Tin tức

Kỹ thuật chống thấm tường nhà chuẩn xác, cho hiệu quả dài lâu

Kỹ thuật chống thấm tường nhà cần có đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện

Thấm dột tường là tình trạng khá phổ biến hiện nay, có thể bắt gặp cả ở công trình cũ và mới. Chống thấm là việc rất cần thiết để ngăn ngừa thấm dột tường. Dưới đây là những kỹ thuật chống thấm tường nhà chuẩn, cho hiệu quả lâu dài, mọi người có thể tham khảo áp dụng cho công trình của mình.

Nguyên nhân tường nhà bị thấm

Tường nhà bị thấm làm xuất hiện các mảng ố màu, rêu mốc phát triển. Chưa kể nó còn làm hư hỏng các thiết bị, đồ dùng đặt trên tường, gần tường. Đặc biệt, thấm tường lâu ngày có thể làm yếu dần kết cấu toàn bộ công trình.

Xác định nguyên nhân gây thấm là việc rất cần thiết nếu muốn thực hiện các kỹ thuật chống thấm tường nhà hiệu quả. Theo các chuyên gia chống thấm, tường bị thấm thường là do:

  • Do mưa nhiều, lượng nước lớn: bản chất của xi măng là hút nước mạnh và có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) đường kính từ 20 đến 40 micromet. Do vật, khi bề mặt tường tiếp xúc với nước, những khe hở mao quản sẽ bị nước xâm nhập vào và gây hiện tượng thấm.

Tường thấm gây mất thẩm mỹ

Tường thấm gây mất thẩm mỹ

  • Do vị trí ống thoát nước sàn giáp lai tường nha, rãnh nước trên sàn mái: nước và hơi ẩm từ những nơi này có thể theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường thấm vào bên trong. Theo thời gian, tường bị nước thấm vào tạo thành từng mảng loang lổ cùng với đó là lớp sơn xuống cấp.
  • Tường nhà xuống cấp sau thời gian dài sử dụng: những vết nứt, bong tróc xuất hiện làm nước và hơi ẩm thấm sâu vào trong tường, nhất là khi vào mùa mưa, tình trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn.
  • Quá trình xây dựng, sử dụng cốt bê tông không đúng quy chuẩn hoặc không đủ vữa xi măng: điều này tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông khiến nước thấm vào tường nhanh hơn.
  • Nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là chủ đầu tư không chủ động thực hiện những phương pháp ngăn thấm dột ngay từ khi xây dựng.

Kỹ thuật chống thấm tường nhà ngoài trời

Tường ngoài trời là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí hậu, đối mặt với nhiều bất cập, nguy cơ thấm dột cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, việc chống thấm tường chưa triệt để và chú trọng như nước ngoài.  

Đảm bảo kỹ thuật chống thấm tường nhà để có hiệu quả tốt nhất

Đảm bảo kỹ thuật chống thấm tường nhà để có hiệu quả tốt nhất

Và khi chống thấm thường mắc phải những sai lầm như:

  • Chống thấm tường không có kế hoạch
  • Chỉ chống thấm khi phát hiện thấm
  • Thuê thợ thi công chưa đủ trình độ và kinh nghiệm
  • Sử dụng sơn chống thấm ngoài trời không đạt chuẩn (khả năng kháng UV, chống nước…)
  • Sử dụng vật liệu không đồng bộ

Chống thấm tường ngoài trời có hai trường hợp: chống thấm cho tường cũ đã xuống cấp và chống thấm cho tường mới xây. 

Đối với tường cũ bị xuống cấp

Với tường này, chi phí sửa chữa sẽ cao hơn so với việc chống thấm ngay từ đầu. Tuy nhiên, vẫn có cách hiệu quả để sửa chữa và thêm lớp chống thấm mới. Dưới đây là những bước cơ bản, nhưng không đảm bảo thẩm mỹ nếu bạn tự thực hiện vì nó yêu cầu kỹ thuật chống thấm tường nhà cao.

  • Bước 1: Dùng dụng cụ phù hợp cạo sạch lớp sơn đã bong tróc, lau và vệ sinh những vết ẩm, rêu mốc.
  • Bước 2: Kiểm tra kỹ những vết nứt, vết hở trên bề mặt. Trám lại bằng loại vữa và keo chuyên dụng.
  • Bước 3: Dùng sơn chống thấm để hoàn thành. Đảm bảo bề mặt tường khô thoáng, độ ẩm đạt dưới 16%. Rồi sơn 1 – 2 lớp chống thấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với tường mới xây

Lựa chọn chống thấm tường ngoài ngay từ đầu là hiệu quả nhất, công trình sẽ được bảo vệ dài lâu. Cùng với đó là hiệu quả thẩm mỹ được nâng cao khi công trình hoàn thành. Các kỹ thuật chống thấm tường nhà từ ban đầu cũng đơn giản hơn so với tường cũ.

