Tin tức

Bật mí 2 cách chống thấm tầng hầm phổ biến

Thi công chống thấm hầm bằng Revinex Flex System

Tầng hầm nằm ở vị trí đặc biệt, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên nếu không chú ý sẽ rất dễ bị thấm. Thấm dột ở tầng hầm không chỉ gây mất thẩm mỹ, hư hại vật dụng, hàng hóa đặt ở tầng hầm mà còn làm yếu dần kết cấu công trình. Dưới đây là 2 cách chống thấm tầng hầm phổ biến, cho hiệu quả cao mà bạn nên tham khảo cho công trình của mình.

Cách chống thấm tầng hầm ngay khi thi công

Theo các chuyên gia đến từ Siêu thị chống thấm, kỹ thuật chống thấm nếu được thực hiện ngay từ đầu cho công trình sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

  • Về mặt xây dựng: Vật liệu chống thấm giúp gia tăng độ kiên cố và tính bền vững. Với công trình mới, chưa bị tác hại của thời tiết, khí hậu làm thay đổi bề mặt, kỹ thuật chống thấm sẽ đạt hiệu quả hơn từ đó hạn chế tối đa tác hại của thấm dột ảnh hưởng tới công trình.

Cách chống thấm tầng hầm từ khi xây dựng sẽ tiết kiệm hơn

Cách chống thấm tầng hầm từ khi xây dựng sẽ tiết kiệm hơn

  • Về mặt thẩm mỹ: Chống thấm từ đầu sẽ bảo vệ vẻ đẹp cho công trình như thuở sơ khai sau nhiều năm sử dụng. Tạm biệt những lo lắng, trăn trở về rêu mốc ẩm ướt hay tường hoen ố vàng.
  • Về yếu tố an toàn: Chúng ta đều biết, công trình xây dựng bị thấm dột sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng, nhẹ thì ẩm mốc, hư hại vật dụng, hàng hoá bên trong, nặng hơn là sự thay đổi kết cấu xây dựng khiến vách hầm bị nứt, nguy cơ sụt lún cao cực kỳ nguy hiểm cho con người. Do đó, việc chống thấm ngay từ đầu sẽ khắc phục tối đa các sự cố hư hỏng trên.
  • Về mặt tài chính: Chi phí đầu tư chống thấm ngay từ đầu sẽ thấp hơn nhiều so với việc phải bỏ chi phí tu bổ và sửa chữa khi bị thấm dột.

Đối với cách chống thấm tầng hầm này, vật liệu được khuyên dùng nhiều nhất là Neopress Crystal. Vật liệu này có gốc xi măng, ưu điểm nổi bật là: 

  • Độ bám dính cao, dễ dàng thích nghi với các bề mặt vật liệu phổ biến như gạch, bê tông, xi măng hay khảm
  • Neopress Crystal thẩm thấu và phản ứng với độ ẩm để tạo ra tinh thể không hòa tan, từ đó bít kín lỗ rỗ trên bề mặt ngang, đảm bảo kín nước tuyệt đối. 
  • Có thể chống lại áp suất thủy tĩnh dương và âm, giúp kết liền các lỗ hổng hay vết nứt. 

Cách chống thấm tầng hầm bằng Neopress Crystal như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Dùng búa băm, đục để băm đục sạch lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa. Mài phẳng toàn bộ bề mặt cần chống thấm để làm bong hết tạp chất, bụi bẩn còn sót
  • Cuối cùng là dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần chống thấm.

Bước 2: Thi công chống thấm tầng hầm từ bên trong

  • Cho 25kg Neopress Crystal vào 7-7,5 kg nước, dùng máy khuấy tốc độ chậm trộn đến khi hỗn hợp nhuyễn đều, sánh mịn  và không còn vón cục. 
  • Thi công bằng cọ hoặc máy phun lên bề mặt đã làm ẩm, thi công 2 lớp theo chiều vuông góc nhau. Lớp sau thi công sau khi lớp đầu đã khô mặt nhưng chưa cứng hoàn toàn.

Bước 3: Phủ lớp vữa bảo vệ chống thấm

Sau khi lớp chống thấm khô hoàn toàn, tiến hành phủ lớp vữa bảo vệ lên trên là hoàn thiện công tác thi công chống thấm. 

Cách chống thấm tầng hầm sau thi công hoàn thiện

Tầng hầm cũ đi sau một thời gian, nếu khi xây không được chống thấm hiệu quả sẽ bị nứt, nấm mốc. Điều này vừa không an toàn lại mất đi mỹ quan. Do đó, những tầng hầm sau thời gian sử dụng, nếu bị nứt, hạn hay thấm nước cần xử lý khắc phục ngay.

Với công trình đã cũ, cách chống thấm tầng hầm sử dụng chủ yếu là màng chống thấm tự dính Lemax và Revinex Flex System. 

Chống thấm bằng vật liệu chuyên dụng để có hiệu quả tốt nhất

Chống thấm bằng vật liệu chuyên dụng để có hiệu quả tốt nhất

  • Màng chống thấm tự dính Lemax: Được cấu tạo bởi các tầng màng SBS có độ dính dày đặc giữa các chất cao su, độ đàn hồi cao kết hợp cát và nhựa đường. Với loại màng này, có thể dán trực tiếp trên lớp primer mà không cần sử dụng nhiệt.
  • Revinex Flex System: vật liệu chống thấm gốc xi măng, bám dính tốt và đàn hồi tốt. Tương thích với hầu hết các chất nền xây dựng, như bê tông, đá, gốm sứ và gạch.

Cách chống thấm tầng hầm cũ bằng màng tự dính Lemax

Do không cần dùng nhiệt nên thi công màng tự dính Lemax khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả chống thấm cũng như độ bền cho công trình về sau, tốt nhất bạn nên tuân thủ quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt cần làm sạch các tạp chất.
  • Tất cả các vết lồi lõm, khuyết tật trên bề mặt, kết cấu không đặc chắc, bê tông bở phải loại bỏ và sửa chữa bằng vữa xi măng trộn Revinex.

Bước 2: Thi công lót

  • Dùng sơn lót Lemax SB Primer với định mức 0,2L/m2 để tăng độ bám dính cho lớp màng và bê tông tốt hơn. 

Bước 3: Tiến hành thi công

  • Bắt đầu dán từ điểm hoặc rãnh thấp nhất. Phần dư tại các tấm màng dùng để dán các tấm chồng lên nhau theo thứ tự, tấm sau gối lên tấm trước đó.
  • Bắt đầu thi công bằng cách trải cuộn màng chống thấm tự dính và căn chỉnh theo các đường nối cạnh.
  • Tháo nửa cuộn và đứng bên phần cuộn đã trải để ngăn cuộn di chuyển.  Phần chồng mí ít nhất ở cạnh tấm là 70mm và cuối tấm là 100mm.

Cách chống thấm tầng hầm cũ bằng Revinex Flex System

Trước khi tiến hành chống thấm cho tầng hầm bằng Revinex Flex System cần kiểm tra dự báo thời tiết. Điều kiện đảm bảo thi công là không có mưa trong vòng 3-5 ngày.

Thi công chống thấm hầm bằng Revinex Flex System

Thi công chống thấm hầm bằng Revinex Flex System

Bước 1: Chuẩn bị

  • Bề mặt cần làm sạch, không còn các thành phần dễ bong tróc, ôi nhiễm và dầu mỡ
  • Đảm bảo bề mặt khô hoàn toàn, không để đọng nước trước khi thi công
  • Nếu bề mặt có vết nứt, dùng keo Neotex PU Joint để xử lý

Bước 2: Trộn vật liệu

  • Cho Revinex Flex System vào thùng và dùng máy khuấy tốc độ chậm, đánh trong khoảng 3 đến 5 phút cho đến khi dung dịch đồng đều, không còn vón cục
  • Để vật liệu nghỉ trong vòng 3 phút rồi lại tiếp tục khuấy và thi công.

Bước 3: Thi công

  • Dùng máy phun hoặc con lăn để thi công lớp thứ nhất với định mức là 1 – 1,5kg/m2/lớp.
  • Tiếp đến, thi công gia cố lưới thủy tinh Gavazzi. Lưới thủy tinh cần dán giữa hai lớp, khi lớp thứ nhất còn ướt để gia cường chống chịu xé tốt nhất.
  • Để lớp vật liệu thứ nhất khô se bề mặt rồi sẽ tiến hành thi công lớp thứ 2 với định mức 1 – 1,5kg/m2/lớp.

Lưu ý với cách chống thấm tầng hầm này như sau:

  • Bề mặt xi măng cần được làm ẩm đều bằng nước trước khi áp dụng hệ thống chống thấm.
  • Có thể sử dụng dung dịch co-polymer Revinex pha loãng với nước để tiến hành xử lý bề mặt bằng cách lăn lên bề mặt.
  • Hỗn hợp Revinex Flex System được tạo bằng cách thêm dần bột thành phần A vào lượng lỏng thành phần B, khuấy đều cho đến khi không còn cục bột.
  • Độ dày mỗi lớp không nên vượt quá 1mm để đảm bảo đông kết tốt.
  • Sau khi thi công lớp chống thấm cuối cùng, nên bảo vệ hệ thống chống thấm khỏi điều kiện thời tiết bên ngoài (ánh nắng trực tiếp, gió, mưa, giá rét) trong khoảng thời gian 3-5 ngày để đảm bảo cách chống thấm tầng hầm được hiệu quả.

Chống thấm là công việc cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn công trình của mình được bền đẹp. Dù là sử dụng vật liệu chống thấm nào cũng cần đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thi công đúng kỹ thuật. Liên hệ Hotline: 0904.093.533 để được chuyên gia Siêu thị chống thấm tư vấn chi tiết về cách chống thấm tầng hầm.

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

MỌI NGƯỜI CŨNG TÌM KIẾM: