Tin tức

Cách chống thấm cho tường: Giải pháp đơn giản, chống thấm triệt để

Cách chống thấm cho tường mới tiết kiệm và hiệu quả

Vào mùa mưa, tình trạng tường thấm nước xuất hiện trong các nhà phố, chung cư, thậm chí là những căn nhà cao cấp. Nhà mới xây nhưng tường đã bắt đầu có dấu hiệu ngấm nước, các mảng tường loang lổ, khi mưa có hiện tượng thấm dột nhẹ. Điều này khiến gia chủ vô cùng đau đầu. Dưới đây là một số cách chống thấm cho tường đơn giản và hiệu quả để bạn đọc tham khảo.

Cách chống thấm cho tường nhà cũ

Những ảnh hưởng xấu của việc thấm dột vào bên trong nhà là không hề nhỏ, do đó, tường nhà cũng cũng được thi công chống thấm rất phổ biến. Khi chống thấm cho tường cũ, bạn thực hiện theo quy trình sau:

  • Cạo bỏ lớp sơn và rong rêu trên tường, vệ sinh sạch sẽ khu vực cần chống thấm
  • Tìm và xác định vị trí nứt hở trên tường để xử lý chống thấm
  • Dùng hồ vữa trám khe nứt, kẻ hở lại
  • Dùng vật liệu chống thấm dạng dung dịch phủ lên 1 đến 2 lớp để đảm bảo hiệu quả chống thấm hiệu quả.

Cách chống thấm cho tường nhà mới xây

Chống thấm cho tường nhà mới xây sẽ cho hiệu quả cao hơn so với tường nhà cũ. Do đó, nhà mới xây xong là thời điểm hợp lý nhất để thực hiện chống thấm. Tường mới xây khô xong được tô trát, đánh bóng làm sạch. Sau đó dùng vật liệu chống thấm tường ngoài trời để phủ lên. 

Cách chống thấm cho tường mới tiết kiệm và hiệu quả

Cách chống thấm cho tường mới tiết kiệm và hiệu quả

Các loại vật liệu chống thấm tường ngoài trời có ưu điểm như chống nước tuyệt vời, tính đàn hồi cao, dễ thi công, tuổi thọ cao, kháng tia UV và đặc biệt là giá thành hợp lý. Việc chống thấm tường nên thực hiện cả tường trong lẫn tường ngoài để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách chống thấm cho tường nhà bị rạn, nứt

Tường bị rạn nứt là điều kiện thuận lợi để nước ngấm vào nhà gây thấm dột. Chống thấm cho tường nhà bị rạn nứt là điều nhiều người quan tâm hiện nay. Với những vết nứt nhỏ, bạn có thể sử dụng keo chống thấm để trám các vị trí đó lại. 

Còn với những vết rạn nứt lớn trên tường, việc chống thấm cần thực hiện kỹ càng theo trình tự sau:

Cách chống thấm khe tiếp giáp tường nhà liền kề

Tại các thành phố lớn, mật độ dân cư cao nên những ngôi nhà liền kề rất nhiều. Những khoảng trống giữa hai ngôi nhà liền kề là điều kiện lý tưởng để nước len lỏi, ngấm vào. Với cách chống thấm này có 3 giải pháp thi công:

Chống thấm khe tiếp giáp bằng tấm tôn

Khe hở giữa 2 tường nhà liền kề nhỏ, nước mưa theo đó ngấm vào lâu ngày sẽ gây ra tình trạng thấm nước mưa vào trong. Cách khắc phục là cắt các tấm tôn ốp vào, dùng đinh cố định vị trí và bắn keo silicon giữa tường và lớp tôn để khi trời mưa, nước mưa sẽ theo máng tôn chảy ra ngoài. Cách làm này đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc chống thấm tường nhà liền kề.

Cách chống thấm cho tường bằng tôn

Cách chống thấm cho tường bằng tôn

Cách chống thấm cho tường nhà liền kề ngay khi bắt đầu xây

So với các phương pháp khác, phương pháp này đảm bảo chống thấm tối ưu, an toàn và lâu dài nhất. Trong quá trình thi công, ở vị trí phần tiếp giá nên sử dụng gạch đặc. Độ dày tường tiếp giáp yêu cầu ít nhất 220mm để đảm bảo ngăn thấm dột tường từ ngoài vào.

Sau khi xây dựng và trát lớp ngoài xang, bạn có thể dùng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho tường bên ngoài. Trường hợp này, phổ biến nhất là dùng các loại sơn chống thấm pha xi măng, hóa chất chống thấm,…

Chống thấm ngược cho tường liền kề

Cách chống thấm cho tường này được xem là chống cháy vì chi phí thi công cao, hiệu quả về lâu dài cũng không bằng các phương pháp trên. Tuy nhiên, cũng là biện pháp chống thấm tường bạn nên lưu tâm vì nó sẽ rất hữu hiệu khi bạn không thể thi công chống thấm ngay từ đầu đối với hai tường nhà liền kề.

  • Chống thấm ngược cho nhà mới: trường hợp này sẽ thực hiện khi xây hoàn thành lớp gạch. Lúc này thay vì tiến hành trát tường trước sẽ tiến hành chống thấm ngược trước.
  • Chống thấm ngược cho nhà cũ: loại bỏ phần vữa tường phía trong rồi tiến hành chống thấm ngược và trát lại.

Các bước thực hiện như sau:

  • Tạo chất kết nối bằng phụ gia chống thấm chuyên dụng
  • Phun hỗn hợp chống thấm dạng tinh thể lên bề mặt, phun 2 lớp và mỗi lớp cách nhau khoảng 4-5 giờ
  • Đợi 2-3 ngày cho lớp chống thấm khô rồi tiến hành phun nước kiểm tra hiệu quả chống thấm.
  • Cuối cùng thực hiện trát vữa tường hoàn thiện và sơn tường nhà như bình thường.

Chống thấm chân tường nhà

Có nhiều nguyên nhân khiến chân tường bị thấm. Để thực hiện chống thấm trong trường hợp này có 2 cách đó là:

Cách chống thấm cho tường phía trong nhà

Các công trình xây dựng, nhà ở hay tòa văn phòng, chung cư sau khi đi vào sử dụng một thời gian dễ xảy ra hiện tượng thấm dột, ẩm mốc do quá trình chống thấm có vấn đề. Nguyên nhân có thể là do:

  • Nước thấm vào tường bị rạn nứt hoặc vật liệu kém chất lượng gây thấm vào bên trong
  • Thấm nước mưa do tường ngoài chống thấm không kỹ, nhất là các đoạn khe tiếp giáp… 

Cách chống thấm cho tường trong nhà bằng Neopress Crystal

Cách chống thấm cho tường trong nhà bằng Neopress Crystal

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt phải ổn định, sạch, không có bụi, dầu, mỡ, rong rêu hoặc bất kỳ chất làm giảm độ bám dính, phẳng và mịn nhất có thể.
  • Lớp nền chuẩn bị bằng biện pháp cơ học thích hợp (ví dụ: mài, phun nước, phun cát, vv) để làm phẳng các điểm gồ ghề, mở các lỗ xốp, đạt độ bám dính tối ưu.
  • Các lớp phủ cũ và vật liệu vụn rời phải loại bỏ hoàn toàn bằng cách chải hoặc dùng máy chà nhám và máy hút bụi hút cao áp.

Bước 2: Làm ẩm và quét lót bề mặt

  • Vật liệu gốc xi măng ưa ẩm nên bề mặt sẽ cần phải được làm ẩm kỹ trước khi thi công. Tuy nhiên, cần lưu ý không để đọng nước. 
  • Sử dụng vật liệu lót nhũ tương để giúp tăng độ liên kết với bề mặt bê tông.

Bước 3: Thi công

  • Trộn vật liệu theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  • Để nghỉ 1 – 2 phút trước khi thi công lớp đầu.
  • Ngay sau khi lớp đầu tiên vừa đông cứng và được thấm ẩm bằng nước, thi công lớp thứ hai theo phương thẳng đứng hoặc khác hướng với hướng thi công trước đó.
  • Sau khi thi công lớp cuối, bảo vệ hệ thống chống thấm khỏi các điều kiện thời tiết bên ngoài trong thời gian 3-5 ngày.

Cách chống thấm cho tường ngoài trời

Chống thấm ngay từ ban đầu, từ bên ngoài sẽ bảo vệ kết cấu của tường nhà được tốt hơn, giảm bớt tác hại từ bên ngoài lên bề mặt tường. Lợi ích khi chống thấm tường từ bên ngoài:

  • Ngăn nước xâm nhập qua kẽ hở tường
  • Vừa chống thấm vừa tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
  • Phòng chống nấm mốc và rêu phát triển
  • Làm giảm nguy cơ hư hỏng các thiết bị nằm phía trong tường và những đồ đạc đặt gần tường.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Làm sạch bụi bẩn để tạo độ bám tốt nhất cho vật liệu chống thấm và bề mặt.
  • Làm phẳng bề mặt thi công, vá kỹ những vị trí bị rỗ nếu có.
  • Đối với vết nứt lớn phải trám lại bằng vữa có sử dụng phụ gia chống thấm.
  • Tạo độ ẩm bề mặt trước khi thi công theo tiêu chuẩn dưới 16%.

Bước 2: Thi công

  • Sử dụng vật liệu chống thấm ngoài trời như Silatex Super, Revinex Elastic, Silatex Reflect… Thực hiện đúng quy trình ghi rõ trên bao bì.

Trên đây là tổng hợp các cách chống thấm cho tường đơn giản mà tính hiệu quả cao. Siêu thị chống thấm cung cấp dịch vụ chống thấm trọn gói, cam kết chất lượng và giá cả. Liên hệ 0904 093 533 hoặc fanpage Chống thấm Việt Thái để được giải đáp chi tiết.

0/5 (0 Reviews)