Tư vấn khách hàng, Giải pháp chống thấm, Tin tức

Bảng giá vật liệu chống thấm polyurethane bán chạy nhất hiện nay

Thi công chống thấm bằng vật liệu gốc polyurethane gồm 4 bước cơ bản

Chống thấm polyurethane là dòng vật liệu chống thấm luôn được lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế, chủ đầu tư và nhà thầu thi công trong những năm gần đây. Vậy cụ thể chống thấm polyurethane là gì? Ưu điểm cụ thể như thế nào? Giá chính xác của các dòng. Mời bạn đọc cùng xem bài viết để có lời giải đáp chi tiết. 

Chống thấm polyurethane là gì? Chống thấm polyurethane có tốt không?

Để biết chống thấm polyurethane có tốt không?, trước tiên cùng tìm hiểu khái niệm chống thấm polyurethane. Sơn chống thấm Polyurethane hay còn gọi là chống thấm polyurethane, sơn chống thấm PU. 

Polyurethane (PU) là hợp chất polymer hình thành qua phản ứng giữa isocyanate với polyol, cấu tạo từ các đơn vị hữu cơ kết nối với nhau qua liên kết carbamate (urethane). Polymer sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, nhất là độ bền và khả năng đàn hồi.

Keo chống thấm polyurethane có nhiều tính năng vượt trội

Keo chống thấm polyurethane có nhiều tính năng vượt trội

Đặc điểm và ứng dụng của chống thấm polyurethane

Chống thấm PU 1 thành phần sở hữu những đặc điểm riêng biệt như:

  • Có khả năng co giãn tốt nhờ lớp màng mang tính đàn hội, thích nghi tốt trong điều kiện mặt giãn nở nhiệt, nứt vỡ cấu trúc công trình
  • Độ bám dính cao trên các chất liệu đang dạng như gạch, đá, vữa, hồ…
  • Không bị tác động từ các yếu tố thời tiết.

Chống thấm polyurethane co giãn tốt nhờ lớp màng đàn hồi

Chống thấm polyurethane co giãn tốt nhờ lớp màng đàn hồi

Polyurethane thường hình thành bằng phản ứng isocyanate với polyol. Kết hợp với công nghệ để tạo ra các sản phẩm với ứng dụng đa dạng trong thực tế như: vật liệu chống thấm bọt, tấm cách nhiệt xốp cứng, các tấm đệm, lốp xe đàn hồi, chất kết dính hiệu suất cao, lớp phủ bề mặt, chất trám, sợi tổng hợp, lớp lót thảm, các bộ phận làm bằng nhựa cứng và ống mềm…

Vật liệu chống thấm polyurethane ứng dụng:

  • Bể bơi, bể chứa nước, xử lý nước thải.
  • Sàn khu vực thể thể thao, sàn nhà bóng…
  • Sàn nhà vệ sinh, nhà tắm, cầu thang máy, sân thượng, ban công…

Nên dùng chống thấm polyurethane cho những vị trí nào?

Chống thấm gồm chống thấm tường ngoài và chống thấm tường trong (hay còn gọi Chống thấm thuận và chống thấm ngược). Tùy từng vị trí mà quy trình chống thấm sẽ có sự khác biệt nhất định. Cụ thể đó là:

Chống thấm bên ngoài 

Chống thấm bên ngoài còn có tên gọi khác là chống thấm lộ thiên. Khi áp dụng phương pháp này, đầu tiên cần sử dụng lớp bảo vệ bề mặt (còn gọi là lớp lót bảo vệ chuyên dụng).

Sau khi lớp bảo vệ khô mới sơn lớp chống thấm Polyurethane lên trên. Phương pháp này nhằm nâng cao tính bảo vệ bề mặt trước những tác động khó lường từ môi trường, thời tiết.

Chống thấm lộ thiên thường dùng sản phẩm chống thấm PU do có độ bền cao, có khả năng kháng tia UV và chịu được sốc nhiệt (nhiệt độ thay đổi lớn trong một thời gian ngắn). Các ứng dụng cụ thể như: bể bơi ngoài trời, sản mái, tầng thượng, mái kho bãi, nhà xưởng…

Chống thấm polyurethane dùng cho cả công trình lộ thiên và không lộ thiên

Chống thấm polyurethane dùng cho cả công trình lộ thiên và không lộ thiên

Chống thấm không lộ thiên

Chống thấm không lộ thiên còn hay được gọi là chống thấm cán phủ hoặc chống thấm phủ bảo vệ. Tức là sau khi quét chống thấm người ta sẽ cán phủ một lớp bảo vệ lên trên, có thể là vữa hoặc gạch lát.

Phương pháp này áp dụng cho những khu vực không lộ thiên như:

  • Tầng hầm, mái bên trong nhà, tường trong nhà, sàn nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng bếp…
  • Mái có lát gạch, mái bằng, mái hiên, ban công…
  • Phòng ẩm ướt, bồn trồng các loại cây…

Ưu, nhược điểm của chất chống thấm polyurethane

Với sự phổ biến của polyurethane, chúng ta dễ dàng bắt gặp các công trình chống thấm PU như nhà máy, chung cư, nhà ở dân dụng,… Trước khi cân nhắc việc lựa chọn vật liệu này, cùng điểm qua một số ưu và nhược điểm của nó dưới đây:

Ưu điểm

Sở dĩ, keo chống thấm polyurethane được ưa chuộng nhiều đến vậy là do sở hữu những ưu điểm vượt trội gồm:

  • Khả năng chống thấm tốt: chất chống thấm gốc PU được coi là vật liệu trơ với nước và hơi ẩm, do vậy nước mưa hay hơi nước trong không khí sẽ không thể đi qua. Nếu được thi công đúng quy trình, sản phẩm hoàn toàn có thể đảm bảo hiệu quả chống thấm dài lâu.

Nước và hơi ẩm không thể đi qua lớp chống thấm polyurethane

Nước và hơi ẩm không thể đi qua lớp chống thấm polyurethane

    • Độ bám dính cao: khả năng bám dính của vật liệu chống thấm polyurethane lên các bề mặt xây dựng là rất cao, đặc biệt là bề mặt bê tông. Nhờ vậy, tình trạng nứt gãy, bong tróc lớp chống thấm qua thời gian hay bị tác động bởi thời tiết rất ít khi xảy ra.
    • Khả năng kháng UV và chịu nhiệt tốt: Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình, nóng ẩm và mưa nhiều. Biên độ nhiệt ghi nhận được rất cao. Do vậy, khả năng kháng UV và chịu nhiệt của lớp phủ chống thấm cần được quan tâm. Và sản phẩm chống thấm gốc PU hoàn toàn có thể đảm bảo được yêu cầu này.
  • Cường độ cơ học cao: Các vật liệu PU đều có khả năng đàn hồi tốt, độ giãn dài có thể lên tới 500% để đảm bảo lớp chống thấm dột không nứt khi xảy ra hiện tượng co giãn do nhiệt độ hoặc các tác động khác. Vật liệu còn phục vụ nhu cầu chống thấm cho các bề mặt lộ thiên có thể đi lại.
  • Thi công đơn giản: với các sản phẩm chống thấm polyurethane 1 thành phần và 2 thành phần đều có quy trình thi công khá đơn giản, không yêu cầu máy móc phức tạp, thời gian thi công cũng nhanh chóng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời đó thì dòng sơn này cũng có một vài hạn chế như:

  • Giá thành cao hơn so với nhiều loại vật liệu chống thấm khác
  • Khi thi công yêu cầu việc xử lý bề mặt cao, bề mặt phải được xử lý kỹ và đạt tiêu chuẩn về độ ẩm. Nếu bước này không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lớp chống thấm.

Phân loại vật liệu chống thấm polyurethane

Thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chống thấm, sơn chống thấm gốc PU, tuy nhiên, người ta phân chia nó thành 2 loại chính:

  • Sơn chống thấm 1 thành phần: hợp chất được tổng hợp sẵn trong một đơn vị thành phẩm, chỉ cần mở nắp và thi sử dụng. Khi gặp không khí bên ngoài, hợp chất sẽ phản ứng và lưu hóa.
  • Sơn chống thấm 2 thành phần: được chứa đựng trong 2 đơn vị riêng biệt; khi thi công cần trộn lẫn 2 hợp chất này với nhau theo tỷ lệ của nhà sản xuất hướng dẫn để tạo phản ứng đóng rắn bằng liên kết hóa học.

Quy trình thi công chống thấm polyurethane

So với sản phẩm chống thấm gốc bitum như màng tự dính, màng khò nóng thì thi công chống thấm polyurethane dễ dàng hơn rất nhiều. Có thể sử dụng chổi quét, con lăn hoặc máy phun, tương tự như với sơn nước để thi công.

Cụ thể các bước như sau:

Thi công chống thấm bằng vật liệu gốc polyurethane gồm 4 bước cơ bản

Thi công chống thấm bằng vật liệu gốc polyurethane gồm 4 bước cơ bản

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt thi công phải bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ, không chứa bụi bẩn hay các thành phần gây bong tróc như dầu mỡ. 
  • Bề mặt đảm bảo khô ráo, độ ẩm đạt dưới 4% mới được thi công. Không thi công khi dự báo có mưa trong vòng 48h.
  • Trám bít các lỗ hổng và vết nứt lớn nhỏ.

