Chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch đang là xu hướng phổ biến hiện nay bởi ưu điểm như chi phí thấp, không gây ồn ào, bụi bẩn và đặc biệt là không ảnh hưởng tới cấu trúc ngôi nhà. Phương pháp thực hiện rất đa dạng như cắt mạch gạch, dùng sơn, keo hay màng chống thấm. Cùng tìm hiểu chi tiết cách chống thấm đơn giản và nhanh gọn cùng Siêu thị chống thấm ngay sau đây.
Ưu điểm chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch
Chống thấm nhà vệ sinh là hạng mục quan trọng trong mỗi ngôi nhà nhằm đảm bảo môi trường sạch sẽ, không thấm dột ẩm mốc. Có nhiều phương pháp chống thấm tuy nhiên chống thấm bằng cách không đục gạch được nhiều người sử dụng. Cùng điểm qua những ưu điểm của phương pháp này:
- Tính thẩm mỹ: Việc không phải phá dỡ gạch giúp hạn chế thay đổi cấu trúc thiết kế ngôi nhà, từ đó làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho người sử dụng.
- Giúp tiết kiệm chi phí: Thi công không cần phá dỡ nền hay đục gạch là cách giúp giảm bớt chi phí sửa chữa và một số chi phí phát sinh khác.
- Tiết kiệm thời gian thi công do không mất công sức phá dỡ gạch để chống thấm nhà vệ sinh.
- Tính linh hoạt: Bởi chống thấm nhà vệ sinh có nhiều vật liệu đa dạng bạn thoải mái lựa chọn theo nhu cầu và kinh phí.
- Độ bền và tuổi thọ công trình tốt, phương pháp này cũng không gây độc hại hay mất an toàn cho người lao động.
Chống thấm nhà vệ sinh không phá dỡ hay đục gạch tiết kiệm nhiều chi phí cho gia chủ.
Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch
Với mỗi công trình sẽ phù hợp với phương pháp thi công khác nhau, điều này sẽ do đơn vị thi công khảo sát và lên tiến độ. Về cơ bản có một số phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch như sau:
Phương pháp cắt mạch gạch
Đây là cách tập trung vào việc tạo ra mạch chống thấm giữa các viên gạch sàn nhà vệ sinh mà không cần phải đục gạch ra khỏi vị trí ban đầu. Phương pháp này giúp ngăn chặn nước xâm nhập của nước qua các khe nứt, bảo vệ sàn nhà vệ sinh khỏi tình trạng ẩm ướt, nấm mốc.
Quy trình thực hiện bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt, vệ sinh sạch khe mạch để đảm bảo hiệu quả chống thấm.
- Bước 2: Thi công chống thấm: Giữa các viên gạch lát dùng máy cắt gạch chuyên dụng để cắt sâu mạch tạo ra khe hở. Lấy chổi sơn, máy thổi để vệ sinh sạch bụi tại khu vực các mạch vừa cắt, rửa sạch các mạch bằng nước để bề mặt được sạch hoàn toàn. Sau khi mạch khô sẽ bơm keo lấp đầy các kẽ hở. Có thể thực hiện bước bổ sung việc bơm keo để đảm bảo hiệu suất chống thấm tốt nhất.
- Bước 3: Để đảm bảo chống thấm nhà vệ sinh lâu dài cần kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng kịp thời khắc phục nếu tiếp tục xảy ra tình trạng thấm dột.
Dùng vật liệu polyurea
Polyurea là loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch có khả năng chịu lực và độ bền cao. Thêm vào đó nhờ đặc tính chống va đập tốt đã giúp bảo vệ sàn nhà vệ sinh khỏi thấm dột, hư hỏng do nước, bảo vệ sàn nhà vệ sinh khỏi những tác động bên ngoài.
Quy trình thực hiện chống thấm bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt, vệ sinh sạch bụi bẩn, dầu mỡ các chất cặn khác và làm khô bề mặt sàn gạch nhà vệ sinh.
- Bước 2: Dùng chổi sơn để quét một lớp primer thật đều nhằm bảo vệ bề mặt sàn, mép chân tường khỏi độ ẩm hay nứt nẻ. Đợi khô hoàn toàn lớp primer trước khi tiến hành bước kế tiếp.
- Bước 3: Thi công lớp màng chống thấm polyurea đảm bảo tạo được lớp chống thấm đều để nâng cao hiệu suất bảo vệ nhà vệ sinh khỏi thấm dột.
- Bước 4: Sau khi lớp màng chống thấm hoàn toàn khô trong khoảng 24 giờ sẽ tiến hành lát gạch và lắp lại các thiết bị nhà vệ sinh.
Chống thấm polyurea có độ bền cao và chịu lực tốt rất phù hợp với nhà vệ sinh.
Dùng keo chống thấm mạch gạch nhà vệ sinh
Phương pháp này tập trung vào độ kết dính của keo thấm đều vào mạch gạch để chống thấm dột và bong tróc. Đây là phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch đơn giản, dễ làm và chi phí thấp hiệu quả cao.
Quy trình thực hiện bao gồm:
- Bước 1: Loại bỏ lớp keo cũ, vệ sinh khe mạch gạch trước thi công nhằm tạo kết dính tốt nhất.
- Bước 2: Sử dụng loại keo chống thấm mạch gạch chất lượng tốt, đảm bảo chống nứt và có độ bám dính cao. Trộn pha bột keo theo tỷ lệ của nhà sản xuất đưa ra.
- Bước 3: Sử dụng chổi, hoặc dụng cụ chuyên dụng để thoa đều, lấp đầy lớp keo chống thấm vào khe mạch gạch.
- Bước 4: Khi lớp keo chống thấm đã khô hoàn toàn, lau sạch bụi bẩn, khe mạch gạch để hoàn thiện quá trình và đưa vào sử dụng.
Màng chống thấm đa lớp
Chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch bằng cách sử dụng hệ thống màng chống thấm đa lớp được lựa chọn tối ưu bởi đây là phương pháp tiên tiến hiện nay. Màng chống thấm này sẽ ngăn chặn không cho nước, độ ẩm xâm nhập vào bên trong nhà vệ sinh. Đây là màng đa lớp bền vững, linh hoạt, giúp bảo vệ sàn nhà vệ sinh, che phủ các vết nứt trong thời gian dài.
Quy trình thực hiện bao gồm:
- Bước 1: Kiểm tra, vệ sinh bề mặt, nếu lớp ron hiện tại đã bị bong ra hoặc hỏng hóc cần loại bỏ chúng để tạo lớp màng mới chống thấm.
- Bước 2: Lựa chọn màng chống thấm đa lớp từ thương hiệu uy tín, chất lượng cao, tiến hành cắt màng chống thấm theo hình dạng và kích thước mạch gạch. Điều này giúp tạo ra lớp màng chống thấm che phủ toàn bộ khu vực nhà vệ sinh một cách chính xác.
- Bước 3: Lắp đặt màng chống thấm đa lớp này lên mạch gạch một cách chính xác và che phủ toàn bộ mạch.Cần để khô hoàn toàn sau đó kiểm tra lại để đảm bảo không có vết nứt hoặc khe hở nào khác.
- Bước 4: Tiến hành lắp đặt lại các thiết bị nhà vệ sinh như nắp thoát sàn, bồn cầu, bồn rửa… hoàn thiện công trình và sử dụng.
Sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch bằng sơn chống thấm sẽ tạo ra lớp chắn trên bề mặt chống thấm dễ dàng và hiệu quả. Sơn chống thấm cũng có ưu điểm là dễ dàng vệ sinh, bảo trì, ngoài ra các loại sơn chất lượng cao còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà vệ sinh.
Quy trình thực hiện bao gồm:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt, loại bỏ mọi vết bẩn, ố vàng ẩm mốc, dầu mỡ giúp sơn bám chặt hơn và tăng hiệu suất chống thấm.
- Bước 2: Pha trộn sơn theo tỷ lệ được hướng dẫn, sau đó dùng cọ hoặc lăn để phủ đều sơn trên toàn bộ bề mặt nhà vệ sinh. Lớp đầu tiên hãy sơn mỏng và đồng đều, chờ cho lớp sơn đầu tiên khô hoàn toàn rồi mới tiến hành sơn lớp thứ hai để gia tăng hiệu quả chống thấm.
- Bước 3: Sau khi sơn chống thấm cần để sơn khô hoàn toàn rồi mới đưa vào sử dụng nhà vệ sinh.
Thi công với đầy đủ các bước giúp chống thấm nhà vệ sinh được triệt để và lâu dài.
Cần lưu ý gì khi chống thấm nhà vệ sinh mà không đục gạch?
Mỗi phương pháp hay loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh có cách sử dụng và công năng khác nhau. Do vậy, để chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch đạt hiệu quả tối đa cần chú ý một số điều dưới đây:
- Trước khi thi công chống thấm, cần tìm nắm được nguyên nhân và vị trí chống thấm cần xử lý. Nguyên nhân có thể do hệ thống đường ống dẫn nước bị hỏng, rò rỉ, nhà vệ sinh bị thấm lan từ khu vực xung quanh, lắp đặt thiết bị không đúng,…
- Lựa chọn và sử dụng các sản phẩm chống thấm nhà vệ sinh uy tín, đảm bảo chất lượng, đến từ các thương hiệu lớn. Không sử dụng keo, sơn, màng chống thấm không rõ nguồn gốc, hiệu quả chống thấm sẽ không như mong muốn.
- Việc làm sạch mặt bằng thi công rất quan trọng, vì vậy bạn cần giữ nhà vệ sinh được khô ráo, sạch sẽ, nhẵn trước khi chống thấm. Sau khi chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch cần kiểm tra kỹ và đảm bảo bề mặt khô hoàn toàn mới đi vào sử dụng. Khâu này rất quan trọng, giúp cho quá trình chống thấm lâu bền, hiệu quả triệt để.
- Hiện có nhiều đơn vị thi công chống thấm nhà vệ sinh nhưng bạn cần chọn được đội ngũ thi công có tay nghề, kỹ thuật tốt và đặc biệt làm việc có tâm, uy tín.
Trên đây là một số phương pháp chống thấm nhà vệ sinh không đục gạch dễ làm đơn giản mà lại giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Tại Siêu thị chống thấm việc thi công các hạng mục nói chung và nhà vệ sinh nói riêng được bảo hành cam kết, dùng vật liệu chính hãng, giá cả cạnh tranh hợp lý và chuyên nghiệp. Nếu có nhu cầu Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và báo giá chi tiết sớm nhất.