Lợp mái tôn chống thấm cho sân thượng là thế nào? Đây là biện pháp chống thấm sử dụng tôn để tạo một mái lợp, che chắn cho bề mặt sân thượng. Nhờ vậy sân thượng hạn chế tiếp xúc và tránh các tác động từ môi trường bên ngoài như mưa, nắng nóng… Cùng Siêu thị chống thấm tìm hiểu một số lưu ý khi áp dụng biện pháp chống thấm sân thượng này.
Khi nào cần lợp mái tôn chống thấm sân thượng?
Việc lợp mái tôn chống thấm sân thượng là một giải pháp tối ưu để bảo vệ tầng cao nhất của công trình và tăng tuổi thọ công trình. Ngoài ra còn nhiều biện pháp hiệu quả khác để bảo vệ, chống thấm sân thượng. Vậy khi nào cần áp dụng biện pháp lợp mái tôn sân thượng?
Sân thượng cần chống thấm hoặc đã cũ kỹ, lâu đời có nguy cơ bị thấm nước vào những ngày mưa kéo dài, mùa mưa lũ: Theo thời gian chất lượng sân thượng giảm, gây các vết nứt, kẽ nứt hoặc hư hỏng do thời tiết, dễ bị thấm dột xuống các tầng dưới. Lợp mái tôn chống thấm sân thượng lúc này là rất cần thiết.
Tạo thêm không gian sinh hoạt trên sân thượng: Lợp thêm mái tôn cao giúp bạn tận dụng và biến sân thượng thành một không gian sinh hoạt để trồng cây, trồng rau, phơi đồ hoặc tổ chức tiệc ngoài trời.
Sử dụng mái tôn như một dạng vật liệu tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Hiện nay tôn chống thấm cũng có nhiều loại, mẫu mã đa dạng và màu sắc khác nhau.
Để bảo vệ các thiết bị điện, máy móc trên sân thượng: Trong trường hợp bạn lắp bể chứa nước và các thiết bị điện tử trên sân thượng, lắp mái tôn chống thấm giúp bảo vệ trang thiết bị an toàn, tránh bị ẩm ướt cho mưa gió.
Để cách nhiệt, giảm nóng và làm mát các tầng bên dưới. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại Việt Nam, đặc biệt là vào mùa khô, mùa hè thời tiết rất oi bức. Lợp tôn trên sân thượng ngoài tác dụng chống thấm, còn có thể cách nhiệt, hạn chế hấp nhiệt giúp nhà ở, công trình dân dụng mát mẻ hơn.
Tác dụng của việc lợp mái tôn chống thấm sân thượng
- Che mưa, thoát nước nhanh chóng, ngăn ngừa nước đọng. Điều này giúp cho sân thường luôn trong tình trạng khô ráo một cách tối đa, hạn chế bị ngấm nước gây thấm dột, nấm mốc…
- Hỗ trợ chống nóng, cách nhiệt khá tốt: Ngoài che mưa, mái tôn còn che nắng, bảo vệ sân thượng khỏi bị nắng nóng chiếu trực tiếp. Nhờ vậy giúp công trình mát hơn những ngày nóng bức.
- Tăng tính thẩm mỹ nhờ đa dạng kiểu mái tôn.
- Tiết kiệm chi phí xử lý thấm dột, nứt vỡ sân thượng cho thời tiết khắc nghiệt.
Các bước lợp mái tôn chống thấm cho sân thượng
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu lợp mái
- Chọn mái tôn chống thấm phù hợp với tiêu chí và tài chính.
- Chuẩn bị khung thép mái tôn theo thiết kế.
- Các loại ốc vít lớn nhỏ, theo kích cỡ khung.
- Các trang thiết bị khác như khoan, máy bắn vít, thang, đồ bảo hộ…
Bước 2: Dựng khung lợp mái tôn chống thấm sân thượng
Tiến hành thi công hệ thống khung kèo và hàn chắc chắn các mối nối, kiểm tra kỹ lưỡng để không sót mối nối. Khung xà sẽ có vai trò quan trọng trong việc gia tăng lực cho mái, chống đỡ mái vững chãi, chắc chắn.
Bước 3: Lợp mái tôn chống thấm cho sân thượng
Hoàn tất việc lắp hệ thống khung xà thì tiến hành lợp mái tôn theo chiều dọc mái. Vị trí tấm tôn thứ 2 gối lên tấm thứ nhất nhất. Bắn vít cố định mái tôn vào khung xà; bắn vít lên sóng dương vuông góc với bề mặt tấm tôn. Các vị trí giáp tường thì bắn vít vào múi âm, vuông góc với bề mặt tấm tôn.
Bước 4: Lắp hệ thống thoát nước
Lắp đặt ống máng thoát nước để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu. Nước mưa sẽ chảy vào máng và đi theo đường ống thoát nước. Nước sẽ chảy ra ngoài thay vì đổ vào tường hoặc khe tiếp giáp tường gây thấm dột.
Lưu ý khi lợp mái tôn chống thấm cho sân thượng
Để đảm bảo quá trình thi công lợp mái tôn chống thấm cho sân thượng hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Lựa chọn mái tôn phù hợp mong muốn và tài chính
Hiện nay mái tôn chống thấm gồm có vài loại cơ bản như tôn lạnh, tôn mạ màu, tôn sóng lớn. Mỗi loại lại có đặc điểm riêng biệt cả về công dụng và thiết kế.
- Tôn lạnh với khả năng chống nóng, cách nhiệt tốt
- Tôn mạ màu thì đa dạng về màu sắc, mẫu mã, nhờ vậy phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc.
- Tôn sóng lớn chịu lực tốt, phù hợp cả những khu vực có gió lớn.
Sau khi nắm được thông tin về đặc điểm các loại tôn chống thấm, nên so sánh giá cả giữa các loại tôn và một vài nhà cung cấp để lựa chọn được sản phẩm như ý.
Xác định độ dốc của mái tôn sân thượng
Không có một tiêu chuẩn cố định nào về độ dốc của mái nhà. Độ dốc của mái tôn còn phụ thuộc các yếu tố như phong cách thiết kế công trình, công năng của sân thượng… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, độ dốc tối thiểu của mái tôn là 15 độ để đảm bảo nước mưa thoát nhanh, tránh ứ đọng.
Kết cấu khung mái tôn sân thượng
Kết cấu khung mái tôn càng chắc chắn, chịu được trọng tải lớn thì mái sân thượng càng bền, tuổi thọ càng cao. Cần gia cố khung mái thật chắc chắn nếu khu vực sinh sống có nguy cơ đối diện với gió to, gió bão mạnh. Có thể sử dụng thêm cả sơn chống gỉ cho khung mái để khung bền đẹp hơn theo thời gian.
Thiết kế hệ thống thoát nước hợp lý
Thiết kế hệ thống thoát nước hợp lý ngoài công dụng giúp thoát nước nhanh còn liên quan đến việc nước thoát ra có ảnh hưởng đến các công trình, nhà ở xung quanh hay không? Bên cạnh đó cần đặt ống thoát nước, máng xối có kích thước phù hợp.
Chống thấm và cách nhiệt sân thượng
Sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng để xử lý các mối nối, vị trí xâm nhập của nước đồng thời lắp đặt thêm lớp cách nhiệt, tạo cảm giác mát mẻ.
Chi phí và bảo trì sân thượng
Muốn công trình bền đẹp, việc bảo trì định kỳ là cần thiết, bao gồm cả bảo trì mái tôn sân thượng.
Lựa chọn đơn vị thi công lợp tôn sân thượng
Để đảm bảo chuyên môn và tính an toàn, cần tìm hiểu kỹ về năng lực, kinh nghiệm của đơn vị thi công. Các đơn vị thi công sẽ có trách nhiệm đảm bảo chất lượng công trình, an toàn lao động cho người thi công. Nên ưu tiên chọn các đơn vị thi công mái tôn, thi công chống thấm có chế độ bảo hành rõ ràng.
Bài viết hữu ích
- Top 3 phương pháp chống thấm sân thượng tốt nhất
- Vật liệu chống thấm và chống nóng cho mái tốt nhất hiện nay?
- TOP 9 vật liệu chống thấm sàn mái cho độ bền hơn 40 năm
- Hướng dẫn cách chọn vật liệu chống thấm mái nhà phù hợp nhất cho căn nhà của bạn
Biện pháp thay thế phương pháp lợp mái tôn chống thấm cho sân thượng
Mặc dù lợp mái tôn chống thấm cho sân thượng có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng có vài hạn chế như quy trình thi công khá phức tạp, việc vận chuyển vật liệu lên cao sẽ khá vất vả. Chi phí thi công và chi phí vật liệu có thể cao hơn một số biện pháp chống thấm sân thượng khác.
Nếu như bạn không muốn/phân vân khi lợp tôn để chống thấm sân thượng, có thể tham khảo các biện pháp chống thấm sân thượng dưới đây:
- Chống thấm sân thượng lộ thiên bằng Neoproof PU W – vật liệu chống thấm polyurethane hệ nước được rất nhiều người tin dùng. Sản phẩm rất thích hợp với hạng mục sàn mái lộ thiên (ngoài trời). Neoproof PU W có khả năng đàn hồi, cường độ cơ học cao, bám dính tốt, thi công cũng rất đơn giản, không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật.
- Chống thấm sân thượng không lộ thiên Neoproof PU360 – chuyên dùng cho các bề mặt không lộ thiên. Sản phẩm này có khả năng bám dính tốt, tạo nên một lớp màng ngăn hơi ẩm tối đa, chống thấm tốt, phù hợp hạng mục sân thượng có phủ bảo vệ hoặc lát gạch.
- Chống thấm Neoroof vừa giúp sân thượng chống thấm vừa chống nóng hiệu quả. Ưu điểm của sản phẩm này là dễ thi công; khi khô tạo thành một lớp màng nhẵn mịn phủ kín các vết nứt, giúp bảo vệ chống ẩm tổng thể.
Trên đây là những thông tin cần biết và cần lưu ý khi lợp mái tôn chống thấm cho sân thượng. Nếu không có kinh nghiệm/chuyên môn hãy liên hệ ngay đến Siêu Thị Chống Thấm thông qua hotline 0904 093 533 để được tư vấn nhanh nhất.