Chống thấm mái

Giải pháp chống thấm sàn mái bê tông chưng áp

chong tham san be tong chung ap 2

Chống thấm sàn mái bê tông chưng áp đang trở thành một nhu cầu cấp thiết trong các công trình dân dụng và công nghiệp hiện đại. Dù kết cấu sàn mái bê tông chưng áp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như thi công nhanh, trọng lượng nhẹ và tiết kiệm chi phí, nhưng lại tiềm ẩn một điểm yếu nghiêm trọng: Thấm dột tại các mối nối giữa các tấm bê tông lắp ghép. Nếu không được xử lý đúng cách, hiện tượng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và an toàn công trình.

Trong bài viết dưới đây, Siêu Thị Chống Thấm sẽ chia sẻ chi tiết quy trình chống thấm sàn mái bê tông chưng áp – Giải pháp giúp xử lý triệt để điểm yếu kết cấu và đảm bảo độ bền lâu dài. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Sàn mái bê tông chưng áp là gì?

Sàn mái bê tông chưng áp (hay còn gọi là mái bê tông lắp ghép chưng áp) là loại kết cấu mái được lắp từ các tấm bê tông đúc sẵn, sản xuất theo công nghệ hơi nước áp suất cao (autoclaved). Quá trình chưng áp giúp bê tông đạt được độ bền cao, nhẹ hơn bê tông đổ tại chỗ và đặc biệt rút ngắn thời gian thi công nhờ tính chất lắp ghép.

Ưu điểm của sàn mái bê tông chưng áp:

  • Thi công nhanh, giảm thời gian xây dựng
  • Trọng lượng nhẹ, giảm tải trọng cho công trình
  • Độ bền cao, khả năng chịu lực tốt
  • Hiệu quả kinh tế, tối ưu chi phí xây dựng

Tuy nhiên, loại kết cấu này tồn tại một điểm yếu đó là mối nối giữa các tấm bê tông rất dễ xảy ra thấm dột nếu không được xử lý đúng cách.

Kết cấu sàn bê tông lắp ghép

Sàn mái bê tông chưng áp là loại kết cấu mái được lắp từ các tấm bê tông đúc sẵn

Những thách thức khi chống thấm sàn mái bê tông chưng áp

Hiện nay sàn mái bê tông chưng áp đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình nhà ở, nhà xưởng, khu công nghiệp nhờ khả năng thi công nhanh và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi chống thấm cho sàn mái bê tông chưng áp sẽ gặp phải những khó khăn như:

  • Mối nối là “tử huyệt” của toàn bộ hệ mái: Khác với sàn mái đổ khối, mái bê tông chưng áp có các khe nối giữa các tấm lắp ghép. Đây là vị trí dễ bị co giãn, nứt chân chim, tạo điều kiện cho nước mưa len lỏi thấm vào trong kết cấu.
  • Chênh lệch giãn nở vật liệu: Do kết cấu lắp ghép, các tấm bê tông chưng áp có thể giãn nở không đều nhau dưới tác động của nhiệt độ, dẫn đến hiện tượng rụng mối nối, hở mép tấm nếu không có lớp phủ đàn hồi phù hợp.
  • Khó thi công lớp chống thấm liên tục: Vì các tấm lắp ghép có thể có chênh cao độ nhỏ, bề mặt dễ nứt chân chim hoặc không bằng phẳng tuyệt đối nên việc tạo lớp phủ chống thấm đồng nhất và không gián đoạn là một thách thức lớn.
  • Thiếu lớp bảo vệ cơ học sau thi công: Nhiều công trình thi công lớp phủ chống thấm không cán vữa bảo vệ, khiến lớp chống thấm dễ bị hư hại do thời tiết, tia UV hoặc tác động cơ học trong quá trình sử dụng.
  • Sai sót trong lựa chọn vật liệu: Một số đội thi công sử dụng vật liệu chống thấm sàn mái không phù hợp – ví dụ, dùng vật liệu không có tính co giãn, không kết dính tốt với bề mặt bê tông chưng áp – dẫn đến bong tróc, mất tác dụng sau thời gian ngắn.

Quy trình 4 bước chống thấm sàn mái bê tông chưng áp

Chống thấm sàn mái bê tông chưng áp đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về đặc điểm kết cấu, quy trình kỹ thuật chặt chẽ, và vật liệu chuyên dụng có khả năng đàn hồi, bám dính cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Nếu bỏ qua hoặc làm sơ sài nào cũng đều có thể gây nguy hại cho mái nhà.

Dưới đây là 4 bước thực hiện chống thấm sàn mái bê tông chưng áp chuẩn kỹ thuật do Siêu Thị Chống Thấm Thiên Phú triển khai.

Bước 1: Trám kín mối nối bằng keo đàn hồi BS 8620S

Tại sao phải trám kín mối nối? Mối nối giữa các tấm bê tông là nơi đầu tiên xảy ra hiện tượng thấm nước do có khe hở, dao động nhiệt độ gây co giãn và nứt vỡ. Đây là “điểm yếu” trong mọi công trình bê tông lắp ghép.

Giải pháp thi công

Sử dụng keo đàn hồi BS 8620S – Vật liệu lý tưởng ứng dụng cho khe nối và khe co giãn xây dựng với khả năng:

  • Chịu UV, phong hóa và nhiệt độ hoàn hảo
  • Bám dính rất tốt với nhiều loại chất nền
  • Có thể sơn phủ bằng hầu hết các loại sơn công nghiệp thông dụng

Quy trình thực hiện

  • Vệ sinh sạch khe nối
  • Trám đầy bằng keo BS 8620S, đảm bảo không còn kẽ hở

Kết quả: Tạo lớp bịt kín linh hoạt và bền vững, ngăn nước xâm nhập từ vị trí nguy hiểm nhất.

Trám kín mối nối giữa các tấm bê tông

Trám kín mối nối bằng keo BS 8620S chuyên dụng

Bước 2: Gia cố mép nối bằng vải Neotextile kết hợp Neoproof PU360

Sau khi trám khe, cần gia cố lớp chống thấm cho toàn bộ dải nối nhằm hấp thu chuyển động vi mô giữa các tấm bê tông, đồng thời chống lại nguy cơ rạn nứt từ nhiệt độ và giãn nở.

Giải pháp thi công

  • Kết hợp hai vật liệu là Neotextile và Neoproof PU360
  • Neotextile – vải polyester gia cường giúp phân tán lực kéo, chống rách và tăng độ bền liên kết
  • Neoproof PU360 – lớp phủ chống thấm Polyurethane gốc nước, có tính năng co giãn, kháng UV, dễ thi công

Quy trình thực hiện

  • Quét lớp Neoproof PU360 đầu tiên lên bề mặt nối
  • Khi lớp này còn ướt, dán lớp vải Neotextile phủ toàn bộ
  • Sau đó quét lớp Neoproof PU360 thứ hai để cố định

Kết quả: Tạo nên hệ màng chống thấm đàn hồi và gia cố lý tưởng, ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng rạn nứt tại mối nối.

Gia cố mối nối giữa các tấm bê tông

Gia cố mép nối bằng vải Neotextile kết hợp Neoproof PU360

Bước 3: Quét lớp lót Bitum tăng độ bám dính

Đảm bảo lớp chống thấm bám dính chắc chắn lên bề mặt bê tông đã xử lý.

Giải pháp thi công

  • Sử dụng lớp lót Bitum Primer – gốc nhựa Bitum gốc dung môi, có tác dụng:
  • Tăng độ bám kết dính giữa bề mặt sàn và lớp màng tự dính
  • Ngăn hơi ẩm từ bê tông gây bong tróc màng sau này

Quy trình thực hiện

  • Sau khi lớp Neoproof PU360 khô hoàn toàn, tiến hành quét lớp Bitum Primer đều tay
  • Đợi vật liệu khô trước khi chuyển sang bước tiếp theo
Quét lớp lót Bitum

Quét lót Bitum để tăng độ bám dính cho vật liệu chống thấm

Bước 4: Dán màng tự dính Bautek và cán vữa bảo vệ

Bước cùng là dán màng chống thấm tự dính Bautek – một trong những dòng vật liệu cao cấp với khả năng chống thấm hiệu quả, bám dính tốt mà không cần khò lửa (an toàn thi công)

Quy trình thực hiện:

  • Dán các tấm Bautek chồng mí đúng kỹ thuật
  • Dùng con lăn ép chặt để loại bỏ bọt khí
  • Sau đó cán một lớp vữa xi măng cát dày 2 – 3cm để bảo vệ màng khỏi tác động cơ học và thời tiết

Kết quả: Tạo nên lớp “áo giáp cuối cùng”, giúp hệ thống chống thấm có thể vận hành bền bỉ trong 10 – 15 năm

Dán màng tự dính Bautek chống thấm sàn mái bê tông chưng áp

Thi công dán màng chống thấm tự dính Bautek lên toàn bộ bề mặt sàn

Lưu ý quan trọng khi thi công chống thấm sàn mái bê tông chưng áp

Nhằm đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu cũng như tăng độ bền cho công trình, trong quá trình chống thấm sàn mái bê tông lắp ghép, cần đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Xử lý bề mặt thật kỹ: Bề mặt mái cần được làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ, rêu mốc, vữa thừa… Các mối nối phải được xử lý cẩn thận, không ẩm ướt hoặc dính tạp chất trước khi trám keo hay phủ chống thấm.
  • Thi công đúng quy trình và tuân thủ theo hướng dẫn: Không bỏ qua hoặc đảo ngược các bước trong quy trình (ví dụ: không dán màng khi chưa quét lớp lót Bitum). Thời gian chờ khô giữa các lớp phải tuân thủ đúng yêu cầu để đảm bảo kết dính tốt.
  • Sử dụng vật liệu đồng bộ, chính hãng: Nên sử dụng các hệ vật liệu đã được kiểm chứng, có tính tương thích cao với nhau để tăng hiệu quả chống thấm.
  • Thi công trong điều kiện thời tiết thuận lợi: Thi công vào lúc trời khô ráo, không mưa, độ ẩm không khí thấp. Tránh làm trong điều kiện trời âm u, sắp mưa để không ảnh hưởng đến quá trình thi công.

Chống thấm sàn mái bê tông chưng áp không chỉ là việc xử lý tạm thời mà là giải pháp cần đầu tư bài bản để bảo vệ toàn bộ kết cấu công trình. Với quy trình chuyên sâu và vật liệu chuyên dụng, giải pháp do Siêu Thị Chống Thấm triển khai đã kiểm chứng minh được hiệu quả qua các công trình thực tế.

Nếu bạn đang gặp vấn đề thấm dột hoặc muốn thi công chống thấm cho công trình mái bê tông lắp ghép, đừng ngần ngại liên hệ hotline 0904 093 533 để được tư vấn kỹ thuật và báo giá chi tiết.

0/5 (0 Reviews)
  • Dự án Chống thấm Bể
  • Dự án Chống thấm Mái
  • Neoproof PU360 Đen
  • Neoproof PU360 Trắng
  • Revinex Flex U360

Dự án Cung thiếu nhi Hà Nội

Neoproof PU360 / Revinex Flex U360

Vì sao

Chọn chúng tôi?

Tiết kiệm chi phí

  • Giá cả cạnh tranh nhất thị trường.
  • Thi công trọn gói giúp tối ưu chi phí từng giai đoạn.
  • Không phát sinh chi phí và tăng giá thời vụ.

Chính sách bảo hành

  • Minh bạch & Rõ ràng.
  • Chính sách bảo hành riêng cho từng công trình.
  • Đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng.

Uy tín & Tận tâm

  • Kinh nghiệm 20 năm trong ngành.
  • Quy trình giám sát nghiêm ngặt.
  • Đa dạng giải pháp chống thấm từ nhiều loại vật liệu và mức giá.

An toàn & Thân thiện

  • Vật liệu chống thấm tiêu chuẩn Châu Âu.
  • Không gây hại cho người thi công và sử dụng.

Bài viết cùng chuyên mục

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

MỌI NGƯỜI CŨNG TÌM KIẾM: