ hơn,chắc hơn. Giữa các phần mép màng nối cần dùng rulo lăn và ép chặt các mối nối.

Bước 4: Bảo vệ lớp màng

  • Sau khi dán màng chống thấm, dùng lớp vữa dày ít nhất 2cm để bảo vệ lớp màng.
  • Tiến hành ốp gạch để hoàn thành quy trình chống thấm cho sàn nhà vệ sinh.

Chống thấm sàn bằng Revinex Flex U360

Nhà vệ sinh là khu vực có nguy cơ cao bị thấm dột nên việc lựa chọn vật liệu cần cẩn thận, tính toán kỹ đến các đặc tính để đảm bảo hiệu quả tốt, tối ưu chi phí. Revinex Flex U360 là cái tên được các chuyên gia nhắc đến khá nhiều khi tư vấn cho khách hàng về giải pháp chống thấm sàn nhà vệ sinh.

Revinex Flex U360 chống thấm sàn nhà vệ sinh tuyệt vời

Revinex Flex U360 chống thấm sàn nhà vệ sinh tuyệt vời

Đây là vật liệu chống thấm gốc xi măng nên khả năng kết dính với sàn nhà vệ sinh bằng bê tông là cực kỳ tốt. Đặc biệt, Revinex Flex U360 có thể chống thấm thuận và chống thấm nghịch, tức là vừa có thể ngăn nước từ mặt sàn thấm và kết cấu, vừa ngăn nước từ bên trong ra mặt sàn. Đặc tính này chỉ có ở những loại vật liệu chống thấm gốc xi măng.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: bề mặt cần sạch, không bám dầu mỡ, bụi bẩn hay các chất dễ gây bong tróc. Tiếp đến là làm bão hòa ẩm nhưng không để nước đọng

Bước 2: Trộn sản phẩm: trộn sản phẩm theo định mức hướng dẫn của nhà sản xuất, khuấy đều bằng máy khuấy với tốc độ chậm từ 3-5 phút để được hỗn hợp đồng nhất. Để hỗn hợp nghỉ trước khi thi công

Bước 3: Thi công Revinex Flex U360

  • Thi công lớp thứ nhất bằng chổi quét hoặc máy phun với định mức 1 – 1.5kg/m2/lớp.
  • Thi công lớp phủ thứ 2 sau lớp thứ nhất khoảng 4h (khi lớp thứ nhất khô).
  • Kết hợp gia cố lưới thủy tinh tại vị trí chân, góc để tăng các tính năng chống nứt, chống xé.

Đừng để thấm dột trở thành tiếng “khóc” chung của các gia đình. Ngay từ bây giờ, hãy thực hiện chống thấm để bảo vệ công trình được tốt nhất. Liên hệ Siêu Thị Chống Thấm qua hotline 0904 093 533 để được tư vấn về giải pháp phù hợp với từng hạng mục và nhận ưu đãi hấp dẫn.

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

MỌI NGƯỜI CŨNG TÌM KIẾM: