Ngôi nhà là tài sản lớn của mỗi gia đình, nếu tường thấm nước, ẩm mốc, nứt nẻ sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khoẻ các thành viên. Theo đó, phương pháp chống thấm tường nhà được gia chủ đặc biệt quan tâm ngay từ khi xây dựng. Nếu bạn đang tìm cách chống thấm hiệu quả hãy tham khảo thông tin chi tiết ngay sau đây.
Chống thấm tường nhà và lý do phải chống thấm
Phương pháp chống thấm tường nhà được hầu hết nhà thầu, chủ nhà thực hiện nhằm ngăn chặn nước xâm nhập ở ngoài môi trường vào trong nhà. Từ đó giúp tránh cho tường nhà bị ẩm mốc, mất thẩm mỹ thậm chí ngăn chặn sự hư hại về đồ đạc trong nhà.
Nguyên nhân gây nên tình trạng tường bị thấm nước là do:
- Đường ống nước được lắp đặt bên trong tường bị vỡ hoặc rò rỉ.
- Khi thi công tường nhà không được chống thấm hoặc chống thấm chưa đúng cách và cẩn thận.
- Sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn.
- Nhà ở lâu năm bị xuống cấp nên thấm nước ngược vào trong.
Tường nhà bị thấm nước là tình trạng thường gặp nhất là ở nhà cũ.
Lý do phải sử dụng các phương pháp chống thấm tường nhà bởi tường là “lớp áo” tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nếu không chống thấm tốt có thể khiến:
- Chất lượng công trình và kết cấu nhà ở bị xuống cấp gây nguy hiểm cho các thành viên sinh sống.
- Làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà, có thể xuất hiện các vết ẩm mốc, rạn nứt, ố vàng…
- Nếu tường ướt ẩm mốc khiến vi khuẩn sinh sôi gây hại sức khoẻ cho người ở.
- Không những thế tường thấm còn ảnh hưởng đến nguồn điện, lâu dần sẽ giảm độ bền của thiết bị điện tử.
5 phương pháp chống thấm tường nhà rẻ và đảm bảo triệt để
Thông thường tường nhà bị thấm ở các vị trí như tường phía trong, tường phía ngoài, chân tường, khe tiếp giáp với nhà bên cạnh hoặc thấm nước từ các vết nứt trên tường. Vì vậy phương pháp chống thấm hiệu quả nhất là phải ngăn chặn được nước xâm lấn và độ bền cao. Cùng tìm hiểu các cách chống thấm tường nhà sau:
Chống thấm tường nhà mới
Việc chống thấm tường ở những ngôi nhà mới xây sẽ dễ dàng hơn nhiều bởi khi đó tường mới xây thô xong được tô trát và đánh bóng làm sạch nhanh chóng. Đặc biệt với những nhà chung cư, nhà xây sát nhau, nhà cao tầng việc chống thấm ngay từ đầu rất cần thiết.
Đối với cách chống thấm tường trong nhà, đầu tiên, bạn dùng bột trét và trét lên bề mặt tường bên trong, miết nhẹ để bề mặt láng phẳng. Sau đó, quét 1 lớp sơn lót lên, tiếp đến quét thêm 1 lớp sơn chống thấm và đợi khô là đã xong công đoạn chống thấm tường trong nhà.
Đối với cách chống thấm tường nhà phía bên ngoài, bạn cần trộn vữa gồm bê tông, cát và xi măng để chống thấm. Bạn cũng có thể sử dụng sơn chống thấm hoặc chất chống thấm để quét lên tường bên ngoài nhà là hoàn thành việc cách chống thấm tường nhà hiệu quả.
Trong xây dựng, bạn cần dùng phương pháp chống thấm cả tường trong lẫn tường ngoài nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Cần chống thấm tường nhà ở các vị trí quan trọng giúp ngôi nhà an toàn khỏi nước mưa.
Chống thấm tường nhà cũ
Cách chống thấm tường nhà cũ trải qua nhiều bước và cầu kỳ hơn so với chống thấm tường nhà mới. Nếu tường đã bị thấm cần phải có bước khắc phục xử lý rồi mới lăn sơn, càng làm kỹ hiệu quả sẽ càng cao. Bạn cần thực hiện phương pháp chống thấm tường nhà theo trình tự sau để đảm bảo hiệu quả triệt để:
- Bước 1 : Cạo sạch, loại bỏ lớp sơn cũ, rong rêu trên bề mặt tường, vệ sinh sạch sẽ để lớp chống thấm dễ bắt và ăn vào tường hơn.
- Bước 2 : Tìm và xác định vị trí nứt, hở trên tường sau đó trám vá bằng vật liệu chuyên dụng.
- Bước 3 : Tuỳ tình trạng bạn cần phủ 1, 2 lớp trở lên với các loại sơn chống thấm tường chuyên dụng. Lưu ý chỉ phủ sơn khi lớp bề mặt tường đã được làm sạch và khô ráo.
- Bước 4: Có thể phủ sơn màu lên theo sở thích của gia chủ để tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Chống thấm chân tường nhà
Chân tường nhà là nơi dễ bị thấm nước do 3 nguyên nhân: Nước mưa ngấm vào chân tường, nồm ẩm bốc lên theo ron gạch làm thấm nước, hệ thống nước từ nhà bếp hay nhà vệ sinh bị rò rỉ.
Để chống thấm phần chân tường nhà, bạn có thể sử dụng sơn chống thấm với các bước:
- Loại bỏ lớp sơn ở ngoài chân tường, phần bị thấm nước hay ẩm mốc.
- Trộn sơn chống thấm gốc xi măng trộn với xi măng tỷ lệ 10:2.
- Trộn hỗn hợp và lăn đều lên phần tường thấm nước.
- Phủ thêm 1 lớp sơn sắc màu yêu thích sau khi lớp sơn chống thấm tường nhà đã khô.
Chân tường được sơn chống thấm gốc xi măng để ngăn nước ngấm vào nhà.
Chống thấm khe tiếp giáp với nhà bên cạnh
Các ngôi nhà xây dựng trong thành phố lớn thường có thiết kế liền kề nhau để tiết kiệm không gian, vì vậy việc xuất hiện khe nứt hay thấm nước rất khó xử lý. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng phương pháp chống thấm tường nhà đơn giản như:
- Thứ nhất: Khe tiếp giáp được chống thấm bằng cách đặt miếng tôn và ghim cố định, bắn keo silicon để ngăn nước mưa thấm xuống.
- Thứ hai: Ngay từ khi bắt đầu xây dựng, phần tiếp giáp bạn nên sử dụng gạch đặc, dùng vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm sau đó trát mác cao mới đảm bảo ngăn được thấm tường.
- Thứ ba: Chống thấm ngược tường nhà liền kề, phương pháp này chi phí cao và hiệu quả không được lâu dài nhưng vẫn dùng trong trường hợp cấp bách.
Đối với chống thấm tường liền kề, phổ biến nhất hiện nay là sử dụng các loại sơn chống thấm pha xi măng hay hóa chất chống thấm,…
Chống thấm tường nhà bị nứt
Cách chống thấm tường nhà khi bị nứt sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt. Cụ thể như sau:
- Nếu nhà mới, vết nứt nhỏ chỉ cần sử dụng keo chống thấm tường nhà chuyên dụng để trám vết nứt đó.
- Đối nết nứt ở ngôi nhà cũ mức độ vừa hoặc lớn thì phải vệ sinh sạch tường sau đó đục xung quanh vết nứt rộng và sâu khoảng 3-4cm, sử dụng vật liệu chuyên dụng trám kín các vết nứt. Sau cùng phủ 1 lớp màng chống thấm co giãn lên bề mặt tường là xong.
Lưu ý, với nhà ở dân cư phương pháp chống thấm tường nhà hiệu quả nhất là bạn cần phủ thêm lớp vữa bảo vệ từ 3mm – 10mm tùy theo yêu cầu, sau khoảng thời gian 12 giờ cần bảo dưỡng bằng nước.
3 vật liệu phổ biến dùng để chống thấm tường nhà
Hiện nay có rất nhiều tập đoàn hóa chất công nghiệp lớn cung cấp vật liệu chống thấm tường hiệu quả. Nhưng về cơ bản có 3 vật liệu được các đơn vị thi công dùng phổ biến trên thị trường, đây đều là vật liệu được đánh giá có khả năng chống thấm triệt để, độ bền cao, bao gồm:
- Sơn chống thấm ngoài trời: Dùng sơn là phương pháp chống thấm tường nhà phổ biến trong xây dựng chung cư, văn phòng, nhà ở…vì giá thành hợp lý, hiệu quả mang lại cao đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Bột chống thấm tường: Với ưu điểm độ đàn hồi cao, khả năng bám dính tốt lại không chứa chất độc hại, tạo sự liên kết tốt cải thiện hiện trạng nứt nẻ tường nên bột chống thấm tường nhà đang là sự lựa chọn cho nhiều công trình.
- Keo chống thấm tường: Vật liệu này được sử dụng phổ biến ở các vách xông, ban công, sân thượng… vì chúng hỗ trợ tốt trong việc tránh ẩm mốc và các vết nứt trên tường nhà.
Vật liệu Silatex Super là phương pháp chống thấm tường nhà được áp dụng phổ biến
Lưu ý khi thực hiện chống thấm tường nhà
Chọn đúng phương pháp chống thấm tường nhà là việc làm quan trọng giúp bảo vệ công trình bền bỉ theo thời gian, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc khi chống thấm như:
- “Tránh mất bò mới lo làm chuồng”, cần sử dụng các phương pháp chống thấm tường nhà ngay từ lúc mới xây dựng bởi lúc này việc chống thấm thực hiện dễ dàng, ít tốn kém.
- Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp với môi trường xung quanh căn nhà để tối ưu hiệu quả sử dụng.
- Cần chống thấm đầy đủ các vị trí quan trọng trong ngôi nhà thay vì chỉ tập trung chống thấm tường phía trong ngôi nhà. Bạn cần thực hiện chống thấm cả tường trong, tường ngoài, chân tường, sàn nhà, khu vực thường xuyên ẩm ướt như nhà vệ sinh…
- Tiến hành các biện pháp chống thấm theo đúng trình tự các bước, không làm qua loa sẽ dễ bị thấm nước trở lại lúc đó việc khắc phục còn tốn kém hơn nhiều.
Trên đây là 5 phương pháp chống thấm tường nhà dễ thực hiện, chi phí hợp lý và đảm bảo hiệu quả triệt để. Do đây là một việc quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, kết cấu của toàn bộ ngôi nhà nên bạn cần tham khảo các biện pháp hoặc có sự tư vấn triển khai thực hiện trực tiếp từ đơn vị chống thấm chuyên nghiệp. Để được tư vấn các vật liệu, tìm hiểu giá thành và cách làm phù hợp nhất bạn có thể gọi hotline 0904 093 533 của Siêu thị chống thấm để được giải đáp nhanh nhất.