Màng chống thấm tự dính là vật liệu chống thấm dột được sử dụng phổ biến trong các công trình lớn nhỏ hiện nay. Vậy sản phẩm có ưu điểm gì và nhược điểm nào? Bài viết dưới đây, Siêu thị chống thấm sẽ chia sẻ các ưu, nhược điểm và quy trình thi công màng tự dính.
Màng chống thấm tự dính là gì?
Màng chống thấm tự dính là vật liệu chống thấm được tổng hợp từ chất liệu bitum kết hợp Polyme tạo thành dạng tấm phẳng. Bề mặt trước tấm màng được hạt HDPE, mặt sau bao phủ bởi lớp silicon tạo nên tấm màng có khả năng chống thấm nước, chống oxi hóa, chống ăn mòn ăn mòn và chịu va đập cơ học.
Phân loại màng chống thấm tự dán
Với nhu cầu chống thấm bằng màng tự dính ngày một nhiều, các hãng đã sản xuất ra nhiều loại màng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, cụ thể như sau:
- Màng chống thấm tự dính mặt nhôm: loại màng này được tạo ra nhờ quá trình kết hợp bitum và nhựa polymer. Cấu tạo lớp màng gồm: mặt trên phủ một lớp nhôm để bảo vệ sức nóng từ ánh sáng mặt trời, mặt dưới là một lớp silicon.
- Màng chống thấm tự dính Lemax: là loại màng chống thấm cấu tạo bởi các tầng SBS với độ dính dày đặc giữa các chất cao su có độ đàn hồi cao kết hợp cát và nhựa đường. Lớp bề mặt cùng lớp keo có độ kết dính tốt, có màng cách ly giúp bảo vệ mặt tiếp xúc có độ dính lâu bền.
- Màng chống thấm Autotak: đây là loại màng được tạo ra trong quá trình chưng cất nhựa bitum và nhựa SBS. Mặt trên tấm màng có một lớp đá bảo vệ, mặt dưới là một lớp keo dính. Mỗi cuộn có độ dài 20m, chiều rộng 1m.
- Màng chống thấm Bitustick: được tạo ra trong quá trình nhựa bitum được polymer hóa tự dính. Cấu ở mặt trên có lớp màng polythylene, mặt dưới có lớp màng silicon. Một cuộn có độ dài khoảng 20m, trọng lượng khoảng 32kg.
- Màng chống thấm tự dính HDPE: loại màng thường được sử dụng để lót chống thấm cho hạng mục sân thượng, tầng hầm, nhà vệ sinh, trang trại trăng nuôi, hồ cá hoặc phủ lên trên các bãi rác để tránh mùi hôi. Một cuộn trung bình có trọng lượng từ 80kg đến 160kg, dày khoảng 1mm và độ dãn dài trên 700%.
- Màng chống thấm tự dán hai mặt BAC-P: loại màng này được làm từ màng polyester PET hoặc tấm phim mạ kẽm tạo lớp xen kẽ và nhựa cao su tự dính. Màng chống thấm này có thể liên kết chặt với xi măng hoặc nhựa cao su để tránh dẫn nước.
- Màng chống thấm tự dán Bituself: đây là loại màng có gốc bitum, bề mặt có một lớp polyethylene, mặt dưới là lớp màng silicon. Một cuộn có chiều dài từ 20, 25 hoặc 30m, độ rộng khoảng 1m và độ dày từ 1.5mm đến 2mm.
- Màng chống thấm tự dán Sikabit w-15: loại màng có gốc bitum cải tiến được dùng trong việc thi công ướt, cấu tạo gồm một lớp màng gia cường PE và hai lớp bitum cải tiến, cả hai mặt đều được phủ màng trong suốt.
Người ta dùng màng chống thấm tự dính cho sàn mái bằng, móng nhà, sân thượng, các bể nước, mái tôn cho nhà máy xí nghiệp, sân thượng làm vườn,… Tùy từng công trình sẽ có loại màng phù hợp, khách hàng nên nghe tư vấn từ đơn vị thi công để có lựa chọn tốt nhất.
Ưu và nhược điểm của màng chống thấm tự dính
Cũng như những vật liệu chống thấm khác, màng chống thấm tự dán có nhiều ưu điểm và vẫn còn một vài hạn chế. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Khả năng kháng xé, đâm xuyên cao
- Khả năng tự bám dính cao
- Bám dính tốt trên cả bề mặt nằm ngang và thẳng đứng
- Chống tia UV, bền vững trong mọi điều kiện thời tiết, tuổi thọ bền lâu
- Sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, không chứa kim loại nặng
- Trọng lượng của màng nhẹ, khả năng linh hoạt cao, kích thước ổn định
- Khả năng chống va đập cao
- Chống thấm nước, hơi nước cực tốt ở nhiều bề mặt thi công khác nhau
- Độ bền cao học cao, thân thiện với môi trường
- Chống thấm tốt trong khoảng nhiệt độ từ -35°C đến +85°C
- Chỉ số đàn hồi cao, độ co giãn tốt
- Thi công an toàn, tiện lợi và dễ sử dụng, không cần khò nóng hoặc đòi hỏi phải kỹ thuật cao, chỉ việc dán lên bề mặt cần chống thấm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất
- Đa dạng về mẫu mã, phù hợp với nhiều công trình, giúp cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.
Nhược điểm
- Giai đoạn kết nối các tấm màng luôn là vấn đề cần xử lý đúng kỹ thuật
- Màng chống thấm tự dán không phải là vật liệu có độ bền và tuổi thọ cao nhất trong các vật liệu chống thấm dột.
Quy trình thi công màng chống thấm tự dính
Ngoài việc chọn vật liệu phù hợp, chính hãng, quy trình thi công cũng đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả chống thấm cho hạng mục. Dưới đây là các bước trong thi công màng chống thấm tự dán.
Bước 1: Chuẩn bị
- Vệ sinh bề mặt chống thấm, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất…
- Trám vá bề mặt bê tông bị lõm, rỗ, đục bỏ phần thừa
- Nếu bề mặt quá lồi lõm, dùng máy mài làm phẳng.
Bước 2: Quét sơn tạo độ dính
- Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt rộng, đảm bảo lớp sơn dàn mỏng, đều và bao kín
- Chỉ quét sơn trong diện tích có thể làm trong ngày
- Sau khi lớp sơn lót khô, cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không bị dính, tiến hành dán chống thấm
Bước 3: Dán màng
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng, đặt các cuộn màng vào vị trí cần chống thấm
- Cuộn ngược tấm màng lại nhưng không làm thay đổi các hướng đã định, từ từ trải ra
- Thi công từ vị trí thấp nhất và đi về nơi cao dần (nếu bề mặt có độ dốc)
- Dùng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí
- Phần dư tại các màng được sử dụng để lắp đặt các tấm chồng lên nhau theo thứ tự, tấm sau gối lên tấm trước.
Bước 4: Phủ bảo vệ
Thi công lớp bảo vệ càng sớm càng tốt, tránh để lâu sẽ khiến lớp màng bị bong rộp khỏi bề mặt dán do sự co giãn dưới tác động của nhiệt độ.
Trên đây là thông tin về các loại màng chống thấm tự dính, ưu và nhược điểm, quy trình thi công. Để xem nhiều hơn các sản phẩm chống thấm, quý khách truy cập website: https://sieuthichongtham.com.vn/ hoặc gọi đến Hotline 0904 093 533, nhân viên tư vấn sẽ giải đáp nhanh nhất.