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt. Sử dụng công cụ làm phẳng, sạch bề mặt, loại bỏ cát, bụi bẩn và vụn xi măng nhô lên. Đảm bảo mặt tường khô ráo, độ ẩm thấp theo quy chuẩn.
  • Bước 2: Phun một lớp lót chống thấm. Bước này quan trọng không kém bước chống thấm. Nó có tác dụng tăng sự liên kết giữa bề mặt và vật liệu chống thấm, gia tăng khả năng chống thấm của tường.
  • Bước 3: Thực hiện chống thấm. Phủ từ 1 đến 2 lớp chống thấm hoặc sử dụng các phương pháp chống thấm khác như dán vật liệu gốc bitum…

Kỹ thuật chống thấm tường nhà bên trong

Chống thấm tường trong nhà còn gọi là chống thấm ngược, thi công nơi không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm. Phương pháp này được thực hiện khi không thể chống thấm bên ngoài hoặc chống thấm bên ngoài không hiệu quả.

Kỹ thuật chống thấm tường nhà cần có đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện

Kỹ thuật chống thấm tường nhà cần có đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện

Việc chống thấm ngược tường nhà đòi hỏi kỹ thuật chuyên nghiệp bởi nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng nhà về lâu dài. Do đó, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng chống thấm ngược cho tường. Một số trường hợp thường được sử dụng chống thấm ngược tường nhà như:

  • Tường trong nhà bị ẩm, thấm do làm tầng hầm và thấp hơn cốt đường hiện hữu/
  • Tường nhà giáp liền với tường nhà hàng xóm.
  • Đơn vị thi công hiểu rõ về kết cấu bê tông của bức tường chống thấm.

Chống thấm tường cũ trong nhà

Kỹ thuật chống thấm tường nhà cũ yêu cầu thợ phải có kinh nghiệm. Trước tiên cần làm sạch bề mặt tường, cạo lớp vôi cũ, rửa sạch. Nếu tường bị thấm cần xử lý chống thấm rồi mới bả matít và lăn sơn. Có làm kĩ thì hiệu quả chống thấm mới cao.

  • Bước 1: Cạo sạch lớp sơn cũ đã bong tróc, dùng chổi sắt đánh sạch lớp rong rêu nếu có để tránh lớp chống thấm bị bong rộp về sau.
  • Bước 2 : Dùng keo chống thấm trám các vết nứt, kẻ hở của tường.
  • Bước 3 : Phủ ít nhất 2 lớp với các loại sơn chống thấm chuyên dụng. Chỉ tiến hành sơn khi bề mặt đã làm sạch, khô ráo để đảm bảo chất lượng về sau. Cuối cùng có thể sơn phủ màu theo ý của gia chủ.

Chống thấm cho tường mới trong nhà

Kỹ thuật chống thấm tường nhà bên trong sẽ đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí nếu được thực hiện ngay khi mới xây xong.

  • Tường mới xây khô xong, tô trát và đánh bóng làm sạch.
  • Tiếp đến dùng các loại vật liệu chống thấm chuyên dụng để xử lý chống thấm, sau đó trát vữa như thông thường để công trình có thẩm mỹ cao nhất.
  • Ưu điểm các loại vật liệu này là chống thấm nước tuyệt vời, tính đàn hồi cao, dễ thi công cũng như tuổi thọ cao, và giá thành rẻ hợp lý.

Lưu ý khi thực hiện thi công chống thấm tường nhà

Kỹ thuật chống thấm tường nhà cần đảm bảo để có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau để việc chống thấm được tốt nhất.

  • Chọn vật liệu phù hợp, đây là điều cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến 30% chất lượng chống thấm hoàn thiện cuối cùng của công trình. 
  • Tránh thi công vật liệu Silatex Super nếu dự báo có mưa trong vòng 3 ngày tới.
  • Với tường mới xây, bắt buộc thi công lớp lót để tăng độ bám dính và tránh hao vật liệu.
  • Độ ẩm cao và nhiệt độ thấp trong thời gian thi công sẽ kéo dài thời gian khô và ngược lại..
  • Với vật liệu Revinex Flex U360 nên để khô từ 5 đến 8 ngày trước khi ốp gạch hoặc thi công lớp phủ.
  • Rửa thiết bị, dụng cụ thi công bằng nước sạch ngay sau khi thi công. Nếu vật liệu đã đông cứng, hãy dùng bằng biện pháp cơ học để loại bỏ.

Trên đây là những kỹ thuật chống thấm tường nhà được đánh giá là hiệu quả nhất hiện tại. Siêu thị chống thấm cung cấp dịch vụ chống thấm trọn gói, vật liệu chống thấm chất lượng chính hãng với mức giá tốt nhất. Liên hệ hotline 0904.093.533 để được tư vấn chi tiết và báo giá sớm nhất.

0/5 (0 Reviews)