Tin tức

3 giải pháp chống thấm tầng hầm cho hiệu quả 100%

Chống thấm hầm để giữ không gian khô ráo, sạch sẽ và kiên cố

Chống thấm tầng hầm là công việc không thể thiếu trong thi công công trình xây dựng nhằm góp phần tạo nên sự vững chắc cho toàn bộ công trình. Dưới đây là 3 giải pháp chống thấm tầng hầm cho hiệu quả 100%. Cùng Siêu thị chống thấm tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng giải pháp.

Vai trò chống thấm tầng hầm

Tầng hầm là vị trí thấp nhất của công trình, với đặc thù được thiết kế âm dưới lòng đất nên khu vực này thường bí bách. Bên cạnh đó, nguy cơ thấm dột khu vực này cũng rất cao vì phía dưới có các mạch nước ngầm tác động. Trong tất cả các vị trí thuộc hạng mục công trình, tầng hầm luôn được xếp vào nhóm có khả năng bị thấm dột cao nhất.

Thông thường, chỉ có các công trình cao tầng mới thiết kế tầng hầm, chính vì thế nên bộ phận chịu này chịu nhiều áp lực đè nén từ trên xuống. Nếu không được đảm bảo sự chắc chắn và kiên cố, điều đó có thể ảnh hưởng đến toàn công trình chứ không riêng gì khu vực hầm.

Chống thấm hầm để giữ không gian khô ráo, sạch sẽ và kiên cố

Chống thấm hầm để giữ không gian khô ráo, sạch sẽ và kiên cố

Như vậy, chống thấm tầng hầm đóng vai trò:

  • Đảm bảo sự khô ráo và sạch sẽ cho khu vực tầng hầm
  • Đảm bảo sự chắc chắn, kiên cố trong thời gian dài
  • Giữ an toàn cho toàn bộ công trình và kéo dài tuổi thọ sử dụng
  • Đảm bảo các hoạt động diễn ra trong tầng hầm không bị ảnh hưởng, không gây hư hỏng hàng hóa, vật dụng đặt trong hầm.

Các loại vật liệu dùng trong chống thấm tầng hầm

Tầng hầm là hạng mục chịu ảnh hưởng của áp lực nước xung quanh và trọng lượng của toàn bộ công trình. Do đó, sản phẩm chống thấm hầm cần có cường độ nén tốt, chống áp suất thủy tĩnh âm và dương.

Hiện nay, vật liệu chống thấm được sản xuất rất đa dạng, các sản phẩm có nhiều loại đến từ nhiều hãng khác nhau. Tuy nhiên, màng chống thấm gốc bitum và sản phẩm chống thấm gốc xi măng là 2 loại vật liệu chống thấm đảm bảo các tiêu chí trên, mang lại hiệu quả thi công cao, đang được sử dụng phổ biến nhất.

Vật liệu gốc xi măng

Vật liệu chống thấm tầng hầm gốc xi măng là hỗn hợp hữu cơ và hữu cơ có chứa thành phần gốc xi măng được trộn theo một tỷ lệ do nhà sản xuất đưa ra. Ưu điểm của vật liệu này là:

  • Bám dính tốt
  • Chịu nén tốt
  • Kháng hơi nước
  • Chống thấm ngược
  • Chi phí vật liệu rẻ
  • An toàn với thợ thi công.

Vật liệu gốc bitum

Chống thấm gốc bitum (hay nhựa bitum chống thấm) là các loại vật liệu chống thấm có chứa bitum trong thành phần rất đa dạng. Ưu điểm của sản phẩm này là:

  • Bám dính tốt trên các mặt nền xây dựng
  • Chịu mài mòn và va đập cao
  • Giá thành vật liệu rẻ
  • Thi công nhanh chóng, dễ dàng.

Phương pháp chống thấm tầng hầm

Chống thấm tầng hầm được chia thành chống thấm vách trong, vách ngoài và sàn tầng hầm. Tùy từng vị trí chống thấm sẽ có những vật liệu phù hợp để có hiệu quả tốt nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo một số giải pháp thi công dưới đây:

Chống thấm vách ngoài tầng hầm

Đây là chống thấm thuận và được xem là cách chống thấm tốt nhất vì nó bảo vệ bê tông một cách trực tiếp, ngăn nước từ bên ngoài thấm vào gây hư hại kết cấu. Cách chống thấm này có thể sử dụng màng bitum hoặc vật liệu gốc xi măng. Đặc biệt, những khu vực có độ sụt lún cao, không ổn định thì màng bitum là lựa chọn tốt nhất vì nó có độ giãn cao, khả năng che được các vết nứt và khe kẽ nếu có.

Chống thấm vách ngoài hầm bằng vật liệu Revinex Flex FP 

Vật liệu chống thấm gốc xi măng thường được chọn để chống thấm tầng hầm vì nó có khả năng chịu nén tốt, độ bền cao, đặc biệt là bám dính tốt trên bề mặt bê tông, tạo thành lớp chống thấm bền bỉ, hiệu quả thi công cao.

Chống thấm tầng hầm bằng Revinex Flex FP để có độ bền cao nhất

Chống thấm tầng hầm bằng Revinex Flex FP để có độ bền cao nhất

Quy trình thi công như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, trám các vết nứt, loại bỏ hết bụi bẩn
  • Bước 2: Trộn vật liệu theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Bước 3: Dùng chổi hoặc máy phun áp suất cao để phun chất chống thấm lên bề mặt
  • Bước 4: Trát thêm một lớp xi măng để bảo vệ lớp chống thấm. 

Chống thấm vách ngoài hầm bằng màng chống thấm bitum

Việc chống thấm vách ngoài tầng hầm là một phần quan trọng của quá trình xây dựng để ngăn nước ngầm và độ ẩm xâm nhập vào tầng hầm. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thực hiện việc chống thấm tầng hầm:

Thời điểm thực hiện: Việc chống thấm vách ngoài tầng hầm nên được thực hiện ngay sau khi hoàn thành việc thi công kết cấu vách. Điều này đảm bảo rằng các vết nứt, lỗ hoặc điểm yếu có thể được phát hiện và xử lý kịp thời trước khi tiến hành việc chống thấm.

Lưu ý đặc biệt:

  1. Kiểm tra bề mặt vách: Trước khi thực hiện việc chống thấm, cần kiểm tra bề mặt vách để đảm bảo rằng nó đã được làm sạch, không có bất kỳ vết nứt lớn hoặc vết nứt có nguy cơ phát triển. Những vết nứt này có thể được sửa chữa bằng cách sử dụng vật liệu sửa chữa chống thấm trước khi áp dụng lớp chống thấm chính.
  2. Sử dụng vật liệu chống thấm phù hợp: Lựa chọn vật liệu chống thấm tầng hầm cần phù hợp với loại vách, điều kiện môi trường xung quanh và yêu cầu thiết kế. Có nhiều loại vật liệu chống thấm như màng chống thấm, sơn chống thấm, hoặc các hệ thống chống thấm bằng polymer. Đảm bảo rằng vật liệu chọn lựa có khả năng chống thấm, bám dính tốt và đáp ứng được yêu cầu cụ thể của dự án.
  3. Kỹ thuật thi công: Việc thi công lớp chống thấm tầng hầm cần được thực hiện theo các quy trình và kỹ thuật đúng chuẩn. Đảm bảo rằng lớp chống thấm được thi công một cách kỹ lưỡng trên toàn bộ bề mặt vách, bao gồm cả các điểm góc cạnh, mối nối và điểm giao.
  4. Lớp bảo vệ: Sau khi áp dụng lớp chống thấm, nên xem xét việc thêm lớp bảo vệ bề mặt để đảm bảo tính bền vững của hệ thống chống thấm tầng hầm. Lớp bảo vệ có thể bao gồm vật liệu chống trầy xước hoặc lớp tấm bảo vệ vật lý.
  5. Quản lý nước dư thừa: Đảm bảo rằng có hệ thống thoát nước dư thừa tốt để ngăn nước mưa, nước ngầm hay nước dư thừa tích tụ gây áp lực lên lớp chống thấm và vách.
  6. Kiểm tra chất lượng: Sau khi hoàn thành việc chống thấm, cần thực hiện kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng lớp chống thấm đã được thi công đúng cách và không có lỗ hoặc khe hở nào.

Tóm lại, việc chống thấm vách ngoài tầng hầm là một bước quan trọng để đảm bảo tính bền vững và an toàn của công trình. Quá trình này đòi hỏi sự chú ý đến các chi tiết kỹ thuật và lựa chọn vật liệu phù hợp để đảm bảo khả năng chống thấm hiệu quả và lâu dài.

Như đã nói ở trên, màng bitum mới có độ co giãn cao, che được các vết nứt và khe kẽ nếu có nên rất được chuộng trong chống thấm tầng hầm vách ngoài.

Quy trình như sau:

  • Bước 1: Xử lý toàn bộ bề mặt vách tầng hầm sạch sẽ, khắc phục các vết rạn nứt bằng vữa trộn phụ gia chống thấm hoặc vữa rót không co ngót. Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, nhẵn nhụi, không gồ ghề dính cát bẩn hay tạp chất. 
  • Bước 2: Quét lớp lót primer để tăng cường độ bám dính.
  • Bước 3: Tiến hành thi công lớp chống thấm lên bề mặt vách ngoài, các vị trí chồng mí phải đảm bảo khớp hoàn toàn. Nếu sử dụng màng tự dính thì nên thi công từ dưới lên còn màng khò nóng thì thi công từ trên xuống. 

Chống thấm tầng hầm ngược (nghịch) vách trong tầng hầm

Trong trường hợp không thể chống thấm vách ngoài tầng hầm, người ta sẽ tiến hành chống thấm vách trong (còn gọi là chống thấm ngược). Nếu vách yếu cần dùng biện pháp gia cố kết cấu bê tông bằng sợi carbon.

Chống thấm ngược vách trong khi không thể chống thấm vách bên ngoài hầm

Chống thấm ngược vách trong khi không thể chống thấm vách bên ngoài hầm

Phương pháp thi công này đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao, kinh nghiệm lâu năm để đảm bảo chất lượng lâu dài cho công trình.

Các bước thi công bao gồm: 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Dùng búa băm, búa đục để đục sạch lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa. Mài phẳng bề mặt để làm bong tróc hết tạp chất, bụi bẩn còn sót. Cuối cùng là dọn sạch bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần chống thấm. 

Bước 2: Thi công chống thấm ngược vách tầng hầm

  • Đổ 25 kg Neopress Crystal vào 7-7,5 kg nước và dùng máy khuấy trộn với tốc độ chậm cho đến khi hỗn hợp nhuyễn đều, không còn vón cục. Lưu ý, trộn xong cần thi công ngay và không được thêm nước vào khi đã trộn xong.
  • Dùng cọ hoặc máy phun để thi công hỗn hợp lên bề mặt đã làm ẩm, thi công 2 lớp theo chiều vuông góc với nhau. Thi công lớp thứ 2 sau khi lớp thứ nhất khô mặt nhưng chưa cứng hoàn toàn. 

Bước 3: Phủ vữa bảo vệ

Sau khi lớp chống thấm khô hoàn toàn, tiến hành phủ lớp vữa bảo vệ lên trên để bảo vệ lớp chống thấm. 

Chống thấm sàn tầng hầm

Sàn hay đáy tầng hầm là khu vực có vị trí thấp nhất trong công trình xây dựng, tiếp xúc trực tiếp với đất nền xung quanh nên chịu áp lực nước thủy tĩnh cao nhất, sự chênh lệch nhiệt độ cũng cao nhất (nhiệt độ trong tòa nhà và nhiệt độ đất), chịu rung chấn và va chạm nếu có động đất xảy ra.

Do đó, chống thấm là việc không thể thiếu và cần được tiến hành kỹ lưỡng với giải pháp tối ưu nhất để tránh hiện tượng thấm về sau.

Chống thấm sàn tầng hầm bằng phương pháp chống thấm thuận, nghịch hoặc cả 2 đều được

Chống thấm sàn tầng hầm bằng phương pháp chống thấm thuận, nghịch hoặc cả 2 đều được

Đối với sàn tầng hầm, bạn có thể áp dụng phương pháp chống thấm tầng hầm thuận, chống thấm nghịch hoặc cả hai.

Chống thấm thuận trên sàn bê tông lót

Quy trình này thực hiện sau khi thi công xong lớp bê tông lót và lắp đặt xong cốt thép dầm, sàn đáy tầng hầm. Bên cạnh đó, bề mặt bê tông lót phải đảm bảo bằng phẳng, chắc, dầm giằng phải được xây gạch và tô vữa. 

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt: làm sạch và loại bỏ hết rác thừa rơi vãi trên bề mặt, sau đó phun nước để tạo ẩm trên bề mặt nhưng không để đọng nước. 
  • Bước 2: Rắc Neopress Crystal: rắc đều Neopress Crystal lên bề mặt bê tông lót theo định mức hướng dẫn đi kèm. Sau khi rắc xong, chờ ít nhất 30 phút rồi mới đổ bê tông kết cấu.

Chống thấm nghịch sàn tầng hầm

Việc chống thấm nghịch cho sàn tầng hầm là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng để đảm bảo tính an toàn và bền vững của công trình. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về đặc điểm công trình, thi công và vật liệu liên quan đến việc chống thấm tầng hầm:

Đặc điểm công trình:

  1. Loại hình công trình: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, sàn tầng hầm có thể dùng cho gara, lưu trữ, hay khu vực sống. Các yêu cầu về khả năng chống thấm cần phải phù hợp với mục đích sử dụng của sàn hầm.
  2. Môi trường xung quanh: Đặc tính của đất, nước ngầm, môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến cường độ và tần suất của áp lực thủy động tác động lên sàn hầm. Cần phải xác định các yếu tố này để lựa chọn vật liệu và phương pháp chống thấm phù hợp.
  3. Áp lực nước: Sàn tầng hầm thường phải chịu áp lực nước từ phía ngoài. Yếu tố này cần được tính toán kỹ càng để đảm bảo sự chống thấm hiệu quả.

Thi công:

  1. Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt sàn cần được làm sạch, loại bỏ bất kỳ vết nứt, lỗ, hay mảng bề mặt yếu. Việc chuẩn bị bề mặt tốt sẽ giúp vật liệu chống thấm bám dính mạnh mẽ hơn.
  2. Lớp chống thấm: Có nhiều tùy chọn về vật liệu chống thấm như màng chống thấm, sơn chống thấm, hay bê tông chống thấm. Việc lựa chọn phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án và tính năng của từng vật liệu.
  3. Kỹ thuật thi công: Quá trình thi công cần tuân thủ các kỹ thuật đặc biệt để đảm bảo lớp chống thấm được thi công đúng cách và không có lỗ hoặc khe hở nào. Điều này bao gồm việc đảm bảo tính kín đáo của các mối nối, góc cạnh, và các điểm giao của vật liệu chống thấm.

Vật liệu:

  1. Độ bám dính: Vật liệu chống thấm cần có khả năng bám dính tốt trên bề mặt bê tông. Điều này giúp ngăn ngừa việc nước có thể xâm nhập qua lớp chống thấm.
  2. Độ bền và đàn hồi: Vật liệu chống thấm cần có độ bền và đàn hồi để chống lại áp lực và biến dạng của sàn hầm trong quá trình sử dụng và thay đổi nhiệt độ.
  3. Khả năng chống hóa chất: Nếu có yếu tố hóa chất trong môi trường hoặc mục đích sử dụng của sàn hầm, vật liệu chống thấm cần có khả năng chống lại tác động của các chất hóa học.
  4. Tuổi thọ: Vật liệu chống thấm cần có tuổi thọ dài, giúp bảo vệ sàn hầm khỏi thấm nước trong suốt thời gian dài.

Khi thực hiện công việc chống thấm nghịch cho sàn tầng hầm, việc tuân thủ các nguyên tắc thiết kế, thi công và sử dụng vật liệu sẽ giúp đảm bảo tính hiệu quả và độ bền của hệ thống chống thấm trong thời gian dài.

Các bước chống thấm nghịch tầng hầm cơ bản bằng Neopress Crystal

Bước 1: Chuẩn bị 

Làm sạch bề mặt đáy tầng hầm, đảm bảo đặc chắc, không dính tạp chất như bụi, xi măng, dầu mỡ. Làm ẩm bề mặt bằng nước sạch nhưng không để đọng nước. 

Bước 2: Thi công chống thấm sàn tầng hầm

  • Đối với bề mặt bê tông mới bắt đầu ninh kết: sử dụng sản phẩm gốc xi măng như Revinex Flex FP hoặc Neopress Crystal. Trộn đều sản phẩm theo hướng dẫn rồi dùng chổi hoặc máy phun để thi công. 
  • Đối với bề mặt bê tông mới đổ, chưa tạo được độ cứng: tiến hành rắc tinh thể thẩm thấu Neopress Crystal lên toàn bộ bề mặt sàn tầng hầm. Sau khi đổ bê tông khoảng 4 – 5 giờ, rắc bột tăng cứng sàn rồi dùng máy xoa để hoàn thiện. 

Trên đây là một số giải pháp chống thấm tầng hầm cho hiệu quả cao. Siêu thị chống thấm cung cấp dịch vụ chống thấm trọn gói với mức giá ưu đãi. Liên hệ 0904 093 533 hoặc truy cập website: https://sieuthichongtham.com.vn/ để được tư vấn nhanh nhất.

Bài viết liên quan:

 

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

MỌI NGƯỜI CŨNG TÌM KIẾM: