Cách chống thấm mái nhà luôn được các chủ đầu tư nghiên cứu và lựa chọn cho công trình của mình nhằm bảo vệ mái trước tác động thời tiết, ngăn chặn thấm dột, bảo vệ kết cấu cho ngôi nhà, gia tăng độ bền sử dụng. Dưới đây là 7 cách chống thấm mái, Cách chống thấm trần nhà cho tuổi thọ trên 30 năm.
Tại sao phải chống thấm cho mái nhà? Cách chống thấm cho nhà mái bằng có gì khác so với nhà mái nghiêng?
Chúng ta đều biết, mái là là phần cao nhất của công trình xây dựng, văn phòng, chung cư. Thành phần này đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong kết cấu, bảo vệ công trình khỏi tác động của thời tiết. Chính vì thế việc chống thấm cho sàn mái là công đoạn vô cùng quan trọng, chủ đầu tư và các hộ gia đình đều muốn tìm cách chống thấm cho nhà mái bằng nhưng mỗi công trình và mỗi vật liệu lại có cách thi công khác nhau khiến người dùng vô cùng hoang mang và phân vân trong việc chọn các loại vật liệu và phương pháp thi công chống thấm sàn mái.
Cách chống thấm mái nhà hiệu quả, tiết kiệm là điều chủ đầu tư quan tâm
Những nguyên nhân và hậu quả khi mái nhà bị dột dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc, vì sao cách chống thấm mái nhà luôn được gia chủ quan tâm và đầu tư dù tốn thêm khoản chi phí.
Nguyên nhân gây thấm dột mái:
- Mái nhà là nơi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết, theo thời gian, độ bền của công trình sẽ giảm dần, khả năng co giãn kém. Nếu không được chống thấm ngay từ đầu sẽ xuất hiện tình trạng nứt, vỡ, nước ngấm vào trong.
- Sử dụng sai vật liệu chống thấm mái hoặc mua phải sản phẩm chất lượng kém cũng gây ra tình trạng thấm dột mái.
- Do nền xi măng trong sàn bê tông hoặc đường ống nước xuống cấp, trong khi đó công trình trong thời gian thi công không thực hiện các giải pháp chống thấm đúng cách và khoa học.
- Khu vực thường xuyên ẩm ướt như nhà vệ sinh, nhà tắm, ban công, sân thượng,… nhưng không áp dụng các cách chống thấm mái nhà.
Ngoài ra, mái nhà bị thấm dột còn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách, tình trạng này có thể để lại hậu quả, ảnh hưởng tới tuổi thọ công trình, tính thẩm mỹ và kết cấu chung về sau, cụ thể đó là:
- Thấm dột làm xuất hiện các vết loang lổ màu vàng, xanh đen trên trần nhà, ban đầu chỉ là các vết vùng ố mốc nhỏ, theo thời gian sẽ lan rộng, làm mất đi tính thẩm mỹ.
- Không áp dụng cách chống thấm mái nhà gây hiện tượng thấm dột kéo dài, tác động tới kết cấu làm giảm độ bền của công trình.
- Nấm mốc xuất hiện do trần bị thấm dột gây ra nhiều bệnh lý về hô hấp, da liệu, ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- Vào mùa mưa, thấm dột kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Tốn thêm khoản chi phí cho việc tu sửa, khắc phục thấm dột.
Các cách chống thấm mái nhà cần được áp dụng ngay khi phát hiện thấm ẩm
Theo thống kê, mức độ thiệt hại của các công trình xây dựng cho hạng mục chống thấm khoảng 2-5% tổng chi phí xây dựng. Còn nếu không trình không thực hiện chống thấm đúng quy trình, khi xảy ra vấn đề thấm nước thì chi phí sửa chữa có thể chiếm tới 10%, thậm chí là 20% trên tổng chi phí xây dựng. Nhưng vậy, việc chống thấm cho mái nhà là công đoạn không thể thiếu của chủ đầu tư khôn ngoan.
Tổng hợp 7 cách chống thấm mái nhà cho hiệu quả cao
Các kỹ sư của Sieuthichongtham.com.vn gợi ý, để việc chống thấm mái hiệu quả cao nhất, giúp công trình có tuổi thọ bền bỉ, bạn có thể tham khảo các biện pháp được đánh giá cao dưới đây:
Cách xử lý vết nứt mái nhà bằng Neoproof PU W
Neoproof PU W là hóa chất chống thấm sàn mái lộ thiên gốc Polyurethane dùng cho loại mái yêu cầu bộ bền cơ học và có thể bước lên như: bê tông, tấm lợp xi măng, khảm, vữa xi măng. Sau khi thi công, dung dịch hình thành nên lớp màng ngăn ẩm không thấm nước. Chính vì dùng cho mái lộ thiên nên sản phẩm có khả năng chịu UV cực tốt. Ngoài ra, Neoproof PU W còn là vật liệu chống thấm dột cho mái sau khi thực hiện các cách khắc phục mái nhà bị nứt.
Cách chống thấm mái bằng Neoproof PU W
Cách chống thấm trần nhà, sàn mái bằng Neoproof PU W gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Yêu cầu: Mặt nền thi công phải sạch, khô, không bám bụi, dầu, mỡ hay bất kỳ vật liệu làm giảm độ bám dính nào
- Trường hợp bề mặt thi công rỗ: Quét lót bề mặt nằm Revinex pha với nước theo tỷ lệ 1:4 (1 Revinex, 4 nước) để trám kín lỗ rỗ, cố định bề mặt. Việc này sẽ đạt cường độ bám dính và hiệu quả bao phủ cao.
Bước 2: Tiến hành thi công
- Khuấy đều dung dịch sản phẩm trong thùng. Sau khi quét lớp lót, quét/lăn ít nhất 2 lớp Neoproof PU W theo 2 hướng khác nhau. Lớp thử nhất pha thêm với 5% nước sạch.
- Khoảng cách quét/lăn lớp thứ nhất so với lớp thứ hai là 24 giờ, không pha loãng. Lớp thứ 3 thi công tương tự hướng dẫn trên.
Neoproof PU W còn được dùng cho cách chống thấm mái nhà, tường ngoài sau khi áp dụng các cách khắc phục mái nhà bị nứt.
Cách xử lý chống thấm mái nhà bằng Neoproof PU Fiber
Hóa chất chống thấm Neoproof PU Fiber là lớp phủ chống thấm polyurethane hệ nước, một thành phần, được gia cố bằng sợi kỹ thuật cho khả năng chống thấm dột cực tốt. Sản phẩm lý tưởng cho các mái lộ thiên yêu cầu khả năng chống thấm nước cao như bê tông, ngói xi măng, lớp láng xi măng, bề mặt kim loại, lớp màng bitum khoáng,…
Cách chống thấm mái bằng Neoproof PU Fiber
Đặc biệt, sản phẩm có thể ứng dụng trên toàn bộ bề mặt hoặc cục bộ những vị trí và chi tiết khó như xung quanh bộ phận thông gió, ống khói, máng xối, đường ống… Người ta dùng Neoproof PU Fiber để chống thấm cho mái sau khi áp dụng các cách chữa nứt mái nhà.
Thi công: các bề mặt thi công cần được chuẩn bị và sơn lót thích hợp trước khi thực hiện cách chống thấm mái nhà bằng Neoproof PU Fiber.
Hướng dẫn bảo trì:
- Sau khi thi công lớp cuối cùng, lớp màng sẽ đông cứng hoàn toàn sau khoảng 7 ngày tùy điều kiện thời tiết. Trong thời gian này, không được có bất kỳ tác động nào lên lớp màng.
- Kiểm tra lớp phủ định kỳ hàm năm để phát hiện các hư hỏng do tác động khách quan hoặc chủ quan.
- Trường hợp sửa chữa cục bộ, làm sạch và sơn lót (nếu cần) khu vực cần sửa chữa, thi công lại chất chống thấm với độ dày tối thiểu bằng độ dày màng sơn khô ban đầu. Có thể sử dụng polyester không dệt Neotextile để gia cố.
- Trường hợp tích tụ nhiều chất bẩn, bụi, chất ô nhiễm trên bề mặt sau thi công nên làm sạch định kỳ bằng tia nước (nếu cần có thể kết hợp với chất tẩy rửa trung tính) để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho cách chống thấm mái nhà.
Dùng chống thấm Mái – Tường Silatex Super
Silatex Super là chất chống thấm Acrylic giúp gia tăng độ bền và đàn hồi cho công trình. Dung dịch tạo lớp bảo vệ chống ẩm, không khô thành lớp màng nhẵn bao phủ các vết rạn chân chim. Thường dùng chống thấm trong các hạng mục công trình mái bằng bê tông, tấm xi măng, vữa xi măng, khảm, ngói mái, kim loại.
Đây là cách chống thấm mái nhà được các kỹ sư khuyến khích vì nó phù hợp với cả công trình ở khu vực có điều kiện khắc nghiệt như bờ biển, khu công nghiệp, không bị ảnh hưởng bởi tia cực tím, tương thích với hệ thống chống thấm cũ,…
Silatex Super là cách chống thấm mái nhà ở gần bờ biển, khu công nghiệp
Cách chống thấm mái nhà bằng Silatex Super:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Đồ bảo hộ lao động: quần áo, găng tay cao su, khẩu trang, mắt kính
- Chất chống thấm Silatex Super
- Các thiết bị thi công khác.
Bước 2: Vệ sinh bề mặt cần thi công
- Bề mặt thi công phải đảm bảo sạch, đạt chắc chắn, đông cứng hoàn toàn.
- Dùng bàn chải sắt để loại bỏ tất cả các bụi bẩn, mảnh vụn…
- Bề mặt sạch khô, các lỗ rỗng được trám kín để tăng cường độ bám dính
- Khuẩn trộn dung dịch trước khi thi công.
Bước 3: Thi công
- Quét một lớp lót Revinex pha với nước theo tỷ lệ 1:4 hoặc Silatex Primer pha 30% dung môi Neotex 1021.
- Khuấy kỹ Silatex Super bằng máy khuấy tốc độ chậm.
- Lớp thứ nhất có thể pha thêm 5% nước, lớp thứ 2 dùng nguyên nhất
- Thi công bằng hình thức: phun/lăn/quét
- Cách chống thấm mái nhà này cần thi công tối thiểu 2 lớp chéo nhau, nếu sử dụng lưới gia cường Polyester là 3 lớp.
Cách chống thấm mái nhà bằng Neoroof
Neoroof là lớp phủ chống thấm hỗn hợp AC-PU với hệ thống liên kết chéo ninh kết UV, có khả năng chống bám đất rất tốt, luôn duy trì khả năng đàn hồi ở nhiệt độ từ -35 độ C đến +80 độ C. Sản phẩm được dùng cho hạng mục chống thấm và chống nóng mái bê tông, xi măng, khảm, vữa xi măng, màng bitum mặt khoáng.
Neoroof tạo nên lớp màng ngăn ẩm với khả năng chịu nhiệt độ cực thấp tới -35 độ C. Đây là vừa cách chống thấm mái nhà, vừa tạo bầu không khí mát mẻ trong suốt mùa hè, giảm lượng năng lượng tiêu thụ cho điều hòa không khí.
Neoroof vừa là cách chống thấm mái nhà vừa có khả năng chống nóng
Cách sử dụng:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Bảo hộ lao động: quần áo, găng tay cao su, khẩu trang, kính mắt
- Sơn chống thấm, chống nóng Neoroof
- Các dụng cụ thi công khác.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt
- Khâu chuẩn bị bề mặt sơn rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến hiệu quả của cách chống thấm mái nhà này
- Bề mặt mái tôn phải đảm bảo sạch bụi bẩn, đất cát, lớp gỉ sét…
- Mặt nền phải khô, không dầu, mỡ hoặc bất kỳ vật liệu làm giảm độ bám dính trước khi thi công Neoroof
- Đối với mái tôn, để cho mái tôn khô tuyệt đối mới tiến hành chống thấm; nếu không sơn sẽ không bám dính được.
Bước 3: Quét lớp lót
- Quét một lớp lớp bề mặt bằng Revinex pha với nước theo tỷ lệ 1:3 để trám lỗ rỗ, cố định bề mặt
- Để đạt cường độ bám dính và hiệu quả bao phủ cao hơn, quét thêm lớp Primer pha 30% dung môi Neotex 1021.
Bước 4: Thi công
- Khuấy kĩ sản phẩm khi còn trong thùng. Tiếp đến là quét/lăn tối thiểu 2 lớp Neoroof theo hai hướng khác nhau.
- Lớp thứ nhất pha với 5-10% nước. Lớp thứ hai không pha loãng và sau lớp thứ nhất 24 giờ.
- Lớp thứ ba thi công tương tự lớp thứ 2.
- Trong trường hợp thi công cách chống thấm mái nhà trên màng asphalt, cần quét 1-2 lớp lót Revinex pha với nước theo tỷ lệ 1:3, rồi quét ít nhất 2 lớp chống thấm dột Neoroof.
Chống thấm mái nhà gạch đỏ bằng Neodur FT Clear
Neodur FT Clear một loại vecni polyaspartic đàn hồi có thể quét, không màu trong suốt. Sản phẩm được dùng chống thấm mái và ban công được lát gạch. Sản xuất bằng công nghệ tiên tiến cho độ bền cơ học cao, khả năng chống bức xạ UV lâu dài mà không xảy ra tình trạng ố vàng.
Ngoài khả năng chống thấm, Neodur FT Clear còn chống mốc, chống ăn mòn, trầy xước và oxy hóa. Có đặc tính kết liền vết nứt nên đây cũng có thể xem là một trong những cách xử lý vết nứt mái nhà. Tuổi thọ sử dụng vật liệu lên đến 20 năm.
Cách chống thấm mái nhà bằng Neodur FT Clear thích hợp cho mái gạch đỏ
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thi công
- Quần áo bảo hộ, găng tay cao su, khẩu trang và kính mắt
- Sơn chống thấm Neodur FT Clear
- Các dụng cụ thi công khác
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt
- Bề mặt dưới gạch phải khô, trường hợp mặt dưới của gạch ẩm nên lắp quạt thông gió trước khi tiến hành thi công
- Cách chống thấm mái nhà phải đảm bảo các bề mặt phải nhám (không mịn), không bám bụi bẩn, đất cát, dầu mỡ, chất nhờn
- Trường hợp nền là gạch bóng cần mài gạch và loại bỏ màng keo. Với gạch bóng mờ cần xử lý bề mặt bằng Neosil Bond để cải thiện độ bám dính của lớp chống thấm
Bước 3: Thực hiện thi công
- Đối với việc chống thấm cho công trình mà vữa gạch mới (dưới 1 năm): dùng Neodur Polyurea M làm lớp lót, pha loãng Neodur FT Clear với Neotex PU 0413 theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất/đơn vị phân phối.
- Nếu không phải lát mới, sau khi xử lý bằng Neosil Bond có thể trực tiếp thi công FT Clear thành hai lớp.
- Dùng chổi hoặc con lăn để san đều bề mặt.
Lưu ý đặc biệt:
- Cách chống thấm mái nhà bằng Neodur FT Clear không thực hiện ở nhiệt độ dưới + 5°C.
- Vật liệu không thích hợp cho sản xuất thảm đá.
- Trong quá trình thi công không được ăn uống hay hút thuốc.
Cách chữa nứt mái nhà bằng Neoproof PU360
Neoproof PU360 là vật liệu PU biến tính chống thấm hệ nước, đàn hồi, lý tưởng cho chống thấm tại các khu vực nguy cơ thấm dột cao như phòng tắm, nhà bếp, sân thượng, mái,…
Cách chống thấm mái nhà bằng Neoproof PU360 nhằm tạo lớp màng kín hoàn toàn, ngăn chặn sự thâm nhập của hơi ẩm đồng thời tăng khả năng chống căn vặn. Sản phẩm sử dụng nhanh khô, kết liền khe nứt nên là một bước không thể thiếu trong cách xử lý mái nhà bị nứt.
Neoproof PU360 là vật liệu không thể thiếu trong cách chống thấm mái nhà
Bước 1: Trang bị dụng cụ
- Tương tự như các cách chống thấm mái, cách chống thấm mái bị nứt ở trên, bạn cần chuẩn bị đồ bảo hộ lao động, một số dụng cụ cần thiết khác
- Chống thấm Neoproof PU360.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt
Thi công hạng mục chống thấm, công đoạn chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng là rất cần thiết, đảm bảo các lớp mặt tối ưu, bền chắc
- Bền mặt cần sạch, khô và vững chắc, không có lẫn tạp chất gây ảnh hưởng xấu đến độ bám dính của lớp chống thấm.
- Với lớp phủ cũ, không chắc chắn, mặt nền hữu cơ, bẩn, bị nhiễm dầu mỡ, bụi cần dùng máy để mài sạch
- Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, khô ráo, không có vũng nước đọng trước khi thi công Neoproof PU360
- Trám kín các lỗ rỗ để tăng cường độ bám dính, quét qua một lớp Revinex pha với nước sạch (theo tỷ lệ 1:4) hoặc sơn lót Neobond Primer để đạt độ phủ cao nhất cho vật liệu.
Bước 3: Thực hiện cách chống thấm mái nhà
- Khuấy trộn thật kỹ Neoproof PU360 rồi lăn/quét lên bề mặt, tối thiểu 2 lớp theo hai hướng khác nhau.
- Lớp thứ nhất pha với nước, tối đa 5%.
- Lớp thứ hai để nguyên chất, lăn sau khi lớp thứ nhất khô, thường là sau 24 giờ.
- Bề mặt lớp thứ hai nên rắc 5-10% cát thạch anh (loại M32) để tăng cường độ bám dính cho keo dán gạch hoặc thạch cao.
- Trường hợp đặc biệt hoặc phủ khe nứt lớn hơn 1,5mm cần gia cường bằng sợi thủy tinh và quét bằng 3 lớp. Đây là một bước quan trọng trong cách chống thấm mái nhà bị nứt.
Cách chống thấm mái nhà bị nứt bằng màng Bitumax
Sử dụng màng chống thấm tự dính Bitumax là cách chống thấm mái dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật. Sản phẩm được gia cường polyester cho ứng dụng chống thấm vững bền, dùng cho vị trí lớp dưới (có các lớp vật liệu khác bên trên) trên mái dốc. Ngoài chống thấm cho mái thì người ta còn dùng màng Bitumax cho phần móng, hầm, WC.
Cách chống thấm mái nhà bằng màng tự dính Bitumax dễ thi công
Các bước thi công:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Quần áo bảo hộ, găng tay cao su, kính mắt, khẩu trang
- Màng tự dính Bitumax
- Các thiết bị thi công khác.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt
- Vệ sinh sạch sẽ nơi cần thi công, loại bỏ hết bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất
- Bề mặt thi công cần đảm bảo sạch bụi, không tồn tại vết nứt, kẽ hở hoặc các khuyết tật khác để đảm bảo độ bám dính tuyệt đối của vật liệu
- Lưu ý quan trọng trong cách chống thấm mái nhà này là cần trám vá bề mặt bị lồi, lõm, rỗ, phần vật liệu bị dư thừa. Bề mặt lồi lõm nặng cần sử dụng máy mài làm phẳng (giống bước trong cách chữa nứt mái nhà) để tránh có vật nhọn làm hư hỏng màng chống thấm.
Bước 3: Tiến hành dán màng
Cách chống thấm mái nhà là mái bằng
- Trải lớp màng Bitumax chống thấm lên bề mặt bề đã được quét lót bitum
- Gập 1 nửa chiều rộng cuộn màng (50cm), dùng dao rọc giấy cắt 1 đường thẳng trên lớp nylon
- Bóc lớp màng nilon chống dính trên phần màng đã gập
- Dán phần màng đã bị gấp lại lên mặt nền, lớp keo dính xuống dưới
- Gấp phần màng còn lại lên, bóc nốt phần màng chống dính còn lại
- Trải phần nửa màng Bitumax còn lại lên mặt
- Kích thước mép gối dọc: 80-100mm, mép gối cuối: 150mm.
- Sử dụng con lăn để ép chặt các mép nối, đẩy toàn bộ không khí bên dưới lớp màng ra ngoài
- Dùng đèn khò gas mini để khò toàn bộ mép dính.
Cách chống thấm mái nhà là mái dốc
- Nếu bề mặt thi công là liên tục, được làm bằng gố dán hoặc tấm OSB thì không cần lớp lót do độ ẩm sàn dưới thấp
- Trải toàn bộ cuộn màng lên bề mặt sàn cần chống thấm, để mép gối dọc là 8cm, mép gối cuối là 15cm
- Căn chỉnh và trải màng, bóc bỏ lớp nilon chống khỏi khỏi mặt dưới rồi dán lên mặt nề với lực đều tay
- Màng chống thấm phải được ghim đinh ở mép gối cuối cách nhau 10cm, cách mép màng 4cm
- Cuối cùng, gắn kíp mép gối cuối bằng 1 lớp keo để đảm bảo độ bám dính cho màng chống thấm.
Công trình hoàn thiện khi áp dụng cách chống thấm mái nhà bằng màng Bitumax
Những lưu ý khi thực hiện các cách chống thấm mái nhà:
- Không thi công dưới trời mưa hoặc có dự đoán sẽ mưa trong quá trình đóng rắn của hóa chất
- Độ dày lớp không vượt quá mức quy định để tránh kéo dài thời gian khô
- Với những ứng dụng đòi hỏi khắt khe hoặc cần phủ kín các vết nứt có kích thước đáng kể hay ở các điểm giáp nên gia cố bằng vải polyester không dệt Neotextile đồng thời quét/lăn ít nhất ba lớp sơn chống thấm, đây cũng chính là một trong các cách xử lý mái nhà bị nứt đơn giản.
- Sau 7 ngày, toàn bộ lớp màng sẽ khô
- Vệ sinh dụng cụ bằng nước ngay sau khi dùng
- Tẩy vết bẩn: bằng nước nếu vết bẩn còn ẩm và bằng biện pháp cơ học, chất tẩy sơn khi vết bẩn đã khô.
Quy trình thi công chống thấm mái nhà, cách xử lý mái nhà bị nứt
Tùy thuộc vào đặc thù công trình cũng như loại vật liệu chống thấm mái mà quy trình thi công sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, các bước thực hiện sẽ bao gồm:
Bước 1: Tiến hành khảo sát
Sau khi nhận yêu cầu từ đối tác, đơn vị thi công sẽ cư kỹ thuật viện tới khảo sát, đánh giá tình trạng thực tế của công trình. Trong bước này, đội ngũ kỹ thuật cũng sẽ tiến hành tư vấn cho khách hàng phương án hiệu quả nhất.
Bước 2: Báo giá
Sau khi khách hàng được tư vấn cụ thể về phương án thi công, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ thông báo về việc lựa chọn các vật liệu phù hợp nhằm đạt tuổi thọ và thẩm mỹ cao nhất, đưa ra báo giá chi tiết để khách hàng tham khảo. Sau khi khách hàng đồng ý với phương pháp thi công và mức giá sẽ ký hợp đồng để bắt tay vào thi công.
Bước 3: Thực hiện thi công
Sau khi tiếp nhận nhu cầu, kỹ sư thiết kế thu thập đủ bản vẽ cần thiết rồi lên kế hoạch cho biện pháp chống thấm. Khách hàng sẽ được thông báo về biện pháp thi công, cách chống thấm mái nhà mình.
Sau khi đã thống nhất xong các vấn đề, đơn vị sẽ thực hiện thi công chống thấm để đảm bảo đúng tiến độ. Thực hiện vệ sinh bề mặt, thi công chống thấm bằng vật liệu đã được chọn nhằm đảm bảo hiệu quả đạt 100%.
Bước 4: Nghiệm thu
Quá trình thi công hoàn tất, gia chủ cùng đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm mái tiến hành nghiệm thu. Hạng mục sẽ được thử nước để đánh giá hiệu quả cũng như tiến hành khắc phục nếu phát hiện sai sót.
Dự trù chi phí thi công chống thấm mái nhà
Ngoài việc chọn cách chống thấm mái nhà, vật liệu sử dụng thì chi phí thi công chống thấm cũng là thắc mắc chung của nhiều gia chủ khi có nhu cầu thực hiện hạng mục này. Trên thực tế, rất khó để có thể đưa ra một bảng báo giá chung cho tất cả các vật liệu chống thấm mái nhà. Bảng dự toán chi phí sẽ thay đổi phụ thuộc vào: đơn vị thi công, tình trạng công trình, mặt bằng, vật liệu sử dụng…
Tuy nhiên, theo khảo sát, giá thi công chống thấm mái nhà thường giao động trong khoảng từ 220.000 vnđ đến 260.000 vnđ/m2. Mức giá này cũng có thay đổi tùy vào vùng miền hoặc khu vực sinh sống của khách hàng.
Mua vật liệu chống thấm mái nhà ở đâu?
Để thực hiện các cách chống thấm mái nhà đạt hiệu quả cao, ngoài việc chọn vật liệu phù hợp thì đơn vị cung cấp cũng rất quan trọng. Việc này sẽ góp phần đảm bảo chất lượng công trình. Trong số rất nhiều đơn vị phân phối trên thị trường, Sieuthichongtham.com.vn vẫn luôn là địa chỉ được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Là chuỗi siêu thị vật tư chống thấm có quy mô toàn quốc, khách hàng tại khắp Việt Nam đều có cơ hội sử dụng sản phẩm chất lượng, cho độ bền cao, tuổi thọ dài lâu. Đơn vị cam kết 100% sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo hành chính hãng từ nhà sản xuất. Đặc biệt, với sự đa dạng về các dòng vật liệu chống thấm, khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho công trình của mình.
Trên đây là thông tin chi tiết về cách chống thấm mái nhà đang được áp dụng phổ biến. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn đọc có được lựa chọn phù hợp nhất. Để được xem thêm về các sản phẩm chống thấm dột, hãy truy cập sieuthichongtham hoặc cần được tư vấn, vui lòng liên hệ Hotline 0904 093 533 hoặc fanpage: https://www.facebook.com/sieuthichongtham.vietthai