Mái nhà đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong việc che chắn mà còn đảm bảo tính ổn định và thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà. Trộn bê tông đổ mái theo đúng quy trình tiêu chuẩn có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng, độ bền cũng như khả năng chống thấm. Vậy trộn bê tông đổ mái trong xây dựng như thế nào là chuẩn? Trong bài viết này, hãy cùng Siêu Thị Chống Thấm tìm hiểu về cách trộn bê tông đổ mái đúng tiêu chuẩn giúp công trình tồn tại bền lâu với thời gian.
Tầm quan trọng của trộn bê tông đổ mái đúng tiêu chuẩn
Đối với mỗi công trình nhà ở, mái nhà là một bộ phận đặc biệt quan trọng. Mái nhà có vai trò che nắng, che mưa và bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những tác động của thời tiết. Với những ngôi nhà có thiết kế sân thượng, đổ bê tông sàn mái lại càng có vai trò quan trọng, sàn mái vững chắc cho khả năng chống thấm tốt nhất. Để mái nhà có thể đảm bảo được chức năng của mình, bê tông sàn mái cần phải được thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo được độ dày.
Các yếu tố cần chuẩn bị trước khi trộn bê tông đổ mái
Quy trình đổ bê tông sàn mái
Cũng tương tự như việc đổ bê tông sàn, trộn bê tông sàn mái với nền nhiệt độ ngoài trời thay đổi nắng nóng, bê tông phải được đổ liên tục để có thể tạo được độ liên kết của các lớp bê tông. Sau khi hoàn thành, thợ đổ bê tông sẽ tiến hành làm phẳng mặt bề mặt sau đó chờ bê tông khô dần và tiến hành đầm lại. Dưới thời tiết nắng nóng, việc đầm lại bê tông nên thực hiện mỗi lần đầm cách nhau khoảng 2 giờ. Việc này giúp kết cấu sàn bền chặt, đồng thời cho hiệu quả chống thấm chân tường sân thượng tốt.
Chống thấm cho sàn mái
Việc chống thấm cho sàn mái, chống thấm chân tường sân thượng là công đoạn vô cùng quan trọng và bắt buộc. Mái nhà, sân thượng là phần có khả năng bị thấm nước rất cao, yếu tố thời tiết làm ảnh hướng rất nhiều đền chất lượng công trình. Thực hiện chống thấm bê tông sàn mái giúp hạn chế được chi phí nhân công, tránh hiện tượng thấm dột, nứt vỡ mái nhà. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa nguyên nhân thấm chân tường, ẩm mốc, khi thi công đổ bê tông mái nhà, cần lựa chọn những chất phụ gia giúp chống thấm tốt nhất cho mái nhà.
Lựa chọn vật liệu làm bê tông phù hợp cho từng loại mái nhà
Để đảm bảo tốt nhất chất lượng cũng như độ bền của mái nhà, cần phải lựa chọn loại bê tông phù hợp nhất với từng loại công trình xây dựng. Một vài loại bê tông phổ biến nhất khi trộn bê tông làm mái nhà như:
- Bê tông thường: Đây là loại bê tông sử dụng phổ biến nhất khi làm mái nhà. Loại bê tông này có giá thành rẻ, thi công dễ dàng. Tuy nhiên, loại bê tông này thường độ bền không cao, độ chịu lực kém.
- Bê tông cốt thép: Đây là loại bê tông được kết hợp thêm dàn thanh thép. Bê tông cốt thép cường độ chịu lực cao nhưng giá thành cũng tương đối cao.
- Bê tông nhẹ: Đây là loại bê tông sử dụng cát nhẹ hay các chất tạo bọt trong hỗn hợp bê tông. Bê tông nhẹ trọng lượng nhẹ hơn nhưng độ chịu lực lại thấp.
Lưu ý khi lựa chọn vật liệu trộn bê tông đổ mái nhà đúng tiêu chuẩn như sau:
- Độ bền: Mái nhà là bộ phận quan trọng của mỗi công trình, là phần chịu tác động trực tiếp của nhiều yếu tố thời tiết như nắng, mưa, gió, bão,… Vì vậy, khi lựa chọn vật liệu làm bê tông mái nhà cần lựa chọn vật liệu có độ bền tốt, khả năng chống chịu tác động thời tiết, đặc biệt là khả năng chống thấm sàn mái, chống thấm chân tường sân thượng tốt.
- Khả năng chịu tải: Mái nhà là phần thường chịu tải trọng của chính nó, trọng lượng của người đi lại, trọng lượng các vật liệu lợp mái,… Do đó, lựa chọn vật liệu bê tông cần phải chịu tải tốt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Khả năng chống thấm: Tác động xấu của thời tiết có thể làm ảnh hưởng lấn đến ngôi nhà của bạn nếu như không được chống thấm tốt. Mái nhà phải có khả năng chống thấm tốt giúp ngăn nước mưa hay nước đọng, gây thấm, nứt tường, hư hại kết cấu mái cũng như các bộ phận khác bên trong nhà.
- Khả năng chống nóng: Mái nhà có khả năng chống nóng, giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà và tạo cảm giác thoải mái đối với người sử dụng.
