Có nên chống thấm sân thượng bằng nhựa đường là câu hỏi nhân viên tư vấn của Siêu thị chống thấm nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật về nhựa đường cũng như gợi ý một vài vật liệu chống thấm tốt, đang được tin dùng hiện nay. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Nhựa đường là gì? Phân loại nhựa đường
Nhựa đường là một loại hợp chất có thành phần chính là bitum, màu đen, dạng bán rắn hoặc lỏng, có độ nhớt cao. Chính chất bitum đã giúp cho ngựa đường có khả năng chống thấm.
Nhựa đường là vật liệu quá quen thuộc, nhất là trong xây dựng đường bộ
Dựa vào đặc tính có thể chia chúng thành 2 nhóm chính là nhựa đường đặc và nhựa đường lỏng.
- Nhựa đường đặc: nhựa đường bitum đặc là sản phẩm thu được từ công nghệ dầu mỏ. Khi cần sử dụng, phối trộn và đun nóng đến nhiệt độ thích hợp sẽ tạo thành nhựa đường lỏng.
- Nhựa đường lỏng: là sản phẩm của pha trộn dầu hỏa với nhựa đường đặc theo tỷ lệ thích hợp. Loại nhựa đường này có thể chia thành 3 phân loại khác là: nhựa đường lỏng đông đặc chậm, vừa và nhanh.
Hiệu quả khi chống thấm sân thượng bằng nhựa đường
Từ lâu, chống thấm cho mái hay trần nhà bằng nhựa đường đã là phương pháp được nhiều người lựa chọn, có thể dùng cho các công trình cao tầng hay nhà ở dân dụng. Ưu điểm của nhựa đường trong chống thấm phải kể đến đó là:
- Chi phí rẻ: giá nhựa đường dùng chống thấm dao động từ 13.0000-20.000 đồng/kg trong khi đó giá vật liệu chống thấm chuyên dụng cao gấp nhiều lần so với mức này. Do đó, báo giá chống thấm sân thượng bằng nhựa đường tốt hơn rất nhiều so với các vật liệu chuyên dụng.
- Dễ mua: nhựa đường là nguyên liệu thông dụng, ngoài chống thấm còn được dùng thi công đường bộ, công trình giao xông, xử lý bề mặt… Do đó, việc tìm mua vật liệu này không quá khó, dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng hoặc đại lý chuyên dụng.
- Quá trình thi công đơn giản: để thi công chống thấm sân thượng bằng nhựa đường chỉ cần 2 bước. Trước tiên là vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần chống thấm, tiếp theo là nấu sôi nhựa đường và dùng con lăn để trải đều nhựa lên toàn bộ bề mặt. Thi công xong, bạn chỉ cần phủ bạt lên bề mặt để tránh mưa đột ngột trước khi quét dầu hắc.
Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường tiết kiệm chi phí và thời gian
- Không yêu cầu dụng cụ thi công phức tạp: dụng cụ thi công chống thấm sân thượng bằng nhựa đường rất đơn giản, chỉ cần bùi sắt, bàn chải sắt hoặc thiết bị tương tự để vệ sinh bề mặt cùng với con lăn để quét nhựa.
- Không cần quan tâm tới chỉ số độ ẩm, độ giãn dài, kích thước khe nứt, hạng mục chống thấm: đây là ưu điểm mà các chủ đầu tư rất thích và quyết định chọn nhựa đường. Bởi việc đánh giá các chỉ số trên không phải lúc nào cũng làm tốt và đúng, nếu sai sót sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả và độ bền về sau. Nếu chọn nhựa đường, bạn sẽ bỏ qua được bước đánh giá này.
- Có thể đưa vào sử dụng ngay: sau khi thi công, bạn chỉ cần đợi lớp nhựa đường khô lại rồi quét lớp phủ dầu hắc lên là có thể sử dụng được ngay. Thường với các vật liệu chống thấm chuyên dụng cần đợi ít nhất 1-2 ngày, thậm chí là 7-10 ngày.
Việc chống thấm sân thượng bằng nhựa đường có rất nhiều ưu điểm nhưng nó cũng tồn tại nhiều hạn chế, đó là lý do vì sao các vật liệu chống thấm chuyên dụng đang dần thay thế nhựa đường. Cụ thể những hạn chế đó là:
- Độ bền kém: thông thường, độ bền của công trình chống thấm bằng nhựa đường chỉ được 1 năm hoặc hơn chút tùy vào tay nghề của thợ.
- Không có độ co giãn vật liệu: mặc dù khả năng bám dính tốt nhưng độ co giãn của nhựa lại cực kém, khi có sự tác động của nhiệt độ, bề mặt không có sự giãn nở dễ bị nứt, gãy.
- Yêu cầu bảo trì liên tục hàng tháng, hàng năm: chi phí mua nhựa đường ban đầu là rẻ nhưng do phải bảo trì liên tục nên kinh phí thi công đội lên rất nhiều, lại gây tốn thời gian, công sức. Nếu chẳng may quên lịch bảo trì dễ tạo điều kiện cho nước xâm nhập, gây hư hại công trình.
- Nhựa đường gây ảnh hưởng tới sức khỏe: hầu hết các sân thượng đều không có mái che, phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gây ra sự gia tăng lượng khí thải, các khí thải này phản ứng tạo thành các hạt nhỏ lơ lửng trong không khí, gọi là sol khí, khi hít phải sẽ rất hại.
Vật liệu chống thấm sân thượng chuyên dụng
Phương pháp chống thấm sân thượng bằng nhựa đường có chi phí thấp, dễ kiếm và có thể tự thi công nhưng hiệu quả chống thấm của nó lại không cao. Do vậy vẫn cần đến vật liệu chống thấm chuyên dụng để ngăn ngừa và xử lý thấm dột. Dưới đây là 3 loại vật liệu chống thấm sân thượng đang được sử dụng phổ biến nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo:
Phương pháp 1: Chống thấm sân thượng bằng vật liệu gốc acrylic
Chống thấm gốc Acrylic là một loại vật liệu được làm từ Polyme Acrylic thông qua công đoạn tinh chế. Lớp phủ Acrylic của Neotex là lớp chống thấm một thành phần, với ưu điểm là kháng UV tuyệt vời, độ dãn dài cao, chống lại dải nhiệt rộng, đặc biệt là chống thấm rất tốt.
Acrylic có độ đàn hồi cực tốt, thoải mái sử dụng cho không gian ngoài trời
So với vật liệu chống thấm gốc bitum hay xi măng, Acrylic có độ đàn hồi tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng bao phủ và xử lý hoàn toàn các vết rạn nứt, chân chim và đem lại hiệu quả chống thấm tuyệt vời.
Hướng dẫn sử dụng Revinex Roof – Vật liệu chống thấm gốc polyurethane
Revinex Roof là một loại vật liệu chống thấm gốc polyurethane, có khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bảo vệ sân thượng khỏi sự xâm nhập của nước và hơi ẩm. Revinex Roof có độ bám dính cao, độ đàn hồi cao, tính thẩm mỹ cao và dễ dàng thi công. Để sử dụng Revinex Roof một cách hiệu quả, bạn cần tuân theo các bước sau:
Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt cần được ổn định, sạch sẽ, khô ráo, bảo vệ khỏi độ ẩm từ dưới lên và không có bụi bẩn, dầu mỡ, vật liệu lỏng lẻo. Các vật liệu bám dính kém và các lớp phủ cũ cần được loại bỏ, và bề mặt cần được làm sạch kỹ bằng cách cơ học hoặc hóa học.
Tùy thuộc vào loại bề mặt, có thể cần thiết phải chuẩn bị cơ học thích hợp, để làm mịn các khuyết điểm, mở rộng khe nứt và vết rỗ tạo ra các điều kiện tối ưu cho độ bám dính. Các bề mặt cần có độ nghiêng thích hợp và cần đủ phẳng, mịn và liên tục (tức là không có lỗ, nứt, v.v.). Trong trường hợp ngược lại, chúng cần được xử lý tương ứng (ví dụ: bằng cách trét phẳng).
Làm lót
Trước khi thi công Revinex Roof, cần phải sử dụng lớp lót ΝΕΟΤΕΧ phù hợp, tùy thuộc vào loại bề mặt. Trong trường hợp bề mặt xi măng, đề nghị sử dụng Revinex pha loãng với nước theo tỷ lệ Revinex: nước – 1:4 hoặc các lớp lót hệ dung môi Silatex Primer hoặc Vinyfix Primer.
Thi công
Sau khi làm lót bề mặt, Revinex Roof được thi công, sau khi khuấy đều, ít nhất hai lớp bằng cọ, con lăn hoặc máy phun không khí. Lớp đầu tiên được pha loãng 5% với nước sạch, trong khi lớp thứ hai (và mỗi lớp tiếp theo) được thi công sau khoảng 12 giờ, không pha loãng. Mỗi lớp Revinex Roof cần được thi công theo hướng dọc hoặc khác với lớp trước đó.
Dọc theo các góc nối giữa tường và sàn (cũng như ở tất cả các góc khác), trong các chi tiết kết cấu (như xung quanh và bên trong các ống thoát nước), dọc theo các mối nối, cũng như khi che các vết nứt, khuyên dùng Revinex Roof được thi công trước tại chỗ, gia cố với vải polyester không dệt Neotextile có trọng lượng 50gr/m2 (thi công hai lớp “ướt trên ướt” với vải được đặt ở giữa).
Trong trường hợp các công trình có nhu cầu cao hơn về khả năng chịu lực và chống nứt, khuyên dùng Revinex Roof được gia cố toàn bộ bề mặt thi công với vải polyester không dệt Neotextile.
Phương pháp 2: Chống thấm sân thượng bằng vật liệu gốc polyurethane
Đây là giải pháp chống thấm đang được rất nhiều đơn vị thi công và chủ đầu tư lựa chọn. Không khó để bắt gặp chống thấm PU tại các công trình nhà máy, chung cư cao cấp, nhà ở dân dụng.
Ưu điểm nổi vật của dòng vật liệu này là khả năng chống thấm ưu việt, cường độ cơ học cao, đàn hồi tốt, kháng tia UV, chịu nhiệt tốt. Thích hợp khi sử dụng cho sân thượng ngoài trời với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều của nước ta.
Tiêu biểu của sản phẩm gốc PU là Neoproof PU W, dòng sản phẩm bán rất chạy ở thị trường Việt Nam. Sản phẩm cần có quy trình thi công chính xác và các lưu ý quan trọng sẽ khiến sản phẩm có độ bền cực kỳ cao 10-20 năm.
Các lưu ý khi thi công chống thấm với sản phẩm Neoproof PU W
Neoproof PU W là một sản phẩm chống thấm cao cấp, có khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bền màu và chống bám bụi. Để đảm bảo hiệu quả và độ bền của sản phẩm, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi thi công chống thấm với Neoproof PU W:
- Không thi công Neoproof PU W khi thời tiết ẩm ướt, hoặc có khả năng mưa trong quá trình thi công hoặc trong thời gian đóng rắn của sản phẩm.
- Nhiệt độ bề mặt thi công và trong quá trình đóng rắn phải cao hơn điểm sương ít nhất 3°C để tránh hiện tượng ngưng tụ.
- Thi công liên tục và đều đặn trên các bề mặt dọc của mái (ít nhất 30cm), để tạo thành một lớp chống thấm liền mạch. Nên thi công toàn bộ các bề mặt dựng và tiếp tục thi công trên các bề mặt ngang của chúng.
- Độ bền của hệ thống chống thấm được tăng cường bằng cách tăng độ dày của lớp phủ khô, có thể đạt được bằng cách thi công thêm một hoặc nhiều lớp.
- Trong các khu vực có khả năng nước đọng lâu, nên sử dụng vải polyester Neotextile để gia cố cho Neoproof PU W. Trong trường hợp này, cần thi công ít nhất 3 lớp Neoproof PU W tại địa phương. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, cần tạo ra các độ dốc thích hợp để giúp nước chảy đi một cách trơn tru khỏi mái.
- Trong trường hợp thi công trên sàn bê tông mới và ngay sau khi đổ, nên tạo ra các mối nối thích hợp (khoảng 15-20m2 diện tích bề mặt và sâu bằng khoảng ¾ độ dày của sàn bê tông), sau đó phải được niêm phong kỹ (ví dụ bằng dây bọt PE kín và Neotex PU Joint sau khi xử lý các cạnh của chúng). Cũng cần tạo ra các mối nối co giãn xung quanh chu vi, như trên, và có chiều rộng tối thiểu 1cm. Bất kỳ mối nối nào của tấm bê tông hiện có cũng nên được chuyển sang nền mới.
- Việc đóng rắn hoàn toàn của lớp phủ xảy ra khoảng 7 ngày sau khi thi công lớp cuối cùng, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu. Trong thời gian này, nên hạn chế hoặc cấm truy cập vào khu vực thi công hoặc chỉ cho nhân viên chuyên môn.
- Nên kiểm tra định kỳ lớp phủ để phát hiện và sửa chữa bất kỳ hư hại nào do va chạm hay sử dụng sai cách.
- Trong trường hợp cần sửa chữa một phần, Neoproof PU W được thi công lại với độ dày lớp phủ khô ban đầu tối thiểu, sau khi làm gạch và xử lý nền (nếu cần) của khu vực bị ảnh hưởng. Khi cần thiết, nên sử dụng vải polyester không dệt Neotextile làm vật liệu gia cố.
- Nên vệ sinh định kỳ bằng cách phun nước áp lực (kết hợp với chất tẩy rửa trung tính, nếu cần), đặc biệt là trong trường hợp tích tụ nhiều bụi bẩn và chất ô nhiễm trên bề mặt.
Sử dụng màng chống thấm cho sân thượng
Màng chống thấm có thành phần chính là một loại polime tổng hợp được sản xuất dưới dạng cuộn hoặc tấm. Loại sản phẩm này có 2 loại là màng khò nóng và màng tự dính, thường ứng dụng cho các hạng mục có diện tích lớn như sân thượng, móng nhà, tầng hầm,…
Ưu điểm là tính linh hoạt cao, co giãn và chịu được sự thay đổi của nhiệt độ tốt, độ bền cơ học cao, ổn định kích thước tốt, kháng tia UV, cách nhiệt. Bên cạnh đó, sản phẩm có ứng dụng rộng rãi, đang dạng về chủng loại với nhiều mức giá khác nhau, là giải pháp kinh tế cho các công trình.
Đây là loại vật liệu rất phổ thông, cách thức thi công nhiều thợ biết nhưng tay nghề thi công các loại màng khò hoặc màng tự dính lại ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công trình và hiệu quả chống thấm sau thi công.
- Màng tự dính: Là loại màng có lớp keo bên dưới, chỉ cần bóc lớp giấy bảo vệ và dán lên bề mặt cần chống thấm. Một số ưu điểm của màng tự dính là:
- Thi công nhanh chóng, dễ dàng, không cần máy móc phức tạp.
- Không gây ô nhiễm môi trường, không mùi, không cháy.
- Có khả năng chịu nhiệt, chịu lực, chống thấm cao.
- Có thể sử dụng cho nhiều loại bề mặt như bê tông, tôn, gạch, kính, inox, v.v.
- Ví dụ một loại màng tự dính là MÀNG TỰ DÍNH BITUMAX, PANDA, BAUTEK…
- Màng khò: Là loại màng được thi công bằng cách sử dụng máy khò nhiệt để nung chảy lớp bitum bên dưới và dán vào bề mặt cần chống thấm. Một số ưu điểm của màng khò là:
- Có độ bền cao, chống thấm tốt, chịu được các tác động cơ học và hóa học.
- Có thể thi công trên các bề mặt phức tạp, cong vẹo, có nhiều chi tiết.
- Có thể sử dụng cho các công trình có yêu cầu cao về chống thấm như mái, bể chứa, hầm, v.v.
- Ví dụ một loại màng khò là Màng BITUMODE BITUMAX, ….
Công ty chống thấm uy tín và chất lượng
Việc chọn vật liệu chống thấm phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu chọn vật liệu tốt mà thi công không đúng cách cũng sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng, giảm tuổi thọ công trình. Do đó, lựa chọn đơn vị chống thấm uy tín là điều bạn không thể bỏ qua khi có nhu cầu chống thấm hạng mục bất kỳ.
Trong rất nhiều công ty chống thấm trên thị trường hiện nay, Siêu thị chống thấm là lựa chọn hàng đầu mà bạn không thể bỏ qua. Với gần 20 năm có mặt trên thị trường (đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chống thấm tại Việt Nam), đơn vị đã thực hiện chống thấm cho hàng trăm công trình trên khắp cả nước.
Đơn vị cam kết 100% sản phẩm sử dụng khi thi công đều đảm bảo chính hãng, có bảo hành đầy đủ theo quy định của nhà sản xuất.
Với đội ngũ thợ thi công lành nghề, có hàng chục năm kinh nghiệm thực tế, đảm bảo giúp chủ đầu tư sở hữu công trình chất lượng nhất. Dù là chống thấm cho sân thượng hay bất kỳ hạng mục nào, đội ngũ nhân lực chuyên môn cao sẽ hết lòng phục vụ khách hàng.
Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc “có nên chống thấm sân thượng bằng nhựa đường”. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp chống thấm này. Gọi ngay đến Hotline 0904 093 533 để được tư vấn nhanh nhất về dịch vụ chống thấm trọn gói.