Chống thấm nhà vệ sinh

5 yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng thi công sàn nhà vệ sinh

Khi thi công sàn nhà vệ sinh, vấn đề chống thấm được coi là quan trọng nhất

Mặc dù là công trình phụ nhưng nhà vệ sinh lại có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Bài viết này sẽ điểm qua những yếu tố cần xem xét khi đánh giá chất lượng của dịch vụ thi công sàn nhà vệ sinh, từ uy tín của nhà thầu đến chất lượng vật liệu và kỹ thuật thi công.

Đặc điểm cấu tạo của sàn nhà vệ sinh

Trong tổng thể công trình WC, sàn nhà vệ sinh có tác dụng chịu lực, cách âm, chống trơn trượt và trang trí cho không gian thêm đẹp mắt, hiện đại, sạch sẽ. Đặc biệt khi thi công sàn nhà vệ sinh cần chú ý đến khả năng chống thấm nước tuyệt đối, giúp ngăn ngừa hư hại do độ ẩm, nấm mốc và không rò rỉ nước xuống tầng dưới.

Khi thi công sàn nhà vệ sinh, vấn đề chống thấm được coi là quan trọng nhất

Khi thi công sàn nhà vệ sinh, vấn đề chống thấm được coi là quan trọng nhất

Sàn nhà vệ sinh được chia thành 2 loại, đó là loại sàn chống thấm toàn khối (đổ tại chỗ) và sàn chống thấm lắp ghép. Mỗi loại sàn nhà vệ sinh có đặc điểm cấu tạo riêng biệt, cùng xem chi tiết ngay dưới đây:

Cấu tạo của sàn nhà vệ sinh toàn khối

Sàn nhà vệ sinh toàn khối (đổ tại chỗ) được cấu tạo từ 4 lớp:

  • Lớp áo sàn hay mặt sàn. Lớp này thường được xây dựng thấp hơn nền nhà khoảng từ 5 đến 10cm, với công dụng chính là bảo vệ lớp tạo dốc sàn vệ sinh và tăng tính thẩm mỹ. Các vật liệu như gạch xi măng, gạch chống trơn, gốm, men sứ… thường được chọn để làm lớp áo sàn vì có khả năng cách nước hoặc chống trơn.
  • Lớp tạo dốc sàn nhà vệ sinh là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo sàn nhà vệ sinh giúp công trình thoát nước nhanh chóng hơn, không bị ứ đọng nước sau khi sử dụng. Lớp tạo dốc thường được làm từ bê tông/gạch vỡ, than xỉ…
  • Lớp kết cấu chịu lực, thường đổ bê tông thép mác 200 độ dày khoảng 80-100mm. Tại lớp chịu lực này, mặt cắt của nhà vệ sinh giáp trực tiếp với sàn và đường ống kỹ thuật.
  • Lớp trần sàn nhà vệ sinh, thừng đổ vữa xi măng mác 75 độ dày khoảng 10mm. Để chống thấm, ngăn nước rò rỉ xuống tầng dưới, lớp trần sàn có thể sử dụng keo/sơn chống thấm.

Cấu tạo của sàn nhà vệ sinh lắp ghép

Nhà vệ sinh lắp ghép còn được gọi là nhà vệ sinh ngoài trời (hoặc nhà vệ sinh di động), toilet di động. Cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép cơ bản giống sàn nhà vệ sinh toàn khối với 4 lớp: lớp áo sàn, lớp tạo dốc, lớp kết cấu chịu lực và lớp trần sàn. Điểm khác biệt chủ yếu ở lớp kết cấu chịu lực.

Lớp kết cấu chịu lực của sàn nhà vệ sinh lắp ghép thường sử dụng tấm đan bê tông cốt thép hoặc tấm vách panel nối lại với nhau và cố định bằng khung sắt. Để chống thấm cho loại sàn này, còn cần gia cố thêm một lớp bê tông cốt thép mác 200, dày 40mm.

Tham khảo bài viết: Chống thấm nền nhà tắm như thế nào để hiệu quả?

5 yếu tố đánh giá chất lượng thi công sàn nhà vệ sinh

Chống thấm trong thi công sàn nhà vệ sinh

Đối với công tình nhà vệ sinh, chống thấm được coi là vấn đề quan trọng nhất. Đặc biệt với các nhà vệ sinh ở tầng 2, tầng 3 trở lên, nếu không được chống thấm tốt rất dễ gây thấm dột, rò rỉ nước xuống các tầng bên dưới. Tình trạng thấm dột không chỉ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc của công trình.

Cách nhận biết sàn nhà vệ sinh bị thấm hoặc chống thấm chưa tốt có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Sàn nhà có hiện tượng “đổ mồ hôi”, ẩm ướt rất lâu khô.
  • Gạch ốp sàn nhà vệ sách xuống cấp, xuất hiện các vết rạn, nứt và đọng nước.
  • Nước nhà vệ sinh thoát cực kỳ chậm dẫn đến ứ nước trong thời gian lâu (ngoài nguyên nhân tắc cống, có thể do độ dốc chưa đạt yêu cầu).
  • Nhà vệ sinh xuất hiện mùi ẩm hôi, kể cả không có biểu hiện khác lạ.

Để chống thấm tốt trong thi công sàn nhà vệ sinh cũng cần chú trọng đến vật liệu chống thấm. Cùng Siêu thị chống thấm tìm hiểu một số loại vật liệu chống thấm dưới đây:

Một số vật liệu chống thấm sàn nhà vệ sinh phổ biến hiện nay

Một số vật liệu chống thấm sàn nhà vệ sinh phổ biến hiện nay

Lựa chọn thi công sàn nhà vệ sinh âm hay dương?

Trước hết Siêu thị chống thấm sẽ giúp bạn hình dung cơ bản về thế nào là sàn nhà vệ sinh âm, sàn nhà vệ sinh dương.

  • Sàn nhà vệ sinh âm là mặt sàn thiết kế chìm, thấp hơn sàn của các khu vực khác trong nhà, để ngăn nước tràn ra ngoài suốt quá trình sử dụng.
  • Sàn nhà vệ sinh dương là kiểu sàn có độ cao ngang bằng với nền nhà và mặt sàn khu vực lân cận. Với loại sàn này, nhiều người thường thiết kế thêm một gờ chắn trước cửa nhà vệ sinh để chặn nước nhà vệ sinh tràn ra ngoài sàn nhà.

Nếu như mặt sàn âm đem lại tính thẩm mỹ hơn, tiện lợi hơn do nước khó tràn ra ngoài nền nhà thì mặt sàn dương lại có ưu điểm rất lớn là dễ dàng sửa chữa. Bởi vậy việc đánh giá chất lượng thi công với yếu tố này sẽ mang tính tương đối, phù hợp vào nhu cầu và sở thích cá nhân của chủ công trình. 

Kỹ thuật thi công sàn nhà vệ sinh

Việc chống thấm, thi công sàn nhà vệ sinh, nhất là sàn nhà âm là việc làm phức tạp. Chất lượng thi công tốt thì kỹ thuật thi công cũng phải tốt. Bởi vậy kỹ thuật thi công cần đảm bảo đúng cách, đúng quy trình:

Đầu tiên là thăm dò, quan sát và đánh giá hệ thống nhà vệ sinh trước khi thi công sàn và xử lý chống thấm.

Thứ hai là lên phương án thi công với các bước: chuẩn bị bề mặt thi công, chống thấm cổ ống, trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông, tiến hành thi công quét lớp chống thấm (có thể sử dụng lớp lót để tăng hiệu quả).

Lưu ý: Quá trình chống thấm sàn nhà vệ sinh yêu cầu không được vội vàng mà phải thực hiện từng bước một. Tuyệt đối không để vật liệu chống thấm chưa khô. Ngoài ra, cần đảm bảo trám trét cẩn thận tất cả các kẽ hở, vết nứt trong quá trình thi công sàn nhà vệ sinh.

Độ dốc trong thi công sàn nhà vệ sinh

Trong quá trình thi công sàn nhà vệ sinh, cần chú ý độ dốc sàn nhà. Độ dốc quá sàn lớn sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người sử dụng, sự cố do trơn trượt, tính thẩm mỹ… Thậm chí trong những trường hợp sử dụng lượng nước lớn trong nhà vệ sinh, nếu độ dốc không đạt chuẩn sẽ gây tràn nước ra nền nhà và các khu vực lân cận.

Độ dốc sàn quá nhỏ không đáp ứng được yêu cầu thoát nước nhanh, đều khiến nhà vệ sinh luôn ẩm ướt, ứ đọng nước. Độ dốc lý tưởng khi làm sàn nhà vệ sinh là 1-1,5%, độ dốc tối thiểu phải trên 0,5% (hướng về phía miệng cống thoát nước).

Chất lượng vật liệu trong thi công sàn nhà vệ sinh

Không phải vật liệu, loại gạch nào cũng có thể sử dụng trong thi công sàn nhà vệ sinh. Do đặc điểm sàn nhà vệ sinh thường ẩm ướt do vậy để tăng tính chống thấm, tính thẩm mỹ cho công trình, hạn chế sự trơn trượt, vật liệu làm sàn thường là gạch chống trơn. Nếu vật liệu không đảm bảo tính chống thấm, chống trơn trượt được cho là chưa đạt chuẩn.

Một số gợi ý loại vật liệu chất lượng, chống thấm tốt có thể áp dụng với thi công sàn nhà vệ sinh: gạch porcelain, gạch men, gạch đá granite, gạch đá cẩm thạch, vật liệu Vinyl…

Đọc thêm: TOP 5 phương pháp chống thấm nhà vệ sinh chung cư đơn giản mà hiệu quả

Lựa chọn nhà thầu uy tín thi công sàn nhà vệ sinh

Do nhu cầu sử dụng dịch vụ thi công và chống thấm nhà vệ sinh rất cao, việc lựa chọn nhà thầu uy tín có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình. Bởi không phải nhà thầu nào cũng quy tụ được đội ngũ nhân lực chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu của các hạng mục phức tạp, đòi hỏi tính tỉ mỉ và chính xác cao.

Tiếp cận dịch vụ thi công sàn nhà vệ sinh dễ dàng với hệ thống cửa hàng Siêu thị chống thấm trên toàn quốc

Tiếp cận dịch vụ thi công sàn nhà vệ sinh dễ dàng với hệ thống cửa hàng Siêu thị chống thấm trên toàn quốc

Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực chống thấm, Siêu thị chống thấm tự hào là đơn vị hàng đầu, được đông đảo khách hàng trên toàn quốc đánh giá cao. Siêu thị chống thấm sở hữu những ưu thế hàng đầu như:

  • Vật liệu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu, đa dạng sản phẩm, mẫu mã với vật liệu chủ lực là chống thấm Neotex (rất ít các nhà phân phối tại Việt Nam có).
  • Đa dạng dịch vụ – đáp ứng yêu cầu của khách hàng: từ dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm mái, chống thấm bể đến chống thấm tầng hầm, chống thấm tường,…
  • Quy tụ đội ngũ nhân lực là các kỹ sư, thợ chống thấm chất lượng cao, được đào tạo bài bản, tốt nghiệp từ các đơn vị đào tạo nổi tiếng. Họ đã thực hiện hàng trăm nghìn các dự án chống thấm lớn nhỏ, cả ở trong nước và nước ngoài.
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng tận tâm giải đáp toàn bộ những vấn đề phát sinh về thủ tục giúp khách hành tiết kiệm tối đa thời gian.

Để được tư vấn, đánh giá thi công sàn nhà vệ sinh nhanh chóng, chất lượng nhất, Quý khách hàng có thể liên hệ ngay qua hotline 0904 093 533.

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

MỌI NGƯỜI CŨNG TÌM KIẾM: