Bất kể bạn là một nhà thầu chuyên nghiệp, một kiến trúc sư sáng tạo hay một chủ đầu tư tìm kiếm giải pháp chống thấm đáng tin cậy cho công trình của mình, việc chọn lựa vật liệu phù hợp là một bước quan trọng và không thể coi thường. Trong thế giới xây dựng ngày nay, khi sự bền vững và tính thẩm mỹ được đặt lên hàng đầu, Màng Tự dính Chống thấm đang trở thành một lựa chọn phổ biến và được ưa chuộng.
Màng Tự dính Chống thấm không chỉ đem lại hiệu suất bảo vệ cao với khả năng chống thấm tuyệt vời, mà còn mang đến sự tiện lợi trong việc lắp đặt và đa dạng về ứng dụng. Bằng cách kết hợp công nghệ tiên tiến với vật liệu chất lượng, những tổ hợp này không chỉ đáp ứng nhu cầu chống thấm mà còn tạo ra một lớp vật liệu bền bỉ, phù hợp với mọi điều kiện môi trường và thời tiết.
Hãy cùng khám phá sâu hơn về những ưu điểm đặc biệt của Màng Tự dính Chống thấm và tại sao chúng trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dự án xây dựng hiện đại.
Tình trạng thấm nước là gì?
Nôm na dễ hiểu, thấm nước là hiện tượng nước xâm nhập vào bên trong kết cấu công trình, từ phía có áp lực cao sang phía có áp lực thấp. Quá trình này lâu dần sẽ khiến cấu trúc bị ảnh hưởng, tuổi thọ công trình giảm xuống và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Mức độ thấm nước của vật liệu là nặng hay nhẹ sẽ được đánh giá và phụ thuộc vào bản chất, độ rỗng và tính chất của các vật liệu hay bề mặt công trình.
Thấm nước gây nên những ảnh hưởng gì?
Tùy vào vật liệu hay bề mặt mà chúng ta có thể đánh giá được tính thấm khác nhau. Ví dụ: Bề mặt sắt, thép sẽ ít bị thấm nước hơn so với bề mặt gạch, gỗ. Thế nhưng, có là bề mặt nào chăng nữa thì khi bị thấm nước cũng sẽ gây ra những vấn đề chung như sau:
- Mất thẩm mỹ: Thử tưởng tượng tường hoặc trần nhà được “trang trí bất đắc dĩ” bởi những vết ố xanh – đỏ – tím – vàng, rêu mốc, vết rạn nứt chẳng chịt thì không gian sống của bạn sẽ như thế nào?
- Ảnh hưởng sức khỏe: Trời mưa càng lâu thì tường nhà thấm nước sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt, đây là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi và gây hại cho sức khỏe. Đó là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về hô hấp như: viêm xoang, nấm da hay viêm mũi…, ảnh hưởng cho người già lẫn trẻ nhỏ.
- Thiệt hại về kinh tế: Chi phí sửa chữa, cải tạo và khắc phục các hạng mục bị ẩm mốc, thấm nước và thậm chí cả chi phí cho những đồ dùng nội thất bên trong.
- Mất thời gian, gây ức chế: Không gian sống thấm dột càng lâu thì bạn càng phải trải qua những ngày tháng mệt mỏi trong không gian ấy. Quyết định sửa chữa đồng nghĩa với việc bạn phải dành thời gian dọn dẹp đồ đạc.
- Nguy cơ mất an toàn cháy nổ: Tường nhà bị ẩm sẽ gây nên cháy nổ do chập điện, bởi đơn giản, toàn bộ hệ thống đường điện của ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng khi tường bị thấm nước.
Ứng dụng của màng tự dính chống thấm trong việc ngăn ngừa thấm nước
Một vấn đề quan trọng trong xây dựng chính là phải đảm bảo tính chống thấm cho bề mặt ngoài của công trình. Dưới tác động của mưa gió, nhiệt độ cũng như ánh sáng mặt trời, kết cấu xây dựng sẽ dễ dàng bị phá hủy nếu như không được chống thấm triệt để.
Màng phủ chống thấm, hay còn gọi là màng tự dính chống thấm hoặc màng chống thấm tự dính bitum là từ dùng để chỉ một sản phẩm chống thấm phổ biến hiện nay, giúp bảo vệ các công trình khỏi hiện tượng thấm nước. Ở những nội dung sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về màng tự dính, ứng dụng, ưu – nhược điểm của sản phẩm này.
Màng tự dính chống thấm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành xây dựng, giúp bảo vệ các công trình khỏi hiện tượng thấm nước. Một số ứng dụng có thể kể đến như sau:
- Hố móng: Giúp ngăn nước từ đất hoặc nước xâm nhập vào hố móng, giúp công trình luôn khô ráo.
- Hệ thống mái nhà: Bảo vệ mái nhà khỏi thấm nước, một số sản phẩm màng còn có khả năng chống nứt gãy và chống tia cực tím.
- Hệ thống bể chứa nước: Giúp ngăn chặn sự thất thoát nước và đảm bảo nước trong bể luôn sạch sẽ.
- Hệ thống bể bơi/ hồ bơi: Ngăn chặn sự thấm nước, giúp cho nước trong hồ luôn sạch sẽ.
- Công trình ngầm: Các hệ thống bãi đỗ xe, cầu hầm cần được chống thấm để đảm bảo tính chất lưu thông của nước và ngăn chặn sự xâm nhập từ môi trường xung quanh vào các công trình ngầm
Màng tự dính chống thấm và ứng dụng
Khái niệm về màng tự dính chống thấm
Màng chống thấm tự dính là dạng màng nguội, thi công lạnh bằng cách dán trực tiếp màng lên bề mặt mà không cần tác động nhiệt để làm dính. Sản phẩm được cấu tạo bởi các tầng màng SBS, APP có độ dính dày đặc giữa các chất cao su và có độ đàn hồi cao kết hợp với cát và nhựa đường.
Màng chống thấm tự dính là dạng màng chống thấm polymer có được qua quá trình hiệu chỉnh nhựa bitum với copolime dựa trên polyolefin. Sự điều chỉnh này nhằm đảm bảo màng tự dính dễ dàng sử dụng, tiêu thụ ít gas và bám dính hoàn hảo.
Màng tự dinh thích hợp trong hầu hết các ứng dụng chống thấm, đặc biệt có lớp màng cách ly ở giữa nhằm bảo vệ mặt tiếp xúc luôn duy trì độ dính bền chặt.
Giá trị của màng tự dính chống thấm trong xây dựng và ngành công nghiệp
Màng chống thấm tự dính mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho công trình xây dựng như:
- Bảo vệ kết cấu: Màng chống thấm tự dính giúp bảo vệ kết cấu nhờ việc tạo một lớp bảo vệ chắc chắn, giúp kết cấu công trình không bị hư hỏng do nước và các yếu tố ngoại cảnh khác.
- Ngăn thấm nước: Ngăn chặn sự xâm nhập của chất lỏng, giúp cho công trình luôn an toàn và ổn định.
- Tăng tuổi thọ công trình: Giảm thiểu rủi ro và hư hỏng do công trình bị thấm nước, qua đó, kéo dài tuổi thọ công trình bền lâu.
- Đảm bảo chất lượng công trình: Giúp công trình đạt được tiêu chuẩn về chống thấm và bảo vệ môi trường nhờ sử dụng màng tự dính không chứa các chất độc hại.
- Tiết kiệm chi phí: Giảm thiểu các chi phí bảo trì, sửa chữa do đã ngăn chặn được quá trình thấm nước cũng như ngăn được sự hủy hoại xảy ra do thấm nước.
Giá màng chống thấm tự dính
Để hiểu hơn về những thông số kỹ thuật được sử dụng để chứng minh cho tính ưu việt của màng chống thấm tự dính, mời bạn đọc tham khảo những thông số cơ bản và bảng giá sản phẩm sau:
Chủng loại | Màng tự dính Lemax | Màng tự dính 2 mặt Lemax | Màng khò nóng Lemax |
Giá thành | 2.500.000đ – 3.315.000đ | 3.330.000đ | 1.600.000đ – 2.000.000đ |
Độ bền kéo | L: 308 N/cm T: 242 N/cm | L: 286 N/cm T: 222 N/cm | L: 500 N/5cm T: 350 N/5cm |
Mức độ giãn % | L: 21.8 T:63.1 | L: 25.6 T: 61.3 | L: 40 T: 40 |
Cường độ rạn nứt (N/mm) | L: 36.4 T: 44.1 | L: 47 T: 42.3 | – |
Thi công | Thi công nguội | Thi công nguội | Thi công khò nóng |
Tuổi thọ sản phẩm | Hàng chục năm | Hàng chục năm | Hàng chục năm |
Màng chống thấm tự dính 2 mặt
Giới thiệu về màng chống thấm tự dính 2 mặt
Là loại màng chống thấm được cấu tạo bởi lớp lõi polyester PE hoặc lớp lõi đan chéo, hai lớp mặt dính được tạo thành từ cao su nhựa đường tự dính và lớp màng ngăn cách ở giữa có khả năng tự phục hồi tốt. Màng chống thấm tự dính 2 mặt được thiết kế cho ứng dụng bền vững.
Với công nghệ sản xuất tiên tiến, màng chống thấm tự dính 2 mặt có thể kết dính chắc chắn với vữa xi măng hoặc chất cao su nhựa đường tạo cho bề mặt chống thấm hoàn hảo.
Ưu điểm của màng chống thấm tự dính 2 mặt
Hàng loạt ưu điểm của màng tự dính 2 mặt đã được đúc kết qua nhiều năm. Dưới đây là những ưu điểm mà chúng tôi cho rằng đáng quan tâm hơn cả.
- Ưu điểm về thi công: Đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng. Không cần gia nhiệt, không cần tốn kém chi phí mua sắm các dụng cụ và nhiên liệu.
- Ưu điểm về đặc tính: Khả năng bám dính cực tốt, ngăn nước tuyệt đối, khả năng kháng xé và kháng chọc thủng tốt.
- Ưu điểm về tính an toàn: An toàn tuyệt đối do thi công nguội, không gây ô nhiễm môi trường, không gây ra các mùi/ khói ảnh hưởng cho sức khỏe mọi người.
Cách thi công màng chống thấm tự dính 2 mặt
Mua được sản phẩm chất lượng nhưng thi công lại không bài bản, sai quy trình hoặc không tuân thủ các quy định thì chống thấm cũng sẽ không hiệu quả và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Chuẩn bị dụng cụ: Trước hết cần trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, găng tay cao su, khẩu trang và mắt kính để việc thi công diễn ra xuyên suốt.
- Chuẩn bị bề mặt: Làm sạch bề mặt và loại bỏ triệt để tạp chất, bụi bặm, vết dầu mỡ. Các phần gồ ghề, không bằng phẳng phải được triệt tiêu hoàn toàn. Bề mặt trước khi thi công phải nhẵn mịn, không bị ứ đọng nước.
- Quét lót bề mặt: Nhằm tăng khả năng bám dính giữa màng và bề mặt, nên sử dụng sơn lót quét lớp mỏng theo đúng định mức lên bề mặt chuẩn bị thi công.
- Thi công dán màng: Kiểm tra kỹ vật liệu chống thấm. Bóc lớp giấy lót, dán màng lên trên bề mặt Primer hoặc lớp vữa sao cho bằng phẳng, thật mịn. Ép chặt màng chống thấm để không khí bên dưới màng thoát ra.
- Xử lý chống mép: Dán chồng mép trước lên mép sau chừng khoảng 50mm đến 700mm. Dùng đèn khò để khò chặt các mép dán chồng.
- Kiểm tra thử nghiệm: Tuyệt đối tránh đi lại, dẫm lên lớp chống thấm khi vừa thi công xong. Chờ đợi chừng 48 giờ đồng hồ để màng chống thấm kết dính chặt với lớp lót.
- Xử lý lớp bảo vệ: Cán lớp vữa bảo vệ lên trên bề mặt màng.Những lưu ý cần nhớ khi thi công
Đôi khi nếu chúng ta bỏ quên những lưu ý này sẽ khiến cho màng chống thấm không phát huy hết hiệu quả vốn có của nó. Hãy nghiên cứu và ghi nhớ những điều sau để chống thấm đạt hiệu quả cao nhất nhé.
- Dùng dụng cụ miết chặt các vị trí chồng mí để phần tiếp giáp được kín đáo.
- Gia cố các vị trí yếu để kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng.
- Xử lý ngay khi có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện gây phồng rộp màng.
- Làm lớp bảo vệ ngay sau khi thi công màng tự dính xong, tránh tình trạng màng bị rách, hư hỏng.
- Thi công lớp bảo vệ càng sớm càng tốt để tránh màng bị bong rộp khỏi bề mặt do tác động của nhiệt độ khiến cho màng bị co giãn.
Các ưu điểm và hạn chế của màng tự dính so với màng khò nóng
Hạng mục | Màng tự dính | Màng khò nóng |
Ưu điểm |
|
|
Hạn chế |
|
|
Màng chống thấm tự dính Lemax
Trong rất nhiều các dòng sản phẩm màng chống thấm tự dính hiện nay, màng chống thấm Lemax là cái tên được kiểm chứng về chất lượng tuyệt vời, bao gồm cả khả năng chống thấm.
Giới thiệu
Màng tự dính Lemax có độ bám dính đặc trưng giữa những chất cao su và độ đàn hồi cao kết hợp với nhựa đường và cát nhờ việc được tạo ra từ những tầng màng SBS. Bên cạnh ưu điểm vượt trội như khả năng bịt kín, bảo vệ các lỗ thủng nhỏ, màng tự dính Lemax còn an toàn và tiện lợi khi xử lý chống thấm.
Cấu tạo và phân loại
Lớp bề mặt của màng tự dính Lemax cùng lớp keo có độ kết dính được tăng cường cao. Màng cách ly giúp cho bề mặt tiếp xúc của màng tự dính Lemax luôn duy trì độ dính lâu bền. Mặt đáy của màng có lớp giấy dán cách ly, khi thi công chỉ cần bóc lớp ra rồi dán trực tiếp vào bề mặt cần thi công (đã có lớp vữa bên trên), và không cần gia nhiệt.
Màng tự dính Lemax hiện có một số sản phẩm nổi trội như: Màng Lemax 1.5mm mặt Cát/ PE, màng tự dính Lemax 2mm mặt Cát/ PE và màng tự dính Lemax 2mm Hai mặt.
Đặc tính của màng tự dính Lemax
- An toàn cao khi thi công do không cần sử dụng nhiệt nhiều như màng khò nóng.
- Màng tự dính được dán trực tiếp trên lớp quét lót Primer hoặc lớp vữa xi măng.
- Có tính năng tự bảo vệ cũng như tự bịt kín các lỗ thủng nhỏ do có hợp chất tráng cao su SBS.
- Có thể chịu được co xé nhờ đặc tính đàn hồi cao.
- Đa dạng các độ dày từ 1.5mm trở lên và các chủng loại mặt Cát/ PE/ Hai mặt.
- Độ bám dính, gắn chặt với chất nền bê tông.
Ứng dụng của màng tự dính Lemax
Với nhiều đặc tính ưu việt, không khó hiểu khi màng chống thấm tự dính Lemax được nhiều thầu thợ lựa chọn sử dụng chống thấm như: Tường móng, đường hầm, tầng hầm, mái nhà, sàn đỗ xe hay các dạng công trình dân dụng khác.
Màng chống thấm khò nóng
Bên cạnh giải pháp màng chống thấm tự dính thì màng khò chống thấm (hoặc màng chống thấm khò nóng) là một sự lựa chọn hoàn hảo cho xử lý chống thấm. Màng chống thấm khò nóng được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ hàng đầu từ nhiều quốc gia như Ai Cập, Italy, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ…
Giới thiệu
Màng khò chống thấm được sản xuất từ bitum và hợp chất polymer, dạng cuộn và được thi công bằng phương pháp khò nhiệt. Sản phẩm được kiểm chứng ở độ bền, chất lượng cao, độ đàn hồi tốt đảm bảo màng không bị nứt, gãy khi gặp nền nhiệt độ cao.
Cấu tạo và phân loại
Màng khò chống thấm có cấu tạo khá đặc biệt chứa các phụ gia chuyên dụng có tác dụng chống tan chảy, co ngót và chống lão hóa. Bề mặt của màng khò nóng có 2 phần: (1) Mặt dưới là bitum hoặc các hạt khoáng giúp liên kết bề mặt sàn để tạo thành lớp cách ly khỏi các dạng chất lỏng bên trên. (2) Mặt còn lại là polyethylene có vai trò chặn nước từ trên bề mặt, đồng thời làm tăng độ đàn hồi cho sản phẩm.
Tùy từng yêu cầu thi công mà sử dụng các độ dày khác nhau với 3 độ dày phổ biến là 2mm/ 3mm/ 4mm, và các bề mặt Trơn/ Cát/ Đá.
Đặc tính của màng khò chống thấm
- Màng khò có khả năng chống thấm cực tốt, đặc biệt có thể kháng được tia tử ngoại.
- Phát huy hiệu quả ngay cả khi hoạt động trong môi trường có áp suất hơi nước cao.
- Tuổi thọ sản phẩm có thể lên đến vài chục năm nếu được thi công tốt.
- Độ đàn hồi cao, khả năng chịu nhiệt tốt.
- Chịu được cường độ đâm thủng tốt, khả năng chịu tải, chịu xé và chịu kéo tuyệt vời.
Ứng dụng của màng khò chống thấm
Sản phẩm có độ bền sử dụng vô cùng cao khi thi công đầy đủ quy trình, bài bản nên rất đông đảo anh em trong nghề xây dựng đã chọn lựa để thi công chống thấm trong các hạng mục như:
- Chống thấm cho hệ thống bể bơi, bể chứa nước
- Chống thấm cho các khu vực độ ẩm cao như phòng tắm, phòng giặt đồ và nhà vệ sinh.
- Chống thấm tầng hầm, sân thượng.
- Chống thấm mái nhà, sân nhà, ban công và các vị trí bị trũng.
- Chống thấm các hạng mục trong công trình xây dựng như đường hầm, đường ống, cầu đường.
Màng chống thấm nhà vệ sinh
Sàn nhà vệ sinh là nơi tiếp xúc nhiều nhất, liên tục nhất và thường xuyên nhất với nguồn nước, chất lỏng, độ ẩm. Bề mặt sàn ứ đọng nước lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng bị thấm. Mặc dù là vị trí quan trọng trong ngôi nhà nhưng nhiều người thường bỏ qua việc chống thấm cho nhà vệ sinh, dẫn đến việc khi xảy ra thấm dột, ẩm mốc, bong tróc thì mới loay hoay tìm cách xử lý.
Nhiều năm trở lại đấy, việc xử lý chống thấm cho nhà vệ sinh đã được các chủ đầu tư và chủ nhà quan tâm hơn nhờ nhiều giải pháp như sử dụng vật liệu chống thấm dạng lỏng, màng khò chống thấm hay màng tự dính. Sau đây, các chuyên gia của Sieuthichongtham.com.vn sẽ lần lượt giới thiệu ngắn gọn 2 phương án sử dụng màng chống thấm phổ biến nhất hiện nay.
- Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng: Sản phẩm màng khò chống thấm ở dạng rắn, và không phải là vật liệu chống thấm mới. Hệ sàn sau khi được sử dụng màng khò chống thấm bằng cách phủ kín mặt nền sẽ giúp cho bề mặt nền và vật liệu chống thấm kết dính hoàn toàn thông qua lớp quét lót. Để thi công màng khò, người thợ chống thấm cần tới dụng cụ là đèn khò gas để gia nhiệt tạo nên sự kết dính bền chặt.
- Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng tự dính: Sản phẩm màng chống thấm tự dính được tổng hợp từ hợp chất polyten tỉ trọng cao và hợp chất bitum cao su tự dán. Dễ dàng thi công tại tường, nền sàn âm, sàn nhà vệ sinh, tường và tầng hầm hay hệ thống bể bơi. Đặc biệt, màng tự dính còn có thể được thi công đối với cả bề mặt ướt và khô.
Về cơ bản, chống thấm nhà vệ sinh phải được quan tâm và đầu tư đúng mức ngay khi công trình đang xây dựng để tránh tốn kém sửa chữa sau này. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh không khác nhiều so với chống thấm các hạng mục khác trong ngôi nhà. Chỉ cần lưu ý một số vị trí nhỏ như cổ ống thoát nước, góc chân tường (do diện tích nhà vệ sinh thường nhỏ hẹp) để việc chống thấm đạt hiệu quả tối ưu.
Với một đất nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, tình trạng thấm dột không phải là vấn đề quá xa lạ. Không chỉ các công trình xây dựng trước kia mà cả những công trình mới đưa vào sử dụng cũng gặp phải tình trạng này khiến cho thấm dột trở thành câu chuyện muôn thuở.
Không chỉ khiến công trình mất đi tính thẩm mỹ, mà những hệ quả gây ra bởi thấm dột như nấm mốc, bong tróc, loang lổ… gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người mới là vấn đề đáng bàn.
Ngày nay, nhiều phương pháp chống thấm đã được đưa vào sử dụng, trong đó, màng tự dính chống thấm được đánh giá là một trong những giải pháp hữu hiệu. Ngoài việc công trình chống thấm phụ thuộc nhiều vào tay nghề, vào kỹ thuật và sự bài bản của người thợ, màng chống thấm tự dính vẫn là lựa chọn hoàn hảo cho chống thấm đa hạng mục từ sàn mái đến nhà vệ sinh.
Độ bền, độ bám dính, khả năng chịu co xé tốt đã cho thấy giá trị của màng tự dính và những lợi ích mà nó mang lại cho các công trình.
Để chống thấm đạt được kết quả hiệu quả thì mỗi chúng ta cần tìm hiểu, cập nhật thông tin về sản phẩm chống thấm, các đơn vị thi công uy tín và đặc biệt, tìm đến doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng chuyên nghiệp. Cùng nhau hiểu rõ những nguyên nhân gây ra thấm dột và cùng nhau tìm hiểu sản phẩm phù hợp để khắc phục sẽ giúp công trình “trút bỏ” được gánh nặng thấm dột thường trực.