Tư vấn khách hàng

Tư vấn thiết kế đường ống thoát nước cho nhà vệ sinh chuẩn kỹ thuật

Hệ thống thoát nước nhà vệ sinh hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích như: giảm tắc nghẽn, ngăn ngừa mùi môi,...

Thiết kế đường ống thoát nước cho nhà vệ sinh đúng chuẩn kỹ thuật là điều rất quan trọng. Nó không chỉ đảm bảo hoạt động hiệu quả mà còn tránh được những sự cố như tắc nghẽn, rò rỉ hay có mùi hôi. Để đảm bảo được điều đó, mọi người cần nắm rõ quy trình thiết kế, lựa chọn vật liệu cũng như cách bố trí hệ thống. Việc thi công sàn nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn cũng là cách giúp hệ thống thoát nước hoạt động tốt nhất. Từ đó hạn chế tình trạng đọng nước và có mùi khó chịu.

Thiết kế đường ống thoát nước cho nhà vệ sinh có quan trọng không?

Nhà vệ sinh là khu vực có lưu lượng nước thải lớn và thường xuyên, bao gồm nước thải từ bồn cầu, chậu rửa mặt, bồn tắm hoặc vòi sen. Một hệ thống thoát nước hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Ngăn ngừa sự cố tắc nghẽn: Đường ống thiết kế chuẩn giúp nước thải thoát nhanh, không gây ùn ứ.
  • Đảm bảo vệ sinh: Tránh tình trạng nước thải trào ngược gây ô nhiễm môi trường sống.
  • Tăng tuổi thọ hệ thống: Lựa chọn vật liệu và thiết kế phù hợp làm giảm nguy cơ hư hỏng hoặc ăn mòn đường ống.
  • Giảm mùi hôi: Hệ thống thoát nước đúng chuẩn giúp hạn chế khí hôi bốc lên từ đường ống.
Hệ thống thoát nước nhà vệ sinh hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích như: giảm tắc nghẽn, giảm mùi hôi,...

Hệ thống thoát nước nhà vệ sinh hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích như: giảm tắc nghẽn, giảm mùi hôi,…

4 nguyên tắc khi thiết kế đường ống thoát nước

Khi thiết kế đường ống thoát nước, mọi người nên đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Điều này giúp sàn nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và hạn chế tình trạng đọng nước, có mùi hôi. Dưới đây là những nguyên tắc cần nhớ khi thiết kế, thi công sàn nhà vệ sinh.

Lựa chọn kích thước ống phù hợp

Mỗi vị trí sẽ cần những loại ống với kích thước khác nhau. Vì thế, mọi người nên tùy thuộc vào đặc điểm của nó để có sự lựa chọn thích hợp. Chẳng hạn:

  • Ống thoát bồn cầu: Đặc điểm của bồn cầu là nơi thoát các chất thải. Vì vậy, nơi này cần đảm bảo lưu lượng thoát nước nhanh. Ống có kích thước lớn nhưng 110 sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
  • Ống thoát chậu rửa và bồn tắm: Với chậu rửa và bồn tắm, nước có thể chảy từ từ, lưu lượng nước cũng không quá lớn. Do đó, những chiếc ống có đường kính từ 50 – 60mm sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
  • Ống thông hơi: Với các khu vực cần lắp đặt hệ thống ống thông hơi, ống 21mm – 27mm là lựa chọn thích hợp. Điều này nhằm đảm bảo hệ thống thông thoáng và không bị tạo áp suất.

Đảm bảo độ dốc hợp lý

Độ dốc của đường ống thoát nước cũng là một yếu tố cần được chú trọng. Nếu độ dốc của đường ống thoát nước quá nhỏ thì nước sẽ không thoát kịp, gây tắc nghẽn nước. Còn nếu độ dốc quá lớn thì nước lại chảy quá nhanh, sẽ không kịp cuốn trôi hết cặn, để lại cặn trên bề mặt sàn nhà vệ sinh. Chưa kể, nếu chỗ dốc không đúng còn khiến nước khó thoát, quanh quẩn trong nhà vệ sinh. Từ đó gây ra tình trạng bị đọng nước.

Vậy độ dốc chuẩn là bao nhiêu? Theo các chuyên gia, độ dốc chuẩn sẽ được áp dụng như sau:

  • Đường ống chính: 2% – 4% (tương đương 2 – 4cm mỗi mét chiều dài).
  • Đường ống phụ: 1% – 2% (tương đương 1 – 2cm mỗi mét chiều dài).

Bố trí ống thông hơi

Hệ thống thông hơi có vai trò cân bằng áp suất trong đường ống. Từ đó, ngăn mùi hôi bốc lên và tránh tình trạng nước bị trào ngược. Bồn cậu, chậu rửa đều cần được kết nối với ống thông hơi dẫn cao hơn mái nhà ít nhất 30cm

Sử dụng bẫy nước (P-Trap, S-Trap)

Bẫy nước chính là phần uốn cong của ống thoát nước. Nó sẽ giữ lại một lượng nước nhỏ trong đường ống. Việc này nhằm ngăn lại khí thải và mùi hôi từ hệ thống thoát nước bốc lên. Do đó, mọi người cần lắp bẫy nước cho bồn cầu, chậu rửa mặt, bồn tắm, sàn nhà vệ sinh.

Khi thiết kế đường ống thoát nước, cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn để hạn chế đọng nước

Khi thiết kế đường ống thoát nước, cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn để hạn chế đọng nước

Quy trình thiết kế đường ống thoát nước cho nhà vệ sinh

Việc thiết kế đường ống thoát nước cho nhà vệ sinh rất quan trọng. Người làm không chỉ phải tuân theo 4 nguyên tắc nói trên mà còn phải thi công đúng kỹ thuật. Dưới đây là 4 bước thiết kế, thi công ống nước.

Bước 1: Khảo sát và lập kế hoạch

  • Khảo sát thực địa: Đánh giá vị trí nhà vệ sinh, nguồn cấp nước và thoát nước, cũng như địa hình xung quanh.
  • Xác định nhu cầu: Xác định số lượng thiết bị vệ sinh (bồn cầu, chậu rửa, vòi sen) và lưu lượng nước thải trung bình.

Bước 2: Lựa chọn vật liệu

  • Ống nhựa PVC: Phổ biến do giá thành rẻ, dễ thi công, chịu được hóa chất trong nước thải.
  • Ống nhựa uPVC: Bền hơn, chịu được áp lực lớn, phù hợp cho đường ống chính.
  • Ống PP-R: Được ưa chuộng với khả năng chịu nhiệt và tuổi thọ cao.

Bước 3: Thiết kế sơ đồ hệ thống

  • Sơ đồ thoát nước thải: Gồm các nhánh thoát từ thiết bị vệ sinh nối về ống chính và bể chứa.
  • Sơ đồ thông hơi: Đảm bảo mỗi đường ống thoát đều được kết nối với ống thông hơi.
  • Hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt: Để tránh quá tải trong mùa mưa.

Bước 4: Thi công và kiểm tra

  • Lắp đặt theo bản vẽ: Đảm bảo đúng vị trí, kích thước và độ dốc.
  • Kiểm tra áp lực nước: Thử nghiệm để đảm bảo không rò rỉ hoặc tắc nghẽn.
  • Hoàn thiện: Che chắn đường ống, dọn dẹp và hướng dẫn sử dụng.

Những lỗi thường gặp khi thiết kế ống nước và cách khắc phục

Đường ống bị tắc nghẽn

  • Nguyên nhân: Đường ống bị tắc nghẽn có thể do độ dốc không đủ, dùng ống có đường kính quá nhỏ so với lưu lượng dòng chảy, rác và cặn bã tích tụ.
  • Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng ống bị tắc nghẽn, đầu tiên mọi người dùng dây thông hoặc các loại dung dịch thông ống để loại bỏ cặn và khơi thông dòng chảy. Sau đó, điều chỉnh lại độ dốc nếu cần thiết.

Rò rỉ nước

  • Nguyên nhân: Tình trạng rò rỉ nước có thể do kết nối ống không chặt chẽ, ống bị nứt hoặc hư hỏng.
  • Cách khắc phục: Thay thế đoạn ống bị hư, dùng các loại keo dán PVC chuyên dụng để gia cố.

Mùi hôi khó chịu

  • Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu trong nhà vệ sinh thì nhiều. Tuy nhiên, xét về mặt kỹ thuật thì đa phần là do nhà vệ sinh không có ống thông hơi, thông hơi bị tắc hoặc do bẫy nước bị cạn nước nên không hoạt động.
  • Giải pháp: Để giải quyết tình trạng này, mọi người cần vệ sinh ống thông hơi. Đồng thời, bổ sung nước vào bẫy nước thường xuyên.

Nói tóm lại, khi gặp bất cứ tình trạng gì, mọi người nên tìm nguyên nhân rồi mới đi đến giải pháp. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân, bạn mới ‘bắt đúng bệnh’ và tìm ra ‘thuốc’ chữa hiệu quả được.

Thiết kế đường ống thoát nước chuẩn từ đầu để hạn chế sự cố thấm dột phát sinh

Thiết kế đường ống thoát nước chuẩn từ đầu để hạn chế sự cố thấm dột phát sinh

Bài viết hữu ích

Phương án xử lý chống thấm đường ống thoát sàn

Chống thấm lỗ thoát sàn là dạng liên kết cấu trúc phức tạp. Nó bao gồm 7 thành phần:

  • Phễu thu sàn
  • Vữa không co ngót
  • Gạch lát hoàn thiện
  • Vữa
  • Màng chống thấm
  • Sàn bê tông
  • Ống nhựa

Để chống thấm hiệu quả cho đường ống thoát sàn, bạn cần thực hiện các bước sau:

Chuẩn bị bề mặt

  • Làm sạch bề mặt xung quanh đường ống, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các mảnh vụn.
  • Nếu có vết nứt hoặc lỗ hổng xung quanh đường ống, sử dụng vật liệu sửa chữa như vữa chống thấm hoặc keo chuyên dụng để trám kín.

Lựa chọn vật liệu chống thấm

  • Keo chống thấm Silicone: Phù hợp để trám khe nhỏ quanh đường ống.
  • Vật liệu chống thấm Polyurethane: Thích hợp cho bề mặt có độ giãn nở, giúp ngăn nước xâm nhập hiệu quả.
  • Màng chống thấm Bitum: Dùng cho những khu vực lớn, yêu cầu độ bền cao.
  • Sơn chống thấm: Có thể sơn lên toàn bộ khu vực thoát sàn để tăng cường khả năng bảo vệ.

Thi công chống thấm

Cách 1: Trám keo chống thấm

  • Bơm keo silicone hoặc polyurethane quanh đường ống.
  • Dùng dụng cụ (dao, que) để miết keo, đảm bảo phủ đều và bám chặt vào bề mặt.

Cách 2: Sử dụng màng chống thấm

  • Cắt màng chống thấm vừa kích thước quanh đường ống.
  • Dùng keo chuyên dụng để dán màng chống thấm vào sàn và thành đường ống.

Cách 3: Sơn chống thấm

Sơn lớp chống thấm lên khu vực thoát sàn, chờ khô rồi sơn thêm 1-2 lớp để tăng độ bền.

Kiểm tra

  • Sau khi thi công, đợi vật liệu khô hoàn toàn rồi kiểm tra bằng cách xả nước và quan sát khu vực chống thấm.
  • Nếu phát hiện rò rỉ, cần xử lý bổ sung ngay lập tức.

Bảo trì định kỳ

  • Thường xuyên kiểm tra đường ống thoát sàn để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề.
  • Vệ sinh đường ống để tránh tắc nghẽn, gây áp lực nước lên bề mặt chống thấm.

Một số lưu ý khi thiết kế và sử dụng

  • Đảm bảo vệ sinh định kỳ: Kiểm tra và vệ sinh đường ống thoát nước ít nhất 3-6 tháng/lần.
  • Không đổ rác và dầu mỡ vào đường ống: Đây là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn.
  • Tuân thủ quy định xây dựng: Hệ thống thoát nước phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng và vệ sinh môi trường.

Việc thi công sàn nhà vệ sinh gồm rất nhiều công đoạn, trong đó có thiết kế đường ống thoát nước. Đây được xem là yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo nhà vệ sinh luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Do đó, khi thiết kế đường ống thoát nước cho nhà vệ sinh, mọi người cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Việc này vừa giúp hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả. Đồng thời còn góp phần duy trì môi trường sống luôn sạch sẽ và an toàn.

Khi thiết kế, hãy nắm rõ các nguyên tắc và lựa chọn vật liệu phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo thi công đúng quy trình. Đây là những điều cần thiết để tránh được các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sau này. Tốt nhất, nếu không có chuyên môn, bạn nên tìm đến các chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Nếu cần tư vấn thêm về giải pháp chống thấm nhà vệ sinh, đừng ngần ngại liên hệ hotline 0904 093 533, Siêu Thị Chống Thấm sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

MỌI NGƯỜI CŨNG TÌM KIẾM: