Thi công màng chống thấm bitum đúng cách giúp mang lại độ bền trên 10 năm. Chính vì thế, đây là việc mà các chủ đầu tư, gia chủ có nhu cầu sử dụng vật liệu chống thấm này quan tâm. Cùng Siêu thị chống thấm tìm hiểu rõ hơn từng bước thi công ngay tại bài viết dưới đây!
Bitum là gì?
Để nắm được quy trình thi công màng bitum chống thấm, trước tiên bạn cần biết bitum là gì? Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng bitum chính là nhựa đường. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ việc bitum là chất lỏng hữu cơ, có màu đen và độ nhớt cao. Ngoài ra còn được ứng dụng trong chống thấm tại các công trình như mái nhà, sàn bê tông, nhà vệ sinh, bể bơi…
Nhựa đường và hắc ín là một trong các biến thể của bitum.
Bitum có trong thành phần của các loại vật liệu chống thấm như: màng chống thấm, keo chống thấm, sơn chống thấm,… Người ta phân loại bitum dựa vào nguồn gốc và xuất xứ của nó.
Các vật liệu chống thấm làm từ bitum
Với đặc tính kết dính tốt, ngăn nước xâm nhập nên bitum được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chống thấm. Các loại vật liệu chống thấm từ dung dịch lỏng, mang bitum cho đến keo chống thấm bitum.
Màng bitum
Màng bitum hay còn được gọi với những cái tên khác như vải bitum, màng chống thấm gốc bitum. Đây là sản phẩm polyme tổng hợp ở dạng cuộn hoặc tấm. Ưu điểm là bám dính tốt, chống mài mòn, chống va đập. Do đó thường được dùng để thi công mái bằng, sân thượng, tầng hầm…
Màng bitum chống thấm có 2 loại là màng khò nóng và màng tự dính. Tùy theo mục đích sử dụng và loại công trình để lựa chọn loại phù hợp. Ngoài chống thấm, màng bitum còn được dùng để lót mái, đáy ao, bể nuôi trồng thủy sản, hồ chứa nước, dầu.
Khi sử dụng, nếu màng bị rách hoặc bị đâm thủng thì lớp chống thấm sẽ vô hiệu hóa. Do đó, loại vật liệu này chỉ dùng cho phương pháp chống thấm thuận.
Dung dịch bitum lỏng
Vật liệu chống thấm dung dịch bitum lỏng là sự kết hợp giữa bitum và polymer, có 2 sản phẩm chính: bitum dạng những tương và bitum sơn lót. Bitum sơn lót được dùng làm lớp bảo vệ trước khi thi công màng chống thấm bitum.
Các polyme tạo thành lớp phủ đồng nhất, bề, độ đàn hồi cao nên có khả năng chống lại ứng suất do các cú sốc nhiệt. Bitum dạng lỏng được dùng như một lớp keo chống thấm và chống bám bẩn cho tất cả các bề mặt. Đặc điểm chính của sản phẩm là nhanh khô, sau khi khô chuyển sang màu đen và đặc lại tạo thành lớp phủ kết dính bền vững.
Keo chống thấm bitum
Keo chống thấm bitum có 2 loại chính là keo chống thấm dạng lỏng gốc bitum và băng keo. Mỗi loại sẽ có ưu điểm riêng, tùy vào công trình để chọn loại phù hợp.
Vật liệu chống thấm loại băng keo có độ đàn hồi cao, chống thấm hiệu quả. Có thể dùng cho nhiều bề mặt khác nhau như gỗ, kim loại, thủy tinh… Băng keo bitum được sử dụng để dán chống thấm. Thành phần chính của loại vật liệu chống thấm này là bitum hệ nước, có khả năng bịt kín hiệu quả, bịt kín các vết nứt trên bề mặt bê tông.
Khi thi công màng chống thấm bitum cần cân nhắc các loại để chọn lựa sao cho phù hợp với công trình và mục đích sử dụng của mình.
Hướng dẫn các bước thi công màng chống thấm bitum
Tùy vào nhu cầu và đặc điểm công trình, người thi công có thể chọn màng chống thấm bitum khò nóng hoặc tự dính. Dưới đây là chi tiết quy trình thi công cả 2 loại để bạn đọc tham khảo.
Thi công màng chống thấm bitum khò nóng
Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm
- Làm sạch bề mặt, loại bỏ các tạp chất như cát, bụi, đất đá, dầu mỡ…
- Tất cả các bề mặt lồi lõm, khuyết tật, kết cấu không đảm bảo đặc chắc hay bê tông bở cần loại bỏ và sửa chữa bằng cách trát vữa xi măng trộn Revinex
- Để bề mặt thi công khô tự nhiên hoặc dùng máy hút bụi công nghiệp nếu cần.
Bước 2: Quét sơn lót
Lớp sơn lót đóng vai trò như chất kết dính để tăng độ bám dính của màng khò chống thấm bitum với bề mặt bê tông.
- Dùng vật liệu lót lót Lemax SB Primer (0.2kg/m2) hoặc Nirol-W (0.1kg/m2). Sử dụng chổi, con lăn hoặc máy phun để thi công
- Chờ khoảng 1h để lớp lót khô trước khi dán màng chống thấm.
Bước 3: Thi công màng khò nóng
- Màng khò được thi công bằng cách khò nóng trực tiếp với đèn khí ga.
- Quá trình thi công cần đảm bảo nhiệt độ đồng nhất, tránh lửa quá to có thể làm hỏng lớp màng.
- Việc xử lý các vị trí tiếp giáp cũng cần chú ý, đặc biệt là phần cổ ống hoặc góc chân tường bởi đây là vị trí trọng yếu, rất dễ bị thấm dột.
Bước 4: Sơn lớp phủ bảo vệ
Lớp phủ bảo vệ cần thi công càng sớm càng tốt do để lâu, lớp màng sẽ có nguy cơ bị bong do tác động của nhiệt độ hoặc yếu tố cơ học.
Thi công màng chống thấm bitum tự dính
Việc thi công bằng màng tự dính về cơ bản đơn giản hơn, không yêu cầu nhiều về kỹ thuật do không cần dùng đến máy khò. Quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Vệ sinh bề mặt chống thấm, loại bỏ hoàn toàn các loại bụi bẩn
- Xử lý vết nứt, lỗi kết cấu bằng vữa xi măng trộn với Revinex
- Đục bỏ phần bê tông thừa, nếu bề mặt quá lồi lõm, dùng máy mài phẳng.
Bước 2: Quét sơn lót tăng độ kết dính
- Nếu thi công trên bề mặt rộng, có thể dùng lu sơn để quét, đảm bảo lớp sơn mỏng, đều và bao kín
- Chỉ quét sơn cho khu vực có thể thi công trong ngày
- Sau khi sơn lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt và không bị dính) tiến hành dán chống thấm.
Bước 3: Dán màng
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng để đảm bảo không bị rách, đặt các cuộn màng bitum vào vị trí cần chống thấm
- Cuộn ngược tấm màng lại nhưng cần đảm bảo giữ nguyên các hướng đã định rồi từ từ trải ra
- Dán từ vị trí thấp nhất về nơi cao dần (nếu bề mặt có độ dốc)
- Dùng con lăn bằng gỗ hoặc ấn mạnh lực chân để tạo bề mặt phẳng khi hoàn thiện, tránh hiện tượng nhốt bọt khí
- Phần dư tại các màng dùng để đặt các tấm chồng lên nhau theo thứ tự, tấm sau gối lên tấm liền trước.
Bước 4: Phủ bảo vệ
Tự tượng như thi công màng chống thấm bitum khò nóng, bạn cũng cần thi công phủ bảo vệ càng sớm càng tốt, tránh để lâu sẽ khiến lớp màng bong rộp.
Báo giá thi công màng chống thấm bitum tại Siêu thị chống thấm
Giá thi công màng chống thấm luôn là điều các chủ đầu tư quan tâm. Dưới đây là bảng giá chi tiết dịch vụ thi công chống thấm bằng màng bitum tại Siêu thị chống thấm, mời bạn đọc cùng xem và tham khảo:
STT | Hạng mục công trình | ĐVT | Đơn giá | Nguồn gốc |
1 |
Xử lý khe nứt, khe co giãn, khe lún, nứt mao dẫn sàn bê tông bằng BS 8620 | m dài | 100.000-120.000 | |
2 | Đục gạch + chuyển xà bần | m2 | 155.000-175.000 | |
3 | Chống thấm vách chân tường bằng BS8430, Grout | m2 | 350.000-375.000 | |
4 | Chống thấm bằng màng tự dính độ dày 2mm | m2 | 200.000-250.000 | Ai Cập/ý |
5 | Màng khò nóng bitum dày 3mm | m2 | 180.000-240.000 | Ai Cập/ý |
6 | Màng khò nóng bitum dày 4mm | m2 | 180.000-240.000 | Ai Cập/ý |
thi công màng chống thấm bitum, bảng giá dịch vụ chống thấm bằng màng bitum. Để được tư vấn chi tiết và nhiều hơn các dịch, quý khách truy cập vào website: https://sieuthichongtham.com.vn/ hoặc gọi Hotline 0904 093 533, nhân viên tư vấn sẽ giải đáp sớm nhất.
Bài viết liên quan:
- Cách chống thấm sân thượng bằng xi măng, báo giá vật liệu chống thấm gốc xi măng
- Báo giá chống thấm polyurethane mới nhất, đơn vị cung cấp uy tín
- Chống thấm gốc xi măng 2 thành phần là gì? Top các sản phẩm nổi bật
- 5 vật liệu chống thấm gốc xi măng được ưa chuộng nhất năm 2022