Thấm dột trần nhà là tình trạng không còn quá xa lạ mỗi khi vào mùa mưa. Nó không chỉ đơn thuần là gây bất tiện trong sinh hoạt hay làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến kết cấu toàn bộ công trình, giảm tuổi thọ sử dụng, thậm chí gây mất an toàn. Dưới đây là tổng hợp 3 cách chống thấm dột trần nhà triệt để, chi phí thấp, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Dấu hiệu và nguyên nhân gây thấm trần nhà
Việc quan trọng trong chống thấm dột trần nhà là phát hiện càng sớm càng tốt, xử lý ngay khi có dấu hiệu và xác định chính xác nguyên nhân gây thấm. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết thấm trần nhà và nguyên nhân gây thấm thường gặp nhất.
Dấu hiệu trần nhà bị thấm dột:
- Trần nhà bị võng: khi thấy trần bê tông bị võng bạn cần nghiêm túc đánh giá và xem xét cách xử lý ngay lập tức. Đây là một trong những sự cố tiềm tàng gây nguy hiểm cho công trình. Tình trạng này khá dễ phát hiện do các vị trí võng xuống sẽ thấp hơn bề mặt toàn bộ trần, nghiêm trọng hơn có thể sụt lún thẳng xuống sàn, đe dọa tới cả công trình. Điều này cần được chú ý theo dõi đối với mọi công trình, từ nhà mặt phố đến chung cư cao tầng sử dụng trần bê tông liền khối hoặc sàn bê tông nhẹ lắp ghép.
Trần xuất hiện vết loang lổ là dấu hiệu rõ nhất của thấm dột
- Trần nhà bị ẩm mốc: những công trình nhà ở lâu năm hoặc chung cư giá rẻ khi xảy ra tình trạng thấm dột nước sẽ khiến trần nhà và góc tường có nhiều vết chân chim rạn nứt và ngả vàng. Kèm theo đó là trần bị đọng nước, nhỏ giọt gây mất thẩm mỹ và nguy hiểm với gia đình.
- Trần nhà bị nhỏ nước: khi các giọt nước nhỏ giọt từ trần nhà ở khu vực tầng áp mái mà không phải bên dưới phòng tắm hay khu vực có nước thì bạn có thể khẳng định phần mái nhà hoặc sân thượng nhà mình đã có vấn đề với lớp chống thấm. Xác định vị trí làm cho trần bị nhỏ nước trước tiên để khoanh vùng xử lý.
Nguyên nhân gây thấm trần nhà:
- Bỏ qua khâu chống thấm dột trần nhà hoặc cách xử lý chưa tốt: sân thượng đọng nước lâu ngày dẫn tới hiện tượng thấm ẩm thông qua các vết rạn nứt, nứt cổ trần, mao mạch rỗng… dần dần lan rộng và ngấm xuống trần nhà
- Nhiệt độ thay đổi thường xuyên khiến sàn mái bị rạn nứt, gây ra các vết nứt nghiêm trọng ở sản mái. Những kẽ nứt này khi gặp trời mưa sẽ tạo thành các dòng chảy rò rỉ xuống trần nhà làm trần bị thấm nước. Việc bạn cần làm lúc này là xử lý các vết nứt triệt để
- Do kết cấu nền móng yếu, tác động từ yếu tố ngoại lực
- Thợ thi công ẩu, không đảm bảo kỹ thuật, phương pháp, vật liệu
- Thấm từ sàn nhà tầng trên lan xuống hoặc do thấm nước từ nhà vệ sinh, sân thượng làm ảnh hưởng xuống trần nhà bên dưới.
Hậu quả khi trần nhà bị thấm
Thấm dột trần nhà là hiện tượng rất phổ biến, hầu hết các công trình đều có thể xảy ra tình trạng này nếu quá trình xây dựng, chủ công trình không có phương pháp xử lý. Không thực hiện chống thấm dột trần nhà sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng cho gia chủ và các công trình như:
- Cứ trời mưa là thấy cảnh nước thấm dột khắp nhà khiến bạn cảm thấy ngán ngẩm, nhất là khi vào mùa mưa ở Nam Bộ hay mùa xuân mưa phùn ở Bắc Bộ
- Trần nhà thấm gây ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ ngôi nhà như nấm mốc, phá hủy kết cấu bê tông
- Xuất hiện hiện tượng ố vàng, lớp sơn bị phồng rộp khiến ngôi nhà mất thẩm mỹ nghiêm trọng
- Thấm dột thường xuyên gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, hô hấp, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ
- Trần thấm dột trần nhà kéo theo chân tường ẩm ướt làm những ổ điện, thiết bị điện âm tường bị ấm nước, lâu ngày dễ làm hư hỏng, giảm độ bền. Thậm chí còn có thể gây ra sự cố chạm mạch, cháy nổ, điện giật…
Cách chống thấm dột trần nhà
Với những hậu quả có thể gặp phải khi trần nhà thấm dột kể trên, bạn cần tiến hành thực hiện các cách chống thấm dột trần nhà kịp thời. Sau đây là 2 cách xử lý chống thấm mà Siêu thị chống thấm tổng hợp được từ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế, cho hiệu quả cao, mời bạn đọc cùng tham khảo:
Chống thấm dột trần nhà bằng Neoproof PU Fiber
Neoproof PU Fiber là vật liệu chống thấm gốc polyurethane, gia cố bằng sợi kỹ thuật giúp tăng cường độ bền cơ học. Đây là dung dịch chống thấm dùng cho hạng mục lộ thiên cho các công trình xây dựng nhà ở dân dụng, công nghiệp như nhà xưởng, bể nước…
Dùng Neoproof PU Fiber chống thấm dột trần nhà để có hiệu quả tốt nhất
Lớp phủ chống thấm Neoproof PU Fiber có thể dùng trên toàn bộ bề mặt hoặc cục vộ, những vị trí và chi tiết khó như xung quanh bộ phận thông gió, ống khói, máng xối…
Hướng dẫn thi công
Bước 1: Chuẩn bị mặt nền
- Bề mặt cần thi công phải ổn định, sạch, khô, được bảo vệ khi độ ẩm tăng cao, không bám bụi, dầu, mỡ
- Loại bỏ các vật liệu bám dính kém, lớp phủ cũ, làm sạch bề mặt kỹ lưỡng về mặt cơ học hoặc hóa học
- Các bề mặt phải có độ dốc thích hợp, bằng phẳng, nhẵn và liên tục (không có lỗ rỗng, vết nứt, rãnh…). Nếu có vết nứt hay lỗ rỗng cần xử lý phù hợp (dùng bả bột thích hợp).
Bước 2: Thi công lót
- Lớp lót có vai trò tăng khả năng kết dính giữa bề mặt với vật liệu chống thấm.
- Dùng vật liệu lót Neotex thích hợp để quét 1 lớp lót trước khi thi công Neoproof PU Fiber. Nếu nền là gốc xi măng, nên dùng Revinex pha loãng với nước theo tỷ lệ Revinex : nước – 1: 4 hoặc quét lót bằng hệ dung môi Silatex Primer hoặc Vinyfix Primer.
Bước 3: Thi công
- Khuấy kỹ vật liệu chống thấm bằng máy khuấy chuyên dụng, quét/lăn ít nhất 2 lớp bằng chổi quét hoặc con lăn
- Lớp thứ nhất pha loãng với 5% nước sạch, lớp thứ hai (ba, bốn…) thi công sau 24 giờ và không pha loãng
- Mỗi lớp chống thấm phải được thi công theo hướng thẳng đứng hoặc khác với hướng trước đó.
Trong lĩnh vực xây dựng và chống thấm dột trần nhà, sự chọn lựa vật liệu và việc thi công đúng cách đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự bền vững và hiệu quả của hệ thống chống thấm. Neoproof PU Fiber là một giải pháp đáng tin cậy; tuy nhiên, việc tuân thủ các hướng dẫn cụ thể là quan trọng để đạt được kết quả tối ưu. Bài viết này cung cấp một cái nhìn toàn diện về các lưu ý cần xem xét trong quá trình thi công Neoproof PU Fiber.
Lưu Ý Đặc Biệt khi chống thấm dột trần nhà với Pu Fiber:
- Điều Kiện Thời Tiết:
- Neoproof PU Fiber không nên được áp dụng dưới điều kiện ẩm ướt hoặc nếu dự kiến có thời tiết mưa trong quá trình thi công hoặc quá trình chống thấm của sản phẩm.
- Nhiệt độ bề mặt trong quá trình thi công và quá trình làm khô phải ít nhất 3°C so với điểm sương để tránh vấn đề ngưng tụ.
- Thi Công Trên Bề Mặt Dọc của Mái:
- Quá trình thi công chống thấm dột trần nhà cần được tiếp tục đủ mạnh trên bề mặt dọc của mái (tối thiểu 30cm), nhằm tạo ra một màng chống thấm đồng đều.
- Đề xuất che phủ hoàn toàn các vùng nổi lên (upstands) và tiếp tục quá trình chống thấm trên các phần ngang của chúng.
- Tăng Độ Dày Màng Phủ Khô:
- Độ bền của hệ thống chống thấm dột trần nhà được cải thiện thông qua việc tăng độ dày tổng màng phủ khô, có thể đạt được thông qua việc áp dụng thêm lớp hoặc các lớp.
- Tăng Cường Chống Thấm ở Vùng Nước Ứ Đọng:
- Tại các khu vực có khả năng nước đọng lâu dài, nên tăng cường Neoproof PU Fiber bằng vật liệu polyester Neotextile.
- Trong trường hợp này, ít nhất 3 lớp Neoproof PU Fiber cần được áp dụng tại các khu vực cần refors. Tuy nhiên, đồng thời cần tạo độ dốc phù hợp trước để tạo điều kiện cho nước chảy mượt mà khỏi mái.
- Đối với Sàn Mài Xi Măng Mới:
- Khi có sàn mài xi măng mới và ngay sau khi lắp đặt, đề xuất tạo các đường nối phù hợp (mỗi 15-20m2 vùng bề mặt và ở độ sâu khoảng bằng ¾ độ dày của sàn mài xi măng).
- Cần phải đóng kín đường nối (ví dụ, với dây bọt PE bọc kín và Neotex PU Joint sau khi đã chuẩn bị phủ lớp lót). Cũng cần tạo các đường nối mở rộng xung quanh mép, như đã mô tả, với chiều rộng tối thiểu là 1cm. Mọi đường nối hiện tại của nền bê tông cần phải được chuyển sang nền mới.
Chống thấm dột trần nhà bằng Neoproof PU360
Cũng là vật liệu chống thấm polyurethane nhưng Neoproof PU 360 lý tưởng cho che phủ bề mặt ngang và đứng trước khi ốp lát hoặc láng/trát vữa xi măng. Vật liệu này giúp tăng khả năng chống cong vặn, nhanh khô, kết liền khe nứt, đặc biệt là thân thiện với môi trường.
Neoproof PU360 được nhiều chuyên gia khuyên dùng trong chống thấm dột trần nhà
Quy trình thi công như sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt
- Loại bỏ hết các bụi bẩn, vết dầu mỡ… có khả năng làm ảnh hưởng đến độ kết dính
- Đục bỏ phần lồi, trám bít khu vực lõm, vết rạn chân chim
- Làm khô bề mặt bằng tự nhiên hoặc dùng máy thổi.
Bước 2: Quét sơn lót
- Sơn lót có vai trò tăng độ kết dính giữa bề mặt bê tông với vật liệu chống thấm
- Dùng vật liệu lót thích hợp để quét 1 lớp lót trước khi thi công chống thấm bằng Neoproof PU360.
Bước 3: Thi công chống thấm dột trần nhà
- Dùng máy khuấy, khuấy đều vật liệu chống thấm để tạo hỗn hợp đồng nhất, để vật liệu nghỉ ít phút rồi quét/lăn ít nhất 2 lớp bằng chổi quét hoặc con lăn
- Lớp thứ nhất pha loãng với 5% nước sạch, lớp thứ hai (và các lớp tiếp theo) thi công sau 24 giờ và không pha loãng
- Mỗi lớp Neoproof PU360 phải được thi công theo hướng thẳng đứng hoặc khác với hướng trước đó.
Những Lưu Ý Quan Trọng Trong Quá Trình Thi Công chống thấm dột trần nhà bằng Sản Phẩm Neoproof PU360
Trong quá trình thi công sản phẩm Neoproof PU360, việc tuân thủ các lưu ý đặc biệt là quan trọng để đảm bảo hiệu suất và độ bền của hệ thống chống thấm. Dưới đây là những điều cần chú ý:
- Không Thi Công Dưới Điều Kiện Ướt:
- Neoproof PU360 không nên được áp dụng dưới điều kiện ẩm ướt hoặc trong trời mưa.
- Tránh áp dụng sản phẩm nếu dự kiến điều kiện ẩm hoặc thời tiết mưa sẽ tiếp tục trong quá trình thi công chống thấm dột trần nhà hoặc quá trình đóng rắn của sản phẩm.
- Nhiệt Độ Bề Mặt Cao Hơn Điểm Sương:
- Nhiệt độ bề mặt của bề mặt cần chống thấm, cũng như quá trình đóng rắn, phải ít nhất cao hơn 3°C so với điểm sương để tránh vấn đề ngưng tụ.
- Ứng Dụng Dưới Gạch, Trát, vv.:
- Đối với việc áp dụng sản phẩm dưới gạch, trát, và các vật liệu khác, nên phát tán cát thạch anh trong lớp cuối cùng của sản phẩm khi nó vẫn còn ẩm để tăng cường sự bám dính của lớp sau đó của keo dán gạch, trát, v.v.
- Sau khi Neoproof PU360 đã đóng rắn, bất kỳ hạt nào lỏng lẻo cần được loại bỏ bằng máy hút bụi cường độ cao. Đề xuất sử dụng keo dán gạch đàn hồi (loại C2TE S1).
- Tăng Độ Dày Màng Phủ Khô:
- Độ bền của hệ thống chống thấm được tăng cường thông qua việc tăng độ dày màng phủ khô toàn bộ. Điều này có thể đạt được thông qua việc áp dụng thêm một hoặc nhiều lớp bổ sung.
- Đối Với Sàn Chất Liệu Mới:
- Trong trường hợp chất liệu chống thấm được áp dụng lên lớp sàn xi măng mới, nên tạo các mối nối phù hợp (khoảng cách 15-20m2) và ở độ sâu khoảng bằng ¾ độ dày của lớp xi măng.
- Cần phải niêm phong đúng cách các mối nối này (ví dụ: bằng dây đàn hồi PE foam kín cạnh và Neotex PU Joint sau khi lớp xi măng được lót primer).
- Cũng cần tạo các mối nối mở rộng xung quanh viền, như đã mô tả trước đó, với chiều rộng tối thiểu là 1cm.
- Mọi mối nối có sẵn trên tấm xi măng nên được chuyển sang nền chất liệu mới.
Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, quá trình thi công Neoproof PU360 sẽ đảm bảo hiệu suất và độ bền cao, giúp bảo vệ công trình khỏi sự xâm nhập của nước và các yếu tố khác có thể gây hại.
Chống thấm dột trần nhà bằng màng tự dính Bitumax
Màng tự dính Bitumax được gia cường polyester mang lại độ bền cao, khả năng chống thấm tuyệt vời. Loại vật liệu này thường được dùng làm lớp dưới (có các lớp vật liệu khác bên trên). Vì thi công dán lạnh nên quá trình thi công nhanh, không cần thiết bị hay kỹ năng đặc biệt, độ an toàn cao.
Màng Bitumax dễ thi công, chi phí phải chăng, hiệu quả chống thấm cao
Các bước thi công như sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt
- Bề mặt thi công cần làm sạch, mài phẳng, xử lý vết nứt và lỗi kết cấu bằng vữa xi măng trộn Revinex.
Bước 2: Thi công lớp lót
- Sử dụng sơn lót quét theo đúng định mức và đợi 1 – 2 giờ cho khô.
Bước 3: Dán màng tự dính
- Bắt đầu dán màng từ các điểm hoặc rãnh thấp nhất, vì dòng nước sẽ chảy qua hoặc song song với các rãnh đó nhưng không chảy ngược lại.
- Phần dư tại các tấm màng sẽ được sử dụng để lắp đặt các tấm chồng lên nhau theo thứ tự, tấm sau gối lên tấm trước.
Bước 4: Thi công phủ bảo vệ
- Thi công lớp phủ bảo vệ trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu để lâu, màng sẽ bị bong rộp do sự co giãn dưới tác động thay đổi nhiệt độ.
Trên đây là 3 cách chống thấm dột trần nhà triệt để, chi phí thấp. Gọi đến Hotline 0904 093 533 hoặc truy cập website: https://sieuthichongtham.com.vn/ để được tư vấn về dịch vụ.
Chào mừng bạn đến với Siêu thị chống thấm, công ty chống thấm hàng đầu, nơi mang đến giải pháp an toàn và bền vững cho mọi công trình. Chúng tôi tự hào với những điểm mạnh mà hiếm có các công ty nào có được!
Vật liệu Chống thấm dột trần nhà đỉnh cao từ các nguồn cung cấp quốc tế
Chúng tôi chọn lựa vật liệu chống thấm từ những quốc gia nổi tiếng như Hy Lạp, Nga, và nhiều nguồn cung cấp uy tín khác trên thế giới. Sự chọn lựa kỹ lưỡng này giúp đảm bảo rằng sản phẩm của chúng tôi đạt đến tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và hiệu suất chống thấm.
Phân phối rộng khắp cả nước thông qua hệ thống cơ sở chống thấm
Để đảm bảo sản phẩm của chúng tôi tiếp cận mọi ngóc ngách của đất nước, chúng tôi xây dựng một hệ thống cơ sở phân phối rộng lớn. Bạn có thể yên tâm về việc sản phẩm sẽ được gửi đến tận nơi một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Quy trình chống thấm kép, độc đáo và hiệu quả
Chúng tôi tự hào với quy trình chống thấm duy nhất tại Việt Nam, với hiệu quả gấp năm lần so với các phương pháp thông thường. Điều này không chỉ là cam kết của chúng tôi với chất lượng mà còn là sự đảm bảo cho công trình của bạn trước thách thức từ môi trường.
Hotline hỗ trợ 24/7: 0904 093 533
Chúng tôi luôn lắng nghe và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ ngay qua hotline: 0904 093 533 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng.
Chuỗi siêu thị chống thấm phủ sóng khắp cả nước
Ngoài ra, để đảm bảo sự tiện lợi cho bạn, chúng tôi đã xây dựng một chuỗi siêu thị chống thấm chuyên cung cấp các loại vật liệu nhập khẩu hàng đầu. Với hệ thống này, chúng tôi mong muốn giúp bạn dễ dàng tiếp cận và lựa chọn những sản phẩm chống thấm phù hợp nhất cho công trình của mình.
Chúng tôi cam kết mang lại sự yên tâm và an toàn cho công trình của bạn thông qua những giải pháp chống thấm đỉnh cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm. Hãy để chúng tôi là đối tác tin cậy của bạn trong mọi dự án!
Facebook của chúng tôi: Tại đây