Tin tức

Xử lý nhà vệ sinh bị thấm: Nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng thấm

Màng bitum được ưa chuộng trong xử lý nhà vệ sinh bị thấm

Nhà vệ sinh bị thấm chắc hẳn là điều không quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nguyên nhân gây thấm, cách xác định thấm dột sớm cũng như cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Cùng Siêu thị chống thấm làm rõ các vấn đề này tại bài viết dưới đây.

Nguyên nhân thấm nhà vệ sinh

Trước khi áp dụng các phương pháp xử lý nhà vệ sinh bị thấm, bạn cần xác định đâu là nguyên nhân gây thấm. Như vậy, việc xử lý, khắc phục mới triệt để. Theo các chuyên gia, nhà vệ sinh bị thấm nước thường do 5 nguyên nhân dưới đây.

Do lắp đặt thiết bị vệ sinh sai kỹ thuật

Việc lắp đặt và sử dụng thiết bị nhà tắm không đúng cách dẫn đến lỗi, hỏng rò rỉ nước hoặc nước xả tràn ra miệng ống thoát nước thấm xuống tầng dưới. Nguyên nhân là do các đấu nối vòi nước trong tường, sát bề mặt tường chưa khít.

Mặt sàn nhà vệ sinh nứt, hở

Sàn bê tông bị nứt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thấm nhà vệ sinh. Đôi khi, xây dựng không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng thép lỗi là nguyên nhân gây sự lún của kết cấu, dẫn đến việc sàn nứt từ đầu. Ngoài ra, những công trình lân cận xây dựng cũng có thể gây chấn động mạnh, khiến sàn bê tông nhà vệ sinh bị nứt.

Xác định nguyên nhân trước khi tiến hành xử lý nhà vệ sinh bị thấm

Xác định nguyên nhân trước khi tiến hành xử lý nhà vệ sinh bị thấm

Thông thường, bề mặt nhà vệ sinh được lát gạch để tạo vẻ đẹp và sự sang trọng. Tuy nhiên, nếu quá trình lát gạch không đúng, có thể xuất hiện các khe hở, khiến cho nước có thể thấm vào trong.

Nước bị thấm do hộp kỹ thuật

Trường hợp nước thấm do hộp kỹ thuật, nước sẽ từ từ thấm vào từng ngóc ngách. Dẫn đến việc tường nhà xuất hiện những vết loang lổ. Nếu nhà vệ sinh là loại sàn âm, thì nguyên nhân có thể là do phần tiếp giáp giữa các ống và hộp kỹ thuật hở, khiến nước bắt đầu rò rỉ và ngấm ra ngoài.

Mặt sàn không đảm bảo

Sàn nhà vệ sinh được lát ghép nhưng các mạch kết nối không đóng chặt. Độ dốc của sàn cũng không được đảm bảo, khiến nước tích tụ và ngấm xuống dưới theo thời gian.

Do hệ thống đường ống nước

Ống nước là điểm dễ bị xâm nhập bởi những tác nhân gây thấm dột. Trong quá trình lắp đặt, có thể không đảm bảo tính chắc chắn của miệng cống khiến quá trình sử dụng, nước sinh hoạt có thể ngấm qua miệng cống, xâm nhập vào hệ thống ống nước của công trình.

Thời tiết khắc nghiệt hay những yếu tố bên ngoài cũng có thể gây ảnh hưởng đến đường ống nước, gây tình trạng rò rỉ hoặc nứt vỡ. Điều này dẫn đến nhà vệ sinh bị thấm, dột, gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.

Nước mưa ngấm

Các bề mặt tường chưa được chống thấm hoặc việc xử lý chống thấm chưa đạt hiệu quả dẫn đến việc khi có mưa, nước có thể ngấm qua tường, tích tụ vào trong nhà vệ sinh. Điều này gây ra những phiền toái không đáng như ẩm ướt, nấm mốc, xấu xí.

Biểu hiện của tình trạng thấm dột nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi tiếp xúc thường xuyên nước. Do đó, kể cả khi thực hiện chống thấm ngay từ đầu, sau một thời gian bị hao mòn vẫn xuất hiện tình trạng thấm dột. Khi phát hiện các dấu hiệu thấm dột cần tiến hành các biện pháp xử lý nhà vệ sinh bị thấm càng sớm càng tốt. Vậy dấu hiệu thấm dột nhà vệ sinh là gì? 

  • Gạch và tường bị tổn thương: kiểm tra gạch, tường nhà vệ sinh nếu thấy vết nứt, loang lổ, rỉ nước hoặc rạn nứt trên bề mặt, đây có thể là dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm dột trong thời gian dài.
  • Mùi hôi khó chịu: Mùi hôi khó chịu xuất hiện dù không thấy dấu hiệu của nấm mốc hay hư hỏng gạch thì có có thể đó là dấu hiệu quả thấm dột. Có thể là do bồn cầu hoặc thiết bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ, tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn, môi trường ẩm ướt.

Biểu hiện nhà vệ sinh bị thấm dột

Biểu hiện nhà vệ sinh bị thấm dột

  • Tình trạng hư hỏng thiết bị: kiểm tra các thiết bị như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm nếu thấy các vết rò rỉ, thấm nước hoặc hư hỏng về cấu trúc, đó là dấu hiệu rõ ràng cho vấn đề thấm dột trong nhà vệ sinh.
  • Trường hợp hiện tượng thấm nghiêm trong, tường và trần nhà có thể thấm ngược và lan ra bên ngoài.
  • Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như: sơn bong tróc, xuất hiện vết nấm mốc đen, rêu cáu, sơ ẩm, ướt hoặc nhão phía trên trần nhà, trần nhà nhỏ giọt hoặc sàn nhà đổ mồ hôi,…

Khi thấy ít nhất một trong những dấu hiệu kể trên, hãy liên hệ ngay cho đơn vị thi công chống thấm để được tư vấn và tiến hành cách xử lý phù hợp, tránh để lâu dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và kết cấu công trình.

Hậu quả của việc nhà vệ sinh bị thấm

Thấm dột là nỗi “ám ảnh” của nhiều người và khi có dấu hiệu thấm dột, người ta sẽ tìm cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm sớm nhất có thể. Nguyên nhân là bởi, thấm dột sẽ gây ra những rắc rối sau:

  • Thấm dột tạo môi trường ẩm thấp, nhiều vi khuẩn sinh sôi phát triển. Tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập vào kết cấu công trình và gây ra nhiều mầm bệnh ảnh hưởng sức khoẻ.
  • Công trình bị nước ngấm nhanh chóng xuống cấp, hư hại. Nếu không phát hiện và xử lý, nấm mốc và nước có thể thấm qua khu vực khác.
  • Nhà vệ sinh bị thấm khiến xuất hiện nấm mốc, rêu cáu gây mất thẩm mỹ. Thấm dột lâu ngày làm các mảng vữa trên tường phồng rộp gây mất thẩm mỹ.
  • Nước đọng dưới sàn và ngấm vào tường lâu ngày gây ra mùi khó chịu.
  • Nước có thể thấm vào kết cấu tường rồi lan sang thiết bị kê sát tường như bình nóng lạnh, đèn điện tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ.

Xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng màng bitum

Sau khi đánh giá tình trạng thấm dột, nguyên nhân gây thấm cần tiến hành lựa chọn và thực hiện biện pháp xử lý nhà vệ sinh bị thấm. Màng chống thấm có ưu điểm là thi công nhanh, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, ổn định kích thước tốt. Với độ dày từ 3-5mm, đảm bảo hiệu quả chống thấm tuyệt đối.

Màng bitum được ưa chuộng trong xử lý nhà vệ sinh bị thấm

Màng bitum được ưa chuộng trong xử lý nhà vệ sinh bị thấm

Quy trình xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng màng bitum như sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt chống thấm

  • Vệ sinh kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. 
  • Nếu bề mặt không phẳng, cần làm phẳng trước khi tiến hành thi công.

Bước 2: Bắt đầu chống thấm

  • Sử dụng đèn khò khí gas để làm nóng bề mặt thi công.
  • Thoa lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt để tăng hiệu quả bám dính
  • Sử dụng máy khò nóng để đốt chảy lớp màng bitum và nhanh tay dán xuống bề mặt.
  • Để đảm bảo kín đáo, bạn có thể dùng gioăng trương nở để quấn quanh các ống cống.
  • Chân tường cần dán cao khoảng 15-20cm để đảm bảo không có kẽ hở gây thấm giữa sàn và chân tường.
  • Sau khi hoàn thành việc dán màng chống thấm, trát xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng.

Bước 3: Kiểm tra và thử nghiệm

Để đảm bảo hiệu quả thi công, bạn cần tiến hành ngâm nước trong vòng 24 giờ và kiểm tra lại chất lượng. Có như vậy, mới đảm bảo việc xử lý nhà vệ sinh bị thấm triệt để.

Trên đây là những nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh, biểu hiện của thấm dột cũng như cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm đơn giản mà hiệu quả. Siêu thị chống thấm cung cấp dịch vụ chống thấm trọn gói, phân phối vật liệu chống thấm chính hãng. Liên hệ 0904 093 533 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khảo sát.

0/5 (0 Reviews)