Vách tường, đặc biệt là tường phía ngoài thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa liên tục, về lâu dài sẽ bị ăn mòn, ẩm mốc và thấm dột nếu không được sơn chống thấm đúng cách. Vậy đâu là cách chống thấm vách tường đạt hiệu quả cao mà tiết kiệm chi phí cũng như các loại vật liệu nào bảo vệ tường tốt? Hãy cùng tham khảo bài chia sẻ dưới đây của Siêu thị chống thấm để có câu trả lời.
Khi nào phải chống thấm vách tường?
Để lựa chọn cách chống thấm vách tường phù hợp, kịp thời và đạt hiệu quả cao, bạn cần nhận biết các trường hợp cần phải chống ẩm thấm cho tường. Sau đây là một số trường hợp kèm theo các dấu hiệu cho thấy vách tường, chân tường đã bị thấm nước, hơi ẩm dẫn đến thấm cần được xử lý.
Đối với tường nhà phía ngoài, phương pháp chống thấm vách tường được áp dụng cho các trường hợp như:
- Tường của công trình độc lập, không chung tường hay không kề sát với các công trình khác
- Vách tường của công trường thi công sau có chưa được che khuất bởi tường của các công trình thi công trước
- Hai vách tường của hai nhà liền kề tiếp giáp nhau
- Tường khu chung cư, vách nhà cao tầng
Trường hợp vách tường phía trong nhà, việc chống thấm vô cùng cần thiết vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các thành viên sinh sống trong căn nhà. Với nhà hay công trình mới xây, chống thấm vách tường vừa hạn chế sự xâm nhập của nước, hơi ẩm vừa tạo thẩm mỹ giúp cho căn nhà sáng đẹp hơn.
Tuy nhiên, kể cả bạn đã thực hiện chống thấm nhà mới xây, thì theo năm tháng bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh, vách tường cũng sẽ bị hao mòn và xuất hiện các vấn đề phổ biến như:
- Bề mặt vách tường có dấu hiệu của những vết rạn nứt nẻ, nứt chân chim
- Tường có bụi bặm nấm mốc màu đen và các mảng rong rêu
- Vách tường xuất hiện các vùng sậm màu do nước thấm vào
- Đặc biệt phần chân tường luôn ẩm và có vết nước loang ố rõ ràng
Tường nhà bị loang ố đen và nhìn mất thẩm mỹ do tình trạng thấm nước gây ra
Khi thấy một trong những hiện tượng nêu trên xuất hiện, bạn nên nhanh chóng tìm giải pháp chống thấm vách tường để xử lý kịp thời. Tránh để tình trạng thấm ẩm, nấm mốc diễn ra trong thời gian dài sẽ gây tác hại như: giảm tuổi thọ công trình, tốn kém chi phí cải tạo, dễ bị chập điện cháy nổ, mất tính thẩm mỹ, đặc biệt là khu vực từng nhà bị ngấm ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Cách chống thấm vách tường cho nhà mới và cũ
Hiện nay có nhiều cách chống thấm vách tường cho nhà mới xây. Bạn có thể lựa chọn phương pháp để phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như tình trạng tường nhà. Mỗi cách chống thấm tương ứng với mỗi loại sản phẩm khác nhau. Dưới đây là 4 cách được nhiều người ưa chuộng, đơn giản và có thể tự làm tại nhà, bạn có thể dùng 1 hoặc kết hợp nhiều phương pháp cùng nhau để tạo nên một quy trình chống thấm toàn diện và mang lại hiệu quả cao:
Dùng phụ gia chống thấm
Phụ gia chống thấm là một trong những vật liệu phổ biến nhất, được dùng sử dụng nhiều nhất để ngăn chặn tình trạng thấm nước. Vật liệu này có ưu điểm chi phí thấp. Phụ gia được trộn cùng bê tông giúp cho kết cấu ổn định hơn, đồng thời, giảm bớt thấm chuyên sâu vào trong bê tông. Điều này làm hạn chế tình trạng rạn nứt từ kết cấu.
Tuy nhiên, phụ gia này chỉ là cách chống thấm vách tường tạm thời, có tác dụng hỗ trợ cho quy trình chống thấm nước được hiệu quả hơn. Để vách tường đạt được chống thấm tốt hơn, bạn nên kết hợp cùng các vật liệu ngăn nước thấm chuyên dụng khác.
Dùng chất chống thấm
Chất chống thấm được đánh giá là vật liệu ngăn chặn thấm dột được dùng rộng rãi và trở thành cách chống thấm vách tường phổ biến nhất hiện nay. Đây là một chất hóa học dạng lỏng, trộn cùng vữa xi măng mang lại hiệu quả sâu từ kết cấu bên trong. Chất lòng này dễ thẩm thấu và bám chắc vào lớp bê tông. Ngoài ra, chất ngăn nước thấm có gốc xi măng, do đó, không gây ảnh hưởng tới môi trường.
Sử dụng xi măng
Dùng xi măng là giải pháp chống thấm vách tường đơn giản và được nhiều người ưa chuộng sử dụng do chi phí thấp, đặc biệt là dễ thi công không cần thợ, có thể tự mua nguyên liệu và làm tại nhà. Tuy nhiên, đây chưa phải là phương pháp tối ưu vì có nhiều hạn chế như:
- Khả năng đàn hồi kém, dễ bị nứt vỡ theo sự tác động của thời tiết
- Không chịu được chấn động mạnh
- Không phù hợp với tường bị thấm dột nặng
Dùng xi măng được đánh giá là cách chống thấm vách tường tạm thời
Cách chống thấm vách tường bằng sơn
Sơn chống thấm là một loại hợp chất hóa học dạng nước có tác dụng bảo vệ mặt tường khỏi sự xâm nhập từ nước. Ngoài ra, sơn chống thấm cũng làm tăng tính thẩm mỹ cho bề ngoài công trình. Tuy nhiên, lớp sơn có thể bị bong tróc và phồng rộp khi bị tác động bởi khí hậu, các tác động ngoại lực hay sự thay đổi nhiệt độ liên tục trong thời gian dài. Lúc này, lớp sơn không còn khả năng bảo vệ vách tường, dẫn đến nước và hơi ẩm sẽ len lỏi qua các vết bong tróc và lan ra toàn bộ tường của công trình.
Loại vật liệu dùng chống thấm vách tường tốt nhất
Vật liệu chống thấm gốc xi măng Neopress Crystal
Sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng Neopress Crystal là một trong những giải pháp chống thấm vách tường lý tưởng để thấm nước cho vách tường trong, tường ngoài. Neopress Crystal là vật liệu chống thấm kết tinh gốc xi măng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Có nguồn gốc từ Hy Lạp, bạn có thể dùng chổi để quét và thi công đơn giản.
Chống thấm Silimper Nano
Một trong những cách chống thấm vách tường là sử dụng chất chống thấm bê tông Silimper Nano. Là chất nhũ tương nano silane-siloxane hệ nước, có khả năng chống thấm và giảm sự hấp thụ nước cao. Silimper Nano được ứng dụng dùng cho chống thấm tường ngoài và vách trong nhà.
Vữa xi măng Revinex Flex FP
Một trong những vật liệu chống thấm vách tường tốt nhất phải kể đến Revinex Flex FP. Vật liệu này là vữa gốc xi măng polyme cải tiến với 2 thành phần. Revinex Flex FP có khả năng chống ẩm tốt, ngăn chặn sự thấm nước cho cả tường phía ngoài và cách tường trong nhà.
Chống thấm gốc xi măng Revinex Flex FP (32kg/Bộ) dễ trộn và thi công bằng tay dễ dàng
Chống thấm vách tường bằng vật liệu Silatex Reflect
Vật liệu Silatex Reflect là giải pháp chống thấm vách tường toàn diện bằng neotex. Nó phù hợp cho nhiều loại công trình xây dựng từ dân dụng tới thương mại. Với ba tính năng trong 1 đó là chống thấm đàn hồi, tính năng trang trí cho vách tường và khả năng chống nóng tốt.
Chống thấm chống nóng Silatex Reflect (10 lít/Thùng) tích hợp chống thấm, chống nóng và trang trí
Với 4 cách chống thấm vách tường hiệu quả, dễ làm vừa được chia sẻ ở trên, không chỉ giúp bảo vệ tường nhà khỏi sự xâm nhập của nước và hơi ấm mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của công trình. Hy vọng bạn sẽ tìm được phương pháp xử lý chống thấm vách tường phù hợp với gia đình. Nếu bạn cần tư vấn thêm về cách chống thấm vách tường hay dịch vụ thi công trọn gói với chi phí tiết kiệm, đạt hiệu quả cao nhất, vui lòng liên hệ ngay với Siêu thị chống thấm qua hotline 0904 093 533.