Vật liệu xây dựng

Top 3 Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và tiết kiệm

Chống thấm bằng màng khò được ưu tiên lựa chọn cho nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh có thật sự cần thiết? Đây là điều mà hầu hết mọi người đều đang quan tâm. Cùng Siêu thị chống thấm làm rõ thắc mắc này ngay tại bài viết dưới đây cũng như chia sẻ một số loại vật liệu chống thấm đảm bảo hiệu quả mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm dột 

Nhà vệ sinh bị thấm là tình trạng rất phổ biến. Theo các chuyên gia cũng như kinh nghiệm thực tế từ các gia chủ, chủ đầu tư, nhà vệ sinh bị thấm dột do những nguyên nhân dưới đây:

Thấm dột nhà vệ sinh gây ra nhiều vấn đề trong sinh hoạt

Thấm dột nhà vệ sinh gây ra nhiều vấn đề trong sinh hoạt

  • Tường, sân thượng, sàn mái bị thấm nhưng không được sửa chữa kịp thời dẫn tới thấm lan đến nhà vệ sinh
  • Các mao mạch gạch ở nền nhà vệ sinh bị bong tróc tạo thành các kẽ hở cho nước ngấm xuống
  • Đường ống nước trong nhà vệ sinh bị vỡ, nứt gây rò rỉ, nhất là các công trình có đường ống âm tường, nước sẽ dễ dàng ngấm vào tường và sàn gây thấm dột
  • Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều làm cho các công trình phải chịu tác động xấu từ thời tiết.

Và để trả lời cho câu hỏi chống thấm nhà vệ sinh có thật sự cần thiết. Hãy cùng Siêu thị chống thấm liệt kê những hậu quả khi thấm dột xảy ra:

  • Thứ nhất là mất mỹ quan: thấm dột làm xuất hiện những vết nước loang lổ xấu xí trên tường, trần, thậm chí là những mảng rêu mốc đen bẩn bám dính trên những vị trí ẩm ướt… khiến giá trị mỹ quan của công trình giảm sút một cách nghiêm trọng
  • Khiến công trình xuống cấp, các thiết bị cũng nhanh chóng hỏng hóc và giảm tuổi thọ. Bên cạnh đó, thấm dột nếu để lâu rất dễ lan sang các phòng khác gây hư hại cho cả công trình
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe bởi nhà vệ sinh là nơi nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, khi bị thấm dẫn đến ẩm ướt thường xuyên khiến vi khuẩn càng có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn
  • Nguy hiểm hơn, khi thấm lâu ngày, các mảng vữa trên tường rất dễ bị rơi xuống gây nguy hiểm hay nước thấm vào tường có thể ngấm vào các thiết bị điện như đèn, bình nóng lạnh… gây nguy hiểm cho mọi thành viên trong nhà.

Như vậy, việc chống thấm tường nhà vệ sinh là việc làm hết sức quan trọng đối với mọi loại công trình dùng nhỏ hay lớn.

Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh nên dùng

Sử dụng vật liệu chống thấm tốt là một trong những cách chống và ngăn ngừa thấm dột hiệu quả. Dưới đây là 3 loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh đang được sử dụng phổ biến nhất, bạn đọc cùng xem và tham khảo chọn lựa.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò

Nói đến vật liệu chống thấm cho nhà vệ sinh, chắc chắn không thể bỏ qua những tấm màng khò gốc bitum. So với các loại vật liệu chống thấm cùng phân khúc, màng khò được người dùng đánh giá cao về hiệu quả, tuổi thọ lâu dài. Chính vì thế, đây luôn là lựa chọn ưu tiên của những công trình thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà tắm, nhà vệ sinh… 

Chống thấm bằng màng khò được ưu tiên lựa chọn cho nhà vệ sinh

Chống thấm bằng màng khò được ưu tiên lựa chọn cho nhà vệ sinh

Ưu điểm khi sử dụng màng khò:

  • Tính linh hoạt cao, co giãn, chịu được thay đổi của nhiệt độ
  • Ổn định kích thước tốt, độ bền cơ học cao
  • Kháng tia UV và cách nhiệt tốt
  • Ứng dụng cho nhiều hạng mục
  • Đa dạng chủng loại, giá thành.

Các bước thi công trong quy trình như sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công, đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay chất làm ảnh hưởng đến độ kết dính. Nếu sàn bị lồi lõm cần xử lý cho bằng phẳng

Bước 2: Tiến hành chống thấm bằng màng khò

  • Dùng đèn khò gas làm nóng mặt sàn
  • Quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt cần thi công
  • Dùng máy khò nóng đốt bề mặt tấm màn để nhựa bitum nóng chảy rồi tiến hành dính xuống mặt sàn. Lưu ý, đốt đến đâu lăn màng đến đó
  • Dán kỹ hoặc dùng gioăng trương nở để quấn quanh cổ ống, tránh bị nước thấm
  • Dán cao vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường khoảng 15-20 để không còn kẽ hở gây thấm
  • Sau khi dán màng xong, tiến hành trát xi măng cát lên để bảo vệ lớp màng chống thấm

Bước 3: Thử nước và nghiệm thu

Sau khi lớp chống thấm khô, ngâm thử nước trong 24 giờ và nghiệm thu chất lượng công trình.

Sử dụng sơn chống thấm Neoproof PU360 

Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm chuyên dụng được sử dụng khá nhiều gần đây. Việc chống thấm bằng sơn chuyên dụng giúp quá trình thi công nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả. Neotex Neoproof PU360 hiện đang là lựa chọn của rất nhiều khách hàng.

Neoproof PU360 là sơn chống thấm chuyên dụng cho nhà vệ sinh

Neoproof PU360 là sơn chống thấm chuyên dụng cho nhà vệ sinh

Ưu điểm của sơn chống thấm Neotex Neoproof PU360:

  • Độ đàn hồi cao, độ co giãn tốt, chịu sự thay đổi của nhiệt độ
  • Bám dính hoàn hảo với nhiều chất liệu xây dựng như bê tông, thạch cao, kim loại, gỗ…
  • Tạo lớp màng kín, ngăn chặn sự thâm nhập của hơi ẩm
  • Có khả năng ngăn chặn sự xuất hiện của rêu mốc
  • Thời gian thi công ngắn, yêu cầu đơn giản
  • Khả năng chịu mài mòn và kháng kiềm tốt
  • Không chứa chất độc hại cho người dùng và môi trường.

Chống thấm bằng vật liệu Revinex Flex U360

Nếu bạn đang tìm kiếm vật liệu chống thấm nhà vệ sinh có hiệu quả cao và độ bền dài lâu thì Revinex Flex U360 là lựa chọn không thể bỏ qua. Là sơn chống thấm gốc xi măng, có độ đàn hồi cao, sản phẩm lý tưởng cho các ứng dụng được che phủ trên bề mặt ngang và bề mặt đứng như phòng tắm, nhà bếp, sân thượng, mái,… trước khi ốp lát/trát vữa xi măng.

Neoproof PU360 là lựa chọn hàng đầu cho chống thấm nhà vệ sinh

Neoproof PU360 là lựa chọn hàng đầu cho chống thấm nhà vệ sinh

Ưu điểm nổi vật như:

  • Ngoài bê tông, sản phẩm bám dính tốt trên nhiều chất lượng xây dựng khác như đá, gốm sứ, gạch…
  • Lớp màng chống ẩm kín hoàn toàn, ngăn chặn sự thâm nhập của hơi ẩm
  • Có khả năng bắc cầu vết nứt
  • Chịu áp suất thủy tĩnh âm và dương giúp sản phẩm chịu được nước đọng trong thời gian dài mà không bị mủn hay bong tróc, đặc tính này giúp sản phẩm lưu là ưu tiên khi chống thấm cho các hạng mục ẩm ướt như nhà vệ sinh, bể bơi…

Giá chống thấm nhà vệ sinh

Chi phí chống thấm nhà vệ sinh bao gồm phần xử lý bề mặt, chi phí nguyên vật liệu. Tùy vào từng công trình khác nhau sẽ có mức chi phí xử lý bề mặt khác nhau. Khi đó, đơn vị thi công sẽ khảo sát và báo giá cụ thể. 

Trong đó, giá nguyên vật liệu chống thấm thường được công khai để khách hàng dễ dàng so sánh và lựa chọn. Dưới đây là bảng báo giá chống thấm nhà vệ sinh 2021, 2022, 2023 được bán tại Siêu thị chống thấm:

STT

Tên sản phẩm

Giá bán

1 Màng khò chống thấm Bitumax loại 3mm (có mặt đá xanh) 1.270.000/cuộn
2 Màng khò chống thấm Bitumax (gồm mặt cát/trơn/đá) 1.150.000- 1.360.000/cuộn
3 Màng khò chống thấm Elastoseal (loại mặt trơn) 1.150.000-1.360.000/cuộn
4 Màng khò chống thấm Bitushape loại PE 1.150.000-1.360.000/cuộn
5 Màng khò chống thấm Panda loại PE 1.130.000-1.350.000/cuộn
6 Neoproof 2.106.000/thùng
7 Neoproof PU360 màu đen 13kg/thùng 2.171.000/thùng
8 Neoproof PU360 màu trắng 13kg/thùng 2.275.000/thùng
9 Neoproof PU W 13kg/thùng 2.327.000/thùng
10 Neoproof 360W 12kg/thùng 2.244.000/thùng
11 Vật liệu gốc xi măng Revinex Flex ES 2.812.000/bộ
12 Vật liệu Revinex Flex FP gốc xi măng 1.280.000/bộ

Trên đây là vai trò và các vật liệu chống thấm nhà vệ sinh. Liên hệ Hotline 0904 093 533 hoặc truy cập website https://sieuthichongtham.com.vn/ để được tư vấn chi tiết về các dòng vật liệu chống thấm chuyên dụng, hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch, cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2.

Bài viết cùng chuyên mục:

0/5 (0 Reviews)