Nhà vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với nước nên có nguy cơ thấm dột rất cao, gây ảnh hưởng tới cuộc sống và làm mất thẩm mỹ cho công trình. Vì thế chống thấm nhà vệ sinh là giải pháp hiệu quả mang đến tuổi thọ sử dụng cao cho công trình. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới quý độc giả top 3 phương pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh đang được đánh giá cao và áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Nhận biết nhà vệ sinh bị thấm dột? Giải đáp nguyên nhân
Trước khi đi sâu tìm hiểu 3 biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng này và điểm qua những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thấm dột công trình. Thực tế, nhà vệ sinh bị thấm dột sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ và tuổi thọ sử dụng nói chung của công trình.
Dấu hiệu nhận biết
Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu công trình bị thấm dột sẽ giúp chủ đầu tư đưa ra phương án xử lý nhanh chóng, kịp thời. Chủ đầu tư có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau để xác định xem công trình của mình có đang bị thấm dột hay không.
- Phần trần và tường nhà vệ sinh xuất hiện tình trạng rỉ nước, ẩm mốc, các vệt mốc khiến công trình rất mất thẩm mỹ.
- Phần gạch ốp lát xuống cấp, xỉn màu, vỡ, khiến nước dễ dàng chảy qua.
- Xuất hiện mùi hôi ở công trình ngay cả khi không có tình trạng ẩm mốc. Trong trường hợp này rất có thể bồn cầu đã bị rò rỉ nước.
- Các thiết bị có trong nhà vệ sinh như vòi hoa sen, bồn cầu, vòi nước bị han rỉ, rò rỉ, xuống cấp.
Thực tế, các dấu hiệu nói trên hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường. Vì vậy, chỉ cần chú ý là các chủ đầu tư có thể quan sát và nhận biết sớm tình trạng nhà vệ sinh bị thấm dột. Hậu quả của hiện tượng thấm dột là rất nghiêm trọng nếu như chủ đầu tư không can thiệp sớm. Trong đó, phải nhắc tới việc công trình sẽ xuống cấp nghiêm trọng, rêu mốc làm mất thẩm mỹ, vi khuẩn tích tụ, tấn công làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Nguyên nhân gây khiến nhà vệ sinh bị thấm dột
Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm dột và chủ đầu tư phải thực hiện việc chống thấm nhà vệ sinh. Dưới đây điểm qua những nguyên nhân chính có thể dẫn tới tình trạng này:
- Không thực hiện việc thi công chống thấm công trình ngay từ khâu xây dựng ban đầu, hạng mục đổ bê tông không đúng kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu chống thấm.
- Do rò rỉ, nứt vỡ hoặc tắc đường ống dẫn nước.
- Trong quá trình ốp lát gạch, phần mạch không kín hoàn toàn hoặc bị bong khi sử dụng, nước đọng lại lâu ngày gây thấm.
- Bồn cầu thi công sai kỹ thuật nên sau thời gian sử dụng nước sẽ thấm dần xuống nền nhà vệ sinh.
- Phần kết cấu của sàn bê tông bị sụt lún do đan thép sai tiêu chuẩn, chất lượng thi công kém.
Dù là nguyên nhân nào gây ra tình trạng thấm dột đi chăng nữa thì việc thi công chống thấm nhà vệ sinh khắc phục tình trạng này là hết sức cần thiết, cần phải tiến hành càng sớm càng tốt để bảo vệ tuổi thọ sử dụng cho công trình.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh chuẩn kỹ thuật
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh là hạng mục đặc biệt quan trọng, cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe về mặt kỹ thuật. Tùy thuộc vào vật liệu lựa chọn sẽ có quy trình thi công cụ thể, đáp ứng yêu cầu chống thấm đề ra. Tuy vậy trước khi thi công bất kỳ hạng mục nào, chủ đầu tư cũng cần phải tiến hàng kiểm tra các hạng mục cơ bản của công trình để đánh giá chính xác nhất tình trạng gặp phải.
Hạng mục cần kiểm tra trước khi thực hiện chống thấm
Mỗi nhà vệ sinh sẽ có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và kết cấu của mỗi công trình. Tuy nhiên, trước khi tiến hành tu sửa và thi công chống thấm nhà vệ sinh, chủ đầu tư nên kiểm tra tổng quát các hạng mục sau:
- Hệ thống đường ống nước: Trường hợp hệ thống này nứt vỡ, nước có thể rò rỉ qua khe nứt và thấm vào sàn, tường gây ra tình trạng thấm dột.
- Cống thoát nước: Khi phần miệng cống không được xử lý tốt thì sau một thời gian sử dụng rất dễ xuất hiện tình trạng co ngót, tách lớp gây thấm dột.
- Trần nhà và tường: Chủ đầu tư nên thực hiện việc kiểm tra kết cấu của tường nhà, rà soát toàn bộ những khe nứt để trám và trét vết nứt, đảm bảo điều kiện chống thấm tốt nhất.
- Sàn nhà: Phần gạch sàn không được ốp kín hoặc ko đạt chuẩn về kỹ thuật để nước có thể thoát nhanh sẽ gây ra tình trạng thấm dột.
Ngoài những hạng mục nói trên, chủ đầu tư cần kiểm tra lại tổng quan công trình để phát hiện sớm những vấn đề liên quan và có biện pháp can thiệp sớm.
Quy trình chi tiết với top 3 biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả
Trong số các biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh hiện nay, sử dụng màng khò, Neoproof PU360 và Revinex Flex FP là được ưa chuộng hơn cả. Dưới đây là các thông tin chi tiết hướng dẫn quy trình thi công với từng loại vật liệu này để quý bạn đọc cùng tham khảo.
Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng vật liệu Neoproof PU360
Neoproof PU360 được nhiều chủ công trình lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội. Đây là vật liệu chống thấm gốc polyurethane. Chúng có quy trình thi công đơn giản và nhanh chóng, rất được ưa chuộng trong chống thấm nhà vệ sinh.
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho bề mặt trước khi thi công
- Bề mặt thi công cần phải đảm bảo sạch sẽ và không chứa các thành phần gây ô nhiễm như dầu mỡ, bụi bẩn.
- Thêm nữa, bề mặt này cũng cần phải đảm bảo khô hoàn toàn và không đọng nước để việc thi công diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 2: Thi công lớp lót
Trong bước này, thợ thi công sẽ thực hiện quét lớp lót để đảm bảo chất kết dính trước khi thi công lớp sơn chính thức.
Bước 3: Thi công với vật liệu Neoproof PU360
Thợ thi công sử dụng máy khuấy tốc độ chậm trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút cho tới khi dung dịch trở nên đồng đều, chờ cho vật liệu nghỉ khoảng 3 phút thì sử dụng chổi quét và phun. Chờ lớp chống thấm đầu tiên khô se bề mặt thì tiếp tục tiến hành phun hoặc quét lớp thứ hai.
Chống thấm sàn vệ sinh bằng vật liệu Revinex Flex FP
Ngoài màng chống thấm khò nóng và sơn gốc polyurethane thì vật liệu chống thấm gốc xi măng là giải pháp tối ưu dành cho thi công ngăn thấm dột nhà vệ sinh và khu vực ẩm ướt khác. Vật liệu có thể áp dụng với các công trình nhà vệ sinh cũ hoặc nhà vệ sinh ở tầng 2. Các bước thi công cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện về bề mặt trước khi thi công.
- Bề mặt của công trình cần đảm bảo sạch sẽ, không chứa các thành phần ô nhiễm, gây bong tróc hay dầu mỡ.
- Bề mặt này cũng cần phải được làm ẩm toàn bộ trước khi bước vào thi công chính thức, đặc biệt không để đọng nước.
- Toàn bộ các vị trí khuyết tật và lỗ hổng cần phải được đục phẳng, trám khít trước khi thi công với vật liệu chính.
Bước 2: Tiến hành khuấy trộn vật liệu
Nên khuấy và trộn vật liệu bằng máy tốc độ chậm cho tới khi dung dịch đảm bảo độ đồng đều. Chờ sau 3 phút mới tiến hành thi công chính thức.
Bước 3: Thi công với vật liệu Revinex Flex FP
- Lớp thứ nhất cần được thi công bằng chổi quét hoặc dạng phun.
- Khi lớp thứ nhất còn ướt, thì chủ đầu tư nên tiến hành rải lưới thủy tinh Gavazzi .
- Chờ cho lớp chống thấm thứ nhất khô se toàn bộ bề mặt thì tiến hành phun và quét lớp thứ 2.
Bước 4: Thi công lớp phủ bảo vệ ở bên trên lớp chống thấm để hoàn thành công trình
Chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả bằng màng khò
Trong số các vật liệu chống thấm nhà, màng khò được ưa chuộng nhờ ưu điểm về chi phí, quá trình thi công nhanh chóng và hiệu quả chống thấm nước. Để đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật và hiệu quả chống thấm, chủ đầu tư nên tìm kiếm các đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp.
Dù thao tác không quá phức tạp nhưng biện pháp này vẫn cần được thực hiện bởi đội thợ thi công lành nghề, giàu kinh nghiệm. Chi tiết các bước trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh với màng khò như sau.
Bước 1: Chuẩn bị yêu cầu về bề mặt
Bề mặt để thi công chống thấm nhà vệ sinh với màng khò cần đảm bảo sạch cát, bụi, đất và dầu mỡ. Toàn bộ vị trí khuyết tật, lồi lõm cần được loại bỏ hết để tạo ra độ bằng phẳng. Vị trí khiếm khuyết cần được sửa chữa với vữa xi măng trộn Revinex trước khi tiến hành thi công chính thức.
Bước 2: Thi công với lớp lót
- Chủ đầu tư cần sử dụng lớp sơn lót để trải đều lên trên bề mặt bằng các dụng cụ chuyên dụng như con lăn, chổi quét. Chỉ được phép thực hiện dán màng chống thấm khi lớp sơn này khô được khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Lớp sơn lót có độ nhớt thấp, có thể dễ dàng chui vào các lỗ hổng của bê tông, nhờ đó, giúp tăng độ kết dính giữa mảng lót với bề mặt của bê tông.
- Bên cạnh đó, lớp sơn lót cũng sẽ hoạt động giống như chất kết dính những bụi bị tích lũy ở trên bề mặt bê tông còn sót lại, tăng hiệu quả cho việc thi công sau đó.
Bước 3: Tiến hành chống thấm với màng khò nóng
Màng chống thấm dạng khò nóng sẽ được dán nhờ việc sử dụng đèn khò khí gas, vì thế việc sử dụng mỏ hàn cầm tay sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Trong quá trình thi công, người thợ cần lưu ý tới một số vị trí quan trọng như góc chân tường, cổ ống hay vị trí chồng mí giữa hai tấm màng.
Siêu Thị Chống Thấm – Đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh chất lượng
Chống thấm nhà vệ sinh là hạng mục quan trọng của mỗi công trình, đòi hỏi chủ đầu tư phải tìm kiếm và lựa chọn những đơn vị thi công chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng và độ bền cho công trình. Hiện nay Siêu Thị Chống Thấm là đơn vị hàng đầu, được đông đảo khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
Quý khách hàng sẽ được tư vấn các giải pháp chống thấm chất lượng, đảm bảo độ bền bỉ vượt trội cho các công trình. Chất lượng đội ngũ nhân lực được đánh giá cao cùng với chất lượng của nguồn nguyên vật liệu giúp đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho chủ đầu tư.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan tới chống thấm nhà vệ sinh và những vấn đề liên quan. Khi cần tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ tới Siêu Thị Chống Thấm để được hỗ trợ.