Bước 2: Quét lớp lót

Vai trò của lớp lót là gia tăng khả năng bám dính giữa lớp chống thấm PU với bề mặt công trình. Thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm lót với các định lượng khác nhau, bạn cần tuân thủ đúng theo định mức nhà sản xuất đưa ra, căn cứ thời gian lót để lớp lót có đủ thời gian để khô trước khi tiến hành quét lớp chống thấm.

Bước 3: Khuấy trộn vật liệu

Khi vật liệu còn trong thùng, bạn thực hiện khuấy trộn bằng máy khuấy chuyên dụng trong vòng 2 – 3 phút, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 4: Thực hiện quét lớp chống thấm

Sau khi lớp lót khô, tiến hành quét lớp chống thấm PU thứ nhất. Chờ cho lớp thứ nhất khô rồi quét đến lớp thứ hai theo chiều vuông góc với lớp đầu.

Bảng giá chống thấm polyurethane

Ngoài các đặc tính thì giá chống thấm polyurethane cũng là điều chủ đầu tư quan tâm. Giá sản phẩm chống thấm gốc PU có chênh lệch nhiều so với các gốc vật liệu khác hay không? 

Một số sản phẩm chống thấm polyurethane phổ biến

Một số sản phẩm chống thấm polyurethane phổ biến

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều nhãn hiệu chống thấm PU nên các sản phẩm chống thấm  gốc polyurethane cũng đa dạng với nhiều mức giá khác nhau. Quý khách có thể tham khảo bảng báo giá chống thấm polyurethane tại Siêu thị chống thấm dưới đây: 

STT

Tên sản phẩm

Giá 1 thùng (VND)

Định mức

Đơn giá/m2

1

Neoproof

2.106.000

0.7-1.1kg/m2

162.000

2

Neoproof PU360 (Đen) 13kg/thùng

2.171.000

1-1.2kg/m2

167.000 

3

Neoproof PU360 (Trắng) 13kg/thùng

2.275.000

1-1.2kg/m2

175.000

4

Neoproof PU W 13kg/thùng

2.327.000

1-1.2kg/m2

179.000

5

Neoproof 360W 12kg/thùng

2.244.000

1kg/m2

187.000

6

Neoproof PU360 (Xanh lá) 13kg/thùng

2.665.000

1.2-1.8kg/m2

205.000

7

Neoproof PU Fiber 13kg/thùng

2.366.000

1.2-1.4kg/m2

218.400

 

Đơn vị cung cấp vật liệu chống thấm polyurethane chính hãng

Trong thời gian gần đây, chống thấm polyurethane đang rất được ưa chuộng, chính vì vậy, thị trường xuất hiện nhiều đơn vị sản xuất cũng như phân phối loại vật liệu này. Để mua được những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu chống thấm, chủ đầu tư cần chọn cho mình đơn vị cung cấp uy tín.

Sieuthichongtham.com.vn là chuỗi siêu thị vật liệu chống thấm và phụ gia xây dựng hàng đầu Việt Nam, có mặt ở khắp các tỉnh thành. Đơn vị chuyên cung các các sản phẩm chống thấm nhập khẩu từ các hãng hàng đầu trên thế giới như Neotex (Hy Lạp),  Modern (Ai Cập), Lemax, Vetroasfalto,… Riêng với vật liệu chống thấm polyurethane, đơn vị cung cấp các dòng sản phẩm đến từ Neotex – Hy Lạp, thương hiệu hàng đầu trên thế giới về hóa chất chống thấm.

Toàn bộ các dòng keo chống thấm polyurethane mà đơn vị cung cấp đều được kiểm định đạt tiêu chuẩn châu Âu, đảm bảo chất lượng cũng như ứng dụng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm trước khi xuất kho đến tay khách hàng sẽ được kỹ thuật viên Sieuthichongtham.com.vn kiểm tra chất lượng, đảm bảo hàng đến tay khách còn nguyên vẹn.

Chọn Siêu thị chống thấm, khách hàng được tư vấn chi tiết về sản phẩm như công dụng,sự tương thích với các loại công trình, hướng dẫn cách thi công đảm bảo công năng sử dụng cao nhất. Đặc biệt, thực hiện bảo hành theo đúng quy định của hãng.

Những thông tin bài viết cung cấp, bạn đọc sẽ có được câu trả lời cho thắc mắc chống thấm polyurethane có tốt không. Để được xem chi tiết các vật liệu chống thấm polyurethane quý khác truy cập vào website: https://sieuthichongtham.com.vn/ hoặc liên hệ facebook fanpage sieuthichongtham Hotline 0904 093 533 để được tư vấn chi tiết.

0/5 (0 Reviews)