Lựa chọn loại bê tông cho mái nhà
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bê tông, được phân loại dựa trên cường độ chịu nén, tính chất kỹ thuật, độ chảy, … Để lựa chọn được loại bê tông thích hợp cho mái nhà, cần lưu ý những yếu tố sau:
- Độ dốc của mái nhà là bao nhiêu? Nếu mái nhà có độ dốc lớn thì khả năng thoát nước càng tốt, vì vậy không cần sử dụng bê tông cường độ chịu nén cao.
- Tải trọng của mái nhà có lớn không? Mái nhà chịu tải trọng lớn thì cần ưu tiên lựa chọn lọa bê tông có khả năng chịu được cường độ chịu nén cao.
- Thông thường, bê tông mái nhà được đổ với cường độ chịu nén khoảng 250 đến 350 Mpa. Với những mái nhà có độ dốc cao và không cần chịu tải trọng lớn có thể sử dụng bê tông có cường độ chịu nén khoảng 250 đến 300 Mpa. Với mái nhà độ dốc nhỏ, chịu tải trọng lớn cần sử dụng loại bê tông cường độ chịu nén 300 đến 350 Mpa.
Tiêu chuẩn kỹ thuật trộn bê tông đổ mái nhà trong xây dựng
Bê tông đổ mái nhà cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật:
- Khối lượng thể tích: Tiêu chuẩn khối lượng thể tích bê tông không được nhỏ hơn 2200 kg/m³.
- Độ sụt: Tiêu chuẩn độ sụt của bê tông là 15cm, bê tông sàn mái không thể nhỏ hơn mức tiêu chuẩn.
- Cường độ chịu nén: Tiêu chuẩn cường độ chịu nén của bê tông bắt buộc phải đạt yêu cầu thiết kế.
Trong thiết kế và thi công mái nhà, chúng ta thường gặp phải một số sai lầm cơ bản như sau:
Không tính toán chính xác độ dày bê tông: Đơn vị thi công cần căn cứ vào độ dốc mái nhà, diện tích sàn mái, tải trọng và mật độ bê tông mà tính toán chính xác độ dày của lớp bê tông. Độ dày lớp bê tông không chính xác, không đủ để chắc chắn thì mái nhà sẽ không thể chịu được lực và rất dễ bị sụp đổ.
Không sử dụng chính xác loại bê tông: Tùy thuộc vào công trình xây dựng, các yếu tố ngoại cảnh cũng như tính chất của công trình để lựa chọn loại bê tông phù hợp. Khi sử dụng không đúng loại bê tông phù hợp, mái nhà không đảm bảo được chất lượng và độ bền không cao.
Không kiểm tra chất lượng của bê tông: Với mỗi công trình, việc kiểm tra chất lượng bê tông rất quan trọng, cần phải được thực hiện đầy đủ các bước như kiểm tra cường độ chịu lực, độ sụt, khả năng chống thấm, chống thấm chân tượng sân thượng là rất quan trọng. Kiểm tra nhận thấy chất lượng bê tông không đảm bảo yêu cầu thì phải điều chỉnh ngay hỗn hợp bê tông hoặc đổi sang sử dụng loại bê tông khác.
Không tuân thủ đúng quy trình thi công: Cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công bê tông mái nhà theo các bước: chuẩn bị mặt bằng → chuẩn bị nguyên vật liệu → đổ bê tông → đầm bê tông → dưỡng bê tông. Chất lượng mái nhà sẽ không thể đảm bảo nếu như bạn không tuân thủ theo đúng quy trình.
Bài viết hữu ích
- Tỷ lệ trộn vữa xây tường chuẩn trong xây dựng
- Cập nhật Báo giá màng chống thấm tự dính mới nhất 2024
- Cách khắc phục trần nhà bị dột
- Tình trạng thấm nước ngược tường ở các khu vực đô thị và các giải pháp xử lý.
Lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công bê tông mái nhà chuyên nghiệp
Giải pháp tốt nhất cho các chủ công trình khi muốn đảm bảo được chất lượng công trình, vừa tối ưu chi phí chính là lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp. Điều này đảm bảo công trình bền vững, đạt chất lượng và tối ưu về chi phí. Một đơn vị uy tín sẽ cung cấp quy trình làm việc rõ ràng, chi tiết từ khảo sát, lập kế hoạch thi công đến kiểm tra và bảo duõng sau thi công.
Bên cạnh đó cần chắc chắn rằng đơn vị đó nắm vững kiến thức trộn bê tông và xử lý bề mặt mái, mang đến giải pháp hiệu quả tối ưu. Để đưa ra quyết định đúng đắn, hãy tìm hiểu kỹ về dịch vụ, sản phẩm và các dự án mà đơn vị đó đã thực hiện. Đồng thời so sánh mức giá với nhiều đơn vị khác nhau để chọn ra nhà thầu có chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Vừa rồi là những chia sẻ của Siêu Thị Chống Thấm về cách trộn bê tông đổ mái đúng tiêu chuẩn trong xây dựng. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu cần đuọc tư vấn thêm về giải pháp chống thấm sàn mái, sân thượng,… hãy liên hệ với Siêu Thị Chống Thấm qua hotline 0904 093 533 để được hỗ trợ nhanh nhất.