Vật liệu xây dựng

Bitum chống thấm là gì? Phân loại và cách thi công

bitum chong tham la gi

Bitum chống thấm là gì, được phân loại như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây của Siêu thị chống thấm nhé.

Bitum chống thấm là gì? Phân loại bitum chống thấm

Bitum chống thấm là vật liệu chống thấm gốc bitum được sản xuất từ nguyên liệu là bitum, ứng dụng trong ngành chống thấm dưới nhiều hình thức khác nhau. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bitum chống thấm khác nhau, chúng được phân loại như sau:

  • Bitum nhũ tương: Là bitumen polymer cao cấp, 1 thành phần dùng để chống thấm và bảo vệ bê tông. 
  • Dạng màng: Là bitum được gia cố thêm các lớp sợi hoặc lưới để tăng khả năng chịu lực, tính dẻo dai và đàn hồi. Màng bitum có hai loại, màng khò nóng, thi công bằng phương pháp khò chảy tấm màng và màng tự dính, có thể dán trực tiếp lên bề mặt. Màng chống thấm bitum cũng có nhiều độ dày khác nhau từ 1mm – 5mm. 
Bitum chống thấm là gì

Bitum chống thấm là gì

Ngoài ra còn có nhiều loại bitum khác như bitum nhựa đường, băng keo bitum cũng được ứng dụng trong chống thấm và sửa chữa các công trình. 

Phương pháp thi công bitum chống thấm là gì?

Mỗi dạng vật liệu bitum sẽ có cách thi công khác nhau, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình thi công một số loại vật liệu bitum chống thấm phổ biến nhất.

Màng khò nóngmàng tự dính sẽ có phương pháp thi công khác nhau, quy trình cụ thể như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt. 

Bề mặt thi công cần được mài phẳng, làm sạch, xử lý hết các vết nứt và đảm bảo khô ráo trước khi bắt đầu thi công. 

Bước 2: Quét lót

Vật liệu lót đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng khả năng bám dính của tấm màng cũng như củng cố khả năng chống thấm của vật liệu. Vật liệu lót được dùng trong thi công màng cũng có gốc bitum. 

Bước 3: Thi công màng

Đối với màng khò nóng, sử dụng khò nhiệt để khò cho phần dưới của tấm màng chảy ra rồi dán xuống bề mặt đã thi công lót trước đó. Còn đối với màng tự dính thì thợ thi công sẽ bóc tấm nilon dán bên dưới tấm màng để dán xuống bề mặt. 

Cả hai loại màng đều yêu cầu thợ thi công cẩn trọng khéo léo, đặc biệt là các khu vực trọng yếu như cổ ống, góc chân tường, vị trí tiếp giáp giữa 2 tấm màng cần được xử lý tốt để ngăn ngừa tình trạng nước thấm qua làm hỏng lớp chống thấm. 

Thi công chống thấm bitum hệ nước

Giống với màng chống thấm, bề mặt chống thấm cần được làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn, rêu mốc. Các vết nứt cần xử lý trám vá trước khi thi công chống thấm.

Sau đó là thi công lớp lót và thi công lớp chống thấm sL có thể sử dụng con lăn hoặc máy phun. Cần đảm bảo thi công đồng đều, phủ kín hoàn toàn, dày và không còn lỗ kim.

Hiệu quả tốt nhất là thi công tối thiểu từ 2 – 3 lớp chống thấm, nhưng lưu ý cần phải đợi lớp trước khô trong khoảng 4 – 6 tiếng rồi mới thi công lớp tiếp theo. 

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bitum chống thấm là gì? Các phân loại của bitum như bitum nhựa đường, keo bitum, bitum quấn ống và các vật liệu khác. Bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc giá bitum chống thấm hãy liên hệ đến hotline 0904 093 533 hoặc fanpage để được tư vấn hỗ trợ.

Bài viết liên quan:

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

MỌI NGƯỜI CŨNG TÌM KIẾM: