Chống thấm mái

Những lợi ích của việc sử dụng màng chống thấm mái nhà

Thi màng tự dán đơn giản hơn nhiều so với màng khò nóng

Chống thấm cho mái nhà là hạng mục không thể thiếu trong các công trình dân dụng hiện nay. Điều này nhằm giúp bảo vệ công trình khỏi tác động của các yếu tố môi trường, cụ thể là mưa gió, không khí ẩm ướt. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của việc sử dụng màng trong chống thấm mái nhà mà có thể bạn chưa biết.

Giới thiệu về màng chống thấm

Trước khi đi vào lợi ích, chúng ta cần nắm được thế nào là màng chống thấm, màng chống thấm có mấy loại và ứng dụng của loại vật liệu này là gì? 

Khái niệm

Màng chống thấm là sản phẩm polymer tổng hợp có dạng cuộn hoặc tấm. Được dùng để chống thấm cho các công trình, làm tường vây ngăn cách giữa các khu chế xuất, kho chứa chất lỏng hay khu dân cư. Tại Việt Nam, loại màng chống thấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay là màng chống thấm bitum.

Màng chống thấm thiết kế dưới dạng cuộn hoặc tấm

Màng chống thấm thiết kế dưới dạng cuộn hoặc tấm

Phân loại

Thị trường hiện nay có 2 loại màng chống thấm hiện đại là màng khò nóng và màng dán lạnh.

  • Màng chống thấm tự dính: có gốc bitum, bề mặt được bao phủ lớp HDPE, thiết kế dưới dạng tấm, mặt sau được bao bởi lớp màng silicon với chức năng bảo vệ. Loại màng này rất dễ sử dụng trong thi công, có khả năng chống xâm thực clo, sunphate, kiềm loãng và axit tương đối tốt
  • Màng chống thấm khò nóng: là màng chống thấm dẻo, được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymers APP được chọn lọc (Atactic Poly Propylen). Lớp bitum polymer bao phủ hoàn toàn lớp gia cố bằng lưới polyester, có đặc tính cơ học và độ bền cao. Chống thấm tốt ngay cả trong môi trường có áp suất hơi nước lớn, khả năng chịu tải lớn, độ đàn hồi cao, chịu xé và chịu kéo rất tốt.

Ứng dụng

Màng chống thấm có ứng dụng rộng rãi, được dùng trong thi công chống thấm các dự án như:

  • Chống thấm trần nhà, tường nhà
  • Chống thấm tàu điện ngầm, đường hầm
  • Lót chống thấm cho kênh mương, đập thủy điện
  • Lót đáy ao hồ thủy sản, lót hố rác

Màng chống thấm có ứng dụng rộng rãi

Màng chống thấm có ứng dụng rộng rãi

  • Lót đáy hồ chứa trong khu công nghiệp, khu chế xuất
  • Lót đáy chống thấm nhà máy thải xỉ, nhà máy hóa chất, phân bón nhằm ngăn chặn các chất độc hại xâm nhập ra môi trường gây ô nhiễm đất và nguồn nước
  • Lót chống thấm cho bể chứa xăng dầu
  • Làm chống thấm bể hầm biogas
  • Và một số hạng mục khác…

Những lợi ích của màng trong chống thấm mái nhà

So với các vật liệu chống thấm cùng phân khúc, màng chống thấm vẫn đứng đầu về số lượng bán ra mỗi năm. Nguyên nhân là bởi loại vật liệu này có những lợi ích tuyệt vời sau đây:

  • Tạo lớp chống thấm cực hiệu quả: sản phẩm có thiết kế dạng tấm, bề mặt trên và dưới đều được bao phủ lớp bảo vệ tạo lớp màng kín hoàn toàn, ngăn ngừa nước và hơi ẩm len lỏi vào bên trong.
  • Dễ dàng cắt và tạo hình theo từng khu vực cần chống thấm: hiện nay, mái nhà được thiết kế rất đa dạng, với nhiều kiểu dáng khác nhau, do đó, bề mặt khu vực này hầu như không bằng phẳng. Ngoài ra, tại đây thường có các điểm như ống thoát nước, máng thoát nước, ống khói,… điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thi công chống thấm. Việc sử dụng các tấm màng sẽ giúp bạn dễ dàng cắt và tạo hình theo nhu cầu, đảm bảo toàn bộ mái nhà đều được chống thấm theo đúng yêu cầu.

Dùng màng chống thấm mái dễ dàng cắt tạo kiểu theo địa hình thi công

Dùng màng chống thấm mái dễ dàng cắt tạo kiểu theo địa hình thi công

  • Không cần chờ vật khô liệu sau khi thi công: màng chống thấm khá tiện lợi ở điểm, sau khi thi công, bạn chỉ cần sơn phủ bảo vệ lên bề mặt là có thể đưa vào sử dụng được ngay, không cần chờ thời gian khô như các dòng sơn hay hóa chất chống thấm.
  • Các bước thi công đơn giản: so với màng chống thấm tự dính, màng khò nóng có quy trình thi công phức tạp hơn chút nhưng nhìn chung các bước thi công đều rất đơn giản. Chỉ cần đảm bảo kỹ thuật thi công chính xác, thợ có nhiều kinh nghiệm là được.
  • Chịu được thời tiết khắc nghiệt: ngoài khả năng chịu được mưa bão, nhiều màng chống thấm hiện nay có khả năng chịu mức nhiệt lên đến 150 độ C. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi thi công cho khu vực ngoài trời như mái nhà.
  • Chịu được áp lực lớn: màng chống thấm được gia cố các lưới sợi thủy tinh liên kết sợi liệu không dệt giúp gia cố, cung cấp cho màng khả năng chống lão hóa với độ bền kéo dãn, khả năng chống rách, chống đâm thủng và giãn dài.

Quy trình các bước thi công màng chống thấm

Như đã nói ở trên, việc thi công màng chống thấm khá đơn giản, tuy nhiên yêu cầu thợ thi công phải đảm bảo kỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm. Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện chuẩn nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo:

Thi công mái nhà bằng màng chống thấm tự dán

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Trong quy trình chống thấm, việc đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đục bỏ phần gạch lồi lõm, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, đất cát,… những tác nhân gây ảnh hưởng đến độ bám dính của màng, đảm bảo sự kết dính và bao phủ tốt nhất cho bề mặt.

Bước 2: Quét sơn lót 

Dùng sơn lót chuyên dụng, sơn lên bề mặt nhẵn và khô bằng chổi quét, con lăn hoặc máy phun.

  • Sơn chống thấm có độ nhớt thấp nên dễ dàng chui vào các lỗ hổng bê tông nhằm giúp kết dính giữa màng lót với bề mặt bê tông được tốt hơn
  • Ngoài ra, sơn lót cũng hoạt động như chất kết dính lớp bụi tích lũy trên bề mặt bê tông còn sót sau khi vệ sinh
  • Chỉ thực hiện dán màng sau khi lớp sơn lót khô khoảng 1 giờ. 

Bước 3: Thi công màng chống thấm tự dán

  • Bắt đầu dán từ các điểm hoặc rãnh thấp nhất do dòng nước sẽ chảy qua hoặc song song với các rảnh đó, không chảy ngược lại

Thi màng tự dán đơn giản hơn nhiều so với màng khò nóng

Thi màng tự dán đơn giản hơn nhiều so với màng khò nóng

  • Phần dư tại các tấm màng được dùng để lắp đặt các tấm chồng lên nhau theo thứ tự tấm sau gối lên tấm trước đó.
  • Bắt đầu thi công bằng cách trải cuộn màng và căn chỉnh theo các đường nối cạnh
  • Tháo nửa cuộn, đứng bên phần cuộc đã trải ra để ngăn cuộn di chuyển, phần chống mí tuổi tiểu cạnh tấm là 70mm và cuối tấm là 100mm.

Bước 4: Thi công phủ bảo vệ

Thi công lớp phủ trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu để lâu, màng sẽ bị tác động của thay đổi nhiệt độ gây bong rộp khỏi bề mặt dán.

Thi công mái nhà bằng màng chống thấm khò nóng

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Tương tự như thi công màng tự dán, bề mặt cũng cần được làm sạch các tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ, đất đá, làm phẳng các điểm lồi lõm, khuyết tật, bê tông bở phải được loại bỏ và sửa chữa bằng vữa xi măng trộn Revinex, đặc biệt là giữ bề mặt khô ráo.

Bước 2: Quét sơn lót

  • Dùng chổi, con lăn hoặc máy phun thi công sản phẩm lót Lemax SB Primer (0.2kg/m2) hoặc Nirol-W (0.1kg/m2) nhằm tăng độ bám dính của màng khò trên bề mặt bê tông. 
  • Chờ lớp lót khô trong 1h trước khi thi công khò màng chống thấm.  

Bước 3: Thi công màng chống thấm khò nóng

Vật liệu được thi công bằng phương pháp khò trực tiếp sử dụng đèn khò khí ga

  • Bắt đầu khò từ lớp polyethylene của phần đã trải ra của cuộn màng. Phương pháp khò thích hợp là để ngọn lửa khò có dạng chữ “L”, với tỷ lệ khoảng 75% nhiệt độ cho diện tích cuộn màng và 25% còn lại cho diện tích kết cấu, bao gồm cả màng xung quanh đã được dán trước đó.

Thi công màng khò nóng yêu cầu thợ phải có kỹ thuật và kinh nghiệm

Thi công màng khò nóng yêu cầu thợ phải có kỹ thuật và kinh nghiệm

  • Khò phần dưới của màng cho đến khi lớp bitum có độ bóng và bắt đầu chảy mềm. Trải cuộn màng đều về phía trước và dùng lực cơ học để dán chặt, đảm bảo bám dính tốt với bề mặt thi công. 
  • Khò cả phần gối chồng lên nhau và dùng bay miết để tạo sự liên kết tốt nhất. Hợp chất dư thừa nên ép và làm phẳng vào các vị trí nối bằng cách sử dụng bay nóng. 
  • Các vị trí chưa bám dính cần nâng lên và khò lại, tuyệt đối không bịt kín các vị trí trên bằng cách khò lên bề mặt phía trên màng.

Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện

  • Sau khi lớp màng được dán xong, bạn cần kiểm tra kĩ lớp màng, đảm bảo đạt yêu cầu rồi mới tiến hành phủ lớp bảo vệ
  • Thi công lớp phủ cần làm càng sớm càng tốt, do nếu để lâu, nhiệt độ hoặc các yếu tố cơ học khác sẽ tác động gây nguy cơ bị bong tróc.

Địa chỉ mua màng chống thấm uy tín

Việc chọn đơn vị cung cấp vật liệu chống thấm uy tín là điều mà ai cũng quan tâm, tuy nhiên không phải ai cũng chọn được địa chỉ bán đảm bảo cả về chất lượng và giá cả. Mua sản phẩm chính hãng, chất lượng cao không chỉ tăng hiệu quả thi công mà còn đảm bảo tuổi thọ dài lâu.

Hiện nay, thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp màng chống thấm với đa dạng các sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu, sản xuất trong nước và hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, để đảm bảo tất cả các sản phẩm là hàng chính hãng, đã được kiểm định chất lượng, bạn hãy đến với Siêu thị chống thấm.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chống thấm tại Việt Nam với hơn 20 năm có mặt trên thị trường, Siêu thị chống thấm đã tạo dựng được niềm tin cho khách hàng bằng cách mang đến cho họ những sản phẩm tốt với mức giá tốt.

  • Các sản phẩm được nhập khẩu từ các thương hiệu lớn trên thế giới, đảm bảo chất lượng, đa dạng các phân khúc
  • Thường xuyên cập nhật công nghệ hiện đại
  • Báo giá sản phẩm được công khai trên các trang website, fanpage
  • Có hệ thống các cửa hàng, kho bãi tại nhiều tỉnh thành
  • Đội ngũ kỹ sư, thợ chống thấm đông đảo, giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, mang lại dịch vụ chống thấm trọn gói, tư vấn giải pháp chuyên nghiệp.

Trên đây là những lợi ích của việc sử dụng màng trong chống thấm mái nhà. Các sản phẩm màng chống thấm hiện có sẵn tại Sieuthichongtham.com.vn, quý khách cần tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm vui lòng truy cập https://sieuthichongtham.com.vn/ hoặc liên hệ 0904 093 533 để được tư vấn nhanh nhất.


Màng chống thấm tự dính Panda, các đặc tính và cách thi công chống thấm bằng màng tự dính

1. Đặc tính quan trọng

Màng Chống Thấm Tự Dính Mặt Trơn Panda là một loại màng nhựa đàn hồi tự dính, được sản xuất từ nhựa nhiệt dẻo SBS APP (Atactic Polypropylene) & SBS (Styrene – Butadiene – Styrene). Để tăng khả năng chịu lực và độ dẻo dai, màng được gia cố bằng lưới Polyester không dệt. Sau khi loại bỏ lớp nylon, màng có thể dễ dàng được dán lên bề mặt cần chống thấm.

Màng Chống Thấm Tự Dính Mặt Trơn Panda có ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với khả năng bám dính vào các bề mặt như gỗ, nhựa, thủy tinh, vữa, bê tông và nhiều vật liệu khác, màng này có thể được sử dụng trên mái nhà, tường, lan can, chụp ống khói, mái hiên, tường đầu hồi, khe nứt trên mái nhà ngói, chống thấm sàn tàu, công nghiệp ô tô và nhiều ứng dụng khác.

Một điểm đặc biệt của Màng Chống Thấm Tự Dính Mặt Trơn Panda là khả năng sử dụng trên những vị trí mà không được phép sử dụng nhiệt. Với tính chất tự dính, màng này có thể dễ dàng bám chắc lên các tấm cách nhiệt như XPS (Polystyrene Extruded), EPS (Expanded Polystyrene) và các vật liệu không chịu nhiệt như nhựa và gỗ.

Đặc biệt, Màng Chống Thấm Tự Dính Mặt Trơn Panda cũng có thể dễ dàng ứng dụng trên các bề mặt cong và nghiêng. Nhờ tính linh hoạt và khả năng bám dính, màng này có thể được điều chỉnh để phù hợp với các vị trí góc cạnh, nhỏ và khó thi công.

Màng Chống Thấm Tự Dính Mặt Trơn Panda có những đặc tính vượt trội mang lại những giải pháp thiết thực cho nhiều hạng mục và vị trí khác nhau. Với khả năng tự dính, màng này tạo ra một lớp kín nước hiệu quả và đồng thời có khả năng chịu biến động kết cấu, giúp bảo vệ các công trình khỏi sự thấm nước và sự thay đổi cấu trúc của môi trường xung quanh.

Một ưu điểm quan trọng của Màng Chống Thấm Tự Dính Mặt Trơn Panda là tính linh hoạt trong việc ứng dụng trên các bề mặt cong hoặc nghiêng. Điều này cho phép màng dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với các vị trí có hình dạng phức tạp và khó thi công. Bên cạnh đó, màng Panda được sản xuất dưới dạng cuộn với chiều rộng 1m và chiều dài 10m hoặc 15m, mang lại sự tiện lợi trong quá trình sử dụng. Màng có thể được dính ngay sau khi lớp nylon bị lột bỏ, giảm bớt thời gian và công sức thi công.

Tuy nhiên, để đảm bảo độ bám dính tốt, bề mặt thi công cần được chuẩn bị kỹ càng. Nó phải khô ráo và sạch sẽ trước khi áp dụng màng Panda. Trên các bề mặt bê tông, cần quét lớp sơn lót Primer Panda trước khi dán màng và sau khi lớp sơn lót khô, mới tiến hành dán màng Panda. Điều này giúp cải thiện độ bám dính và đảm bảo hiệu suất chống thấm tốt nhất.

Màng Chống Thấm Tự Dính Mặt Trơn Panda cũng có thể được sản xuất với lớp hạt khoáng (đá) trên bề mặt. Điều này mở ra khả năng sử dụng màng như một lớp vật liệu trang trí, không chỉ có tác dụng chống thấm mà còn mang lại một hình thức thẩm mỹ cao.

2. Bảo quản và lưu ý quan trọng

Để bảo quản màng chống thấm, nên lưu trữ cuộn màng theo chiều thẳng đứng để tránh các vấn đề như móp, méo hay biến dạng không mong muốn. Đặc biệt, không nên xếp chồng các cuộn màng lên nhau để tránh tạo áp lực và gây tổn hại cho màng bên trong. Các cuộn màng cần được bảo vệ khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia cực tím, bằng cách đặt chúng trong một khu vực có ánh sáng không trực tiếp. Ánh nắng mặt trời có thể gây nhiệt độ cao và làm màng mềm, dẫn đến nguy cơ tràn nước và hỏng hóc. Ngoài ra, cần tránh để màng tiếp xúc với các nguồn nhiệt như lửa, đốt cháy hoặc các thiết bị phát nhiệt, vì nhiệt độ cao có thể làm màng biến dạng và mất tính năng chống thấm.

Việc bảo quản màng chống thấm cũng đòi hỏi chú ý đến sự thay đổi nhiệt độ. Màng nên được lưu trữ trong một môi trường ổn định về nhiệt độ và độ ẩm để tránh các biến đổi nhiệt độ đột ngột. Sự thay đổi nhiệt độ có thể làm màng co lại hoặc giãn nở, gây ảnh hưởng đến tính linh hoạt và độ bám dính của nó. Để đảm bảo điều kiện lưu trữ tốt nhất, màng chống thấm nên được bảo quản ở một kho lạnh hoặc một kho có điều kiện kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.

Ngoài ra, việc bảo quản màng chống thấm cần tuân thủ các quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông qua việc tuân thủ các quy định này, ta có thể đảm bảo rằng màng sẽ giữ được tính năng chống thấm tốt nhất và đảm bảo độ bền lâu dài.

3. Chống thấm dành cho nhà vệ sinh, KV ẩm ướt sử dụng Panda 2.0mm PE

Những lợi ích của việc sử dụng màng trong chống thấm mái nhà

Những lợi ích của việc sử dụng màng trong chống thấm mái nhà

Chuẩn bị bề mặt

TRIỂN KHAI QUY TRÌNH THI CÔNG MÀNG CHỐNG THẤM TỰ DÍNH PANDA 2.0MM PE Trước khi tiến hành thi công màng chống thấm tự dính Panda 2.0mm PE, bề mặt cần được tiến hành công đoạn chuẩn bị kỹ lưỡng. Quá trình này bao gồm các bước sau đây:

  1. Loại bỏ tạp chất: Bề mặt phải được làm sạch hoàn toàn khỏi các tạp chất như cát, bụi, đất đá, dầu mỡ và các tác nhân ô nhiễm khác. Sử dụng các phương pháp như quét, hút bụi hoặc rửa sạch bề mặt để đảm bảo loại bỏ tối đa tạp chất có thể ảnh hưởng đến quá trình dính kết của màng chống thấm.
  2. Kiểm tra bề mặt: Tiếp theo, cần kiểm tra kỹ bề mặt để phát hiện các lõi lõm, khuyết tật hoặc kết cấu không đặc chắc. Những khu vực như vậy cần được xử lý đặc biệt để đảm bảo màng chống thấm có khả năng bám dính tốt và không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Trong trường hợp bề mặt bê tông bị phá vỡ hoặc hư hỏng, cần sử dụng vữa xi măng trộn Revinex để tiến hành sửa chữa và khắc phục.

Thi công lớp lót

Trong quá trình thi công màng chống thấm, bước tiếp theo là thi công lớp lót. Quá trình này bao gồm các bước sau đây, sử dụng các sản phẩm chuyên dụng của hãng sơn Panda:

  1. Trộn sơn Panda Primer: Trước tiên, trộn sơn Panda Primer với nước theo tỷ lệ 1:3 để tạo ra dung dịch sơn. Quá trình trộn này cần tuân theo đúng tỷ lệ quy định để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của lớp lót.
  2. Quét, lăn hoặc phun sơn: Dùng chổi quét, con lăn hoặc máy phun để sơn lớp lót lên bề mặt nhẵn và khô. Định mức sơn cần được tuân thủ, với lượng sơn khoảng 0,4kg/m2. Quá trình này đảm bảo sơn được phủ đều và đạt độ dày nhất định trên bề mặt.
  3. Thời gian khô: Chỉ khi lớp sơn lót đã khô khoảng 1 giờ, mới được tiến hành dán màng chống thấm. Thời gian khô này cần được tuân thủ để đảm bảo lớp sơn lót đã ổn định và có khả năng kết dính tốt với màng chống thấm.

Lớp sơn lót có độ nhớt thấp, giúp nó dễ dàng xâm nhập vào các lỗ hổng trên bề mặt bê tông và tạo sự kết dính tốt hơn giữa màng lót và bề mặt bê tông. Đồng thời, lớp sơn lót cũng hoạt động như một chất kết dính, giúp gắn kết các hạt bụi còn sót lại trên bề mặt bê tông sau quá trình làm sạch.

Qua quá trình thi công lớp lót này, ta đảm bảo rằng màng chống thấm được dán lên một bề mặt đã được lót sơn chất lượng, đồng thời tăng khả năng kết dính và tạo sự kín đáo cho hệ thống chống thấm.

Chồng mép

Trong quá trình dán màng chống thấm, việc chồng mép được thực hiện theo các quy tắc sau, nhằm đảm bảo tính chuyên môn và hiệu quả của quá trình:

Bắt đầu từ điểm thấp nhất: Quá trình dán màng chống thấm bắt đầu từ các điểm hoặc rãnh có độ cao thấp nhất. Điều này nhằm đảm bảo rằng dòng nước sẽ chảy qua hoặc chảy song song với các rãnh đó mà không chảy ngược lại. Các tấm màng dư thừa sẽ được sử dụng để lắp đặt các tấm chồng lên nhau, theo thứ tự từ tấm sau gối lên tấm trước đó.

Trải cuộn màng chống thấm: Bắt đầu thi công màng chống thấm bằng cách trải cuộn màng chống thấm Panda 2.0mm PE và căn chỉnh theo các đường nối cạnh. Quá trình này đảm bảo màng được trải phẳng và tiếp xúc chính xác với bề mặt.

Đảm bảo định vị cuộn: Trước khi bắt đầu dán, ta nên tháo nửa cuộn và đứng bên phần cuộn đã được trải ra để ngăn cuộn màng di chuyển. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định và tiện lợi trong quá trình thi công.

Kích thước chồng mép: Kích thước chồng mép cần tuân theo các quy định chuyên môn. Với cạnh tấm, phần chồng mép tối thiểu là 70mm, trong khi cuối tấm cần có phần chồng mép ít nhất 100mm.

MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN CHÚ Ý KHI THI CÔNG MÀNG TỰ DÍNH PANDA 2.0MM PE

MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN CHÚ Ý KHI THI CÔNG MÀNG TỰ DÍNH PANDA 2.0MM PE

MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN CHÚ Ý KHI THI CÔNG MÀNG TỰ DÍNH PANDA 2.0MM PE

Chồng mí biên và sử dụng bay thi công miết mạnh: Tại vị trí chồng mí biên, cần chú ý đảm bảo biên độ chồng mí từ 7cm đến 10cm và sử dụng bay thi công miết mạnh để đảm bảo kín đáo phần tiếp giáp. Điều này giúp tăng cường tính chắc chắn và khả năng chống thấm của hệ thống.

Gia cố các vị trí yếu: Để đảm bảo chất lượng bám dính và tuổi thọ của màng, cần chú trọng gia cố các điểm yếu như góc tường, khe co giãn và cổ ống. Quá trình gia cố này giúp tăng cường sự ổn định và bền vững của hệ thống màng chống thấm.

Xử lý bong bóng khí: Nếu xảy ra hiện tượng bong bóng khí làm phồng rộp màng sau khi thi công, cần đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn để thoát khí, sau đó dán đè tấm màng khác lên với biên độ chồng mí ít nhất là 50mm.

Lớp bảo vệ sau thi công: Ngay sau khi hoàn thành thi công hệ thống màng chống thấm, cần thực hiện lập tức lớp bảo vệ để tránh làm rách hoặc hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ và thiết bị, đặt thép.

Thi công lớp bảo vệ kịp thời: Việc thi công lớp bảo vệ nên được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu để lâu, màng có thể bị bong rộp khỏi bề mặt dán do sự co giãn dưới tác động của thay đổi nhiệt độ.

Thông qua việc tuân thủ các yếu tố trên, quá trình thi công màng tự dính Panda 2.0mm PE sẽ đạt được hiệu quả cao và đảm bảo tính ổn định và chất lượng của hệ thống chống thấm.

Thông tin thêm đến khách hàng:

0/5 (0 Reviews)