Chống thấm tường

Hướng dẫn chống thấm tường nhà: quy trình chuẩn từ chuyên gia

Hướng dẫn chống thấm tường nhà hiệu quả

Tượng nhà thấm dột không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến các đồ đạc, thiết bị đặt trên và gần tường hư hỏng. Đặc biệt, thấm dột lâu ngày còn làm yếu kết cấu công trình. Dưới đây là những hướng dẫn chống thấm tường nhà chuẩn quy trình từ chuyên gia, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Nguyên nhân gây thấm tường nhà

Thấm dột tường hiện nay là tình trạng khá phổ biến, có rất nhiều công trình kể cả lớn nhỏ đều bị. Để thực hiện hướng dẫn chống thấm tường nhà đúng cách, trước tiên bạn cần tìm ra nguyên nhân gây thấm. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây thấm dột tường thường gặp là:

  • Bị nứt, sụt lún, nghiêng: kết cấu móng bị sụt lún, nứt đà dầm giữa các sàn hoặc vị trí tiếp giáp tường liền kề bị hở, nước len lỏi và thấm dần vào bên trong. Nếu thấy tường nứt gãy mạnh, độ mờ vết nứt lớn chắc chắn là nứt kế cấu.
  • Kết cấu tường gạch xuống cấp: tường là hạng mục chịu tác động trực tiếp từ môi trường, thời tiết nên thường xuống cấp nhanh, dễ hư hỏng.

Thấm nước ở tường gây mất thẩm mỹ

Thấm nước ở tường gây mất thẩm mỹ

  • Vách liền kề: những căn nhà liền kề với vách tường áp sát nhau, nhiều kiểu nhà phố liền kề còn chung vách và cấu trúc móng, lâu dần 2 vách tường bị sụt lún tạo thành khe hẹp (khe lún), nước thấm đầy vào và gây thấm sang vách tường hai bên.
  • Tường nhà được xây với vật liệu chất lượng kém: vai trò của tường nhà là che chắn môi trường bên ngoài với không gian sống bên trong. Khi sử dụng vật liệu kém chất lượng, khả năng che chắn giảm dẫn tới hiện tượng thấm, rò rỉ nước.
  • Hiện tượng nứt do co giãn nhiệt độ: sự chênh lệch nhiệt độ gây co giãn bề mặt tường xi măng, tạo những vết nứt chân chim là cơ hội để nước mưa ngấm vào, tích tụ và gây thấm dột.

Hướng dẫn chống thấm tường nhà đúng kỹ thuật

Chống thấm cho tường nhà có nhiều cách, tùy từng loại tường nhà cụ thể, khu vực thấm để có thể đưa ra phương pháp thi công hiệu quả nhất. Trước khi bắt tay vào công tác ngăn thấm nước, bạn cần hiểu rõ tình trạng tường nhà đang mắc phải để chọn phương án chống thấm tốt nhất.

Hướng dẫn chống thấm tường nhà mới xây

Tường nhà mới xây phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thi công. Bề mặt tường sau khi trát vữa cần đánh giấy nhám để làm sạch bề mặt.

Đối với những bức tường mới xây bạn nên sử dụng sơn chống thấm ngoài trời. Ưu điểm của loại sơn này là tính đàn hồi cao, khả năng chống thấm tuyệt đối, dễ thi công mà giá thành lại thấp, tuổi thọ cao. Bạn có thể chống thấm cả tường trong và ngoài để tăng hiệu quả và kết cấu tường được vững chắc hơn.

Hướng dẫn chống thấm tường nhà cũ

Để chống thấm tường nhà cũ đạt hiệu quả cao cần xử lý bề mặt tường bằng cách loại bỏ lớp sơn tường, bả matit và vệ sinh sạch sẽ bằng nước hoặc chổi quét. Các chuyên gia hướng dẫn chống thấm tường nhà như sau:

  • Bước 1: Cạo lớp sơn cũ và sơn bị bong tróc. Vệ sinh sạch sẽ vị trí bị thấm, có thể dùng bàn chải sắt để tẩy lớp rong rêu phủ trên bề mặt tường.
  • Bước 2: Xử lý kẽ hở, vết nứt lớn do co giãn hoặc sụn lún.
  • Bước 3: Sử dụng keo chống thấm để trám lại những vị trí hở, nứt
  • Bước 4: Xử lý tường bằng vật liệu chống thấm chuyên dụng, nên phủ từ hai lớp trở lên để mang lại hiệu quả chống thấm cao hơn. Để thực hiện bước này, cần đảm bảo bề mặt tường khô ráo, độ ẩm nhỏ hơn 16%.
  • Bước 5: Sơn phủ màu phù hợp để mang lại tính thẩm mỹ cho không gian.

Chống thấm chân tường nhà

Có 3 nguyên nhân khiến chân tường nhà bị thấm nước và ẩm mốc đó là:

  • Do nước mưa từ tường bên ngoài thấm vào;
  • Do ẩm thấp từ nền nhà bốc lên theo ron gạch làm cho tường cũng bị ẩm mốc;
  • Do hệ thống nước cấp thoát bị rò rỉ từ trong khu vực bếp, nhà vệ sinh hoặc nơi tiếp xúc với khu vực sinh hoạt thường xuyên của gia đình.

Hướng dẫn chống thấm tường nhà hiệu quả

Hướng dẫn chống thấm tường nhà hiệu quả

Để chống thấm chân tường nhà, bạn có thể sử dụng sơn chống thấm và thực hiện như sau:

  • Loại bỏ lớp sơn chân tường bị thấm và ẩm mốc;
  • Dùng vật liệu chống thấm gốc xi măng, trộn với xi măng theo tỷ lệ 10:2. 
  • Trộn đều hỗn hợp rồi lăn lên chân tường bị thấm nước.
  • Sau khi lớp chống thấm khô, bạn có thể sơn phủ màu sắc tùy thích.

Chống thấm khe tiếp giáp nhà liền kề

Những ngôi nhà trong thành phố lớn thường được xây liền kề nhau nhằm tiết kiệm không gian. Cũng chính vì thế, khi gặp một số tác động từ môi trường hay thời tiết sẽ khiến các bức tường bị thấm nước và rạn nứt. Để chống thấm trong trường hợp này bạn có thể áp dụng phương pháp:

  • Tại vị trí tiếp giáp giữa 2 khe tường, đặt 1 miếng tôn rồi ghim cố định chúng theo chiều dọc khe tường. 
  • Nước sẽ bị ngăn lại bởi máng tôn, từ đó giúp ngăn chặn nước ngấm vào giữa 2 khe tường của cả 2 ngôi nhà.

Hướng dẫn chống thấm tường nhà phía trong

Tường trong nhà ẩm mốc có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân phổ biến gây thấm tường nhà và cần thực hiện chống thấm từ tường bên trong phải kể đến như:

  • Do tường bị rạn nứt hoặc cũ chất lượng bị xuống cấp;
  • Do nước len vào giữa hai khe nhà giáp nhau;
  • Do tường bên ngoài không thể trát được;
  • Do gần sát hoặc chung tường với nhà hàng xóm.

Đối với trường hợp này, Siêu thị chống thấm hướng dẫn chống thấm tường nhà như sau:

  • Bước 1: Làm ẩm bề mặt bê tông, tường bằng nước để làm bão hòa bề mặt, không để đọng nước trên bề mặt.
  • Bước 2: Trộn thành phần A và B theo tỷ lệ 1:4 rồi khuấy ở tốc độ thấp để trộn đều hỗn hợp trong 3 – 5 phút.
  • Bước 3: Thi công chống thấm (3 lớp, mỗi lớp cách nhau 3 – 4 giờ)
  • Bước 4: Dùng bay để hoàn thiện bề mặt và dùng xốp làm đẹp bề mặt.

Sơn chống thấm tường ngoài trời bằng vật liệu gốc acrylic

Vật liệu chống thấm gốc Acrylic được làm từ Polyme Acrylic thông qua công đoạn tinh chế. Thị trường có nhiều loại Acrylic với mức độ pha chế khác nhau. Trong đó, lớp phủ Acrylic của Neotex là lớp chống thấm một thành phần, có khả năng kháng UV tuyệt vời, độ dãn dài cao, chống lại dải nhiệt rộng và chống thấm rất tốt.

Hướng dẫn chống thấm tường nhà bằng Silatex Super

Hướng dẫn chống thấm tường nhà bằng Silatex Super

Bước 1: Chuẩn bị mặt nền 

  • Xử lý vết nứt bằng cách cắt sâu 1-3cm theo chiều dọc vết nứt, sau đó trám bằng keo Neotex PU Joint hoặc Jointex White
  • Với bề mặt tường cũ đã bong tróc lớp vữa cần đục tẩy các phần vữa bong tróc, phồng rộp và trát lại bằng bữa có pha Revinex (Revinex pha nước theo tỷ lệ 1:3)
  • Đối với tường cũ chưa bong tróc, lớp sơn cũ còn nhưng khả năng chống thấm bị hạn chế thì tiến hành lăn lớp chống thấm lên trên phần sơn cũ.

Bước 2: Chống thấm tường ngoài bằng sơn lót Revinex và vật liệu gốc Acrylic

  • Quét trước 1 lớp sơn lót để ổn định bề mặt và tăng khả năng bám dính. 
  • Khuấy trộn vật liệu theo hướng dẫn cho đến khi đồng đều và tiến hành lăn lớp chống thấm 1 với định mức 0,2kg/m2/lớp.
  • Sau khi lớp chống thấm khô bề mặt (tầm 24 giờ), tiến hành thi công lớp thứ 2 (quét nguyên chất) theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất để phủ kín toàn bộ bề mặt.
  • Có thể thi công lớp thứ 3 nếu muốn.

Hướng dẫn chống thấm tường nhà bằng vật liệu gốc xi măng

Vật liệu gốc xi măng ứng dụng cho nhiều hạng mục khác nhau nhờ ưu điểm bám dính tốt lên bề mặt bê tông, chịu được áp suất thủy tĩnh âm và dương, có thể chống thấm thuận và nghịch. Do đó, bạn có thể sử dụng vật liệu này để chống thấm tường trong hoặc ngoài.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt phải khô, sạch bụi, đất và bằng phẳng. 
  • Xử lý các lỗ hổng, khuyết tật bằng vật liệu chuyên dụng.
  • Làm ẩm bề mặt nhưng không để nước đọng.

Bước 2: Thi công

  • Trộn hỗn hợp theo hướng dẫn bằng máy khuấy chuyên dụng.
  • Lăn hoặc quét hợp hỗn ít nhất 2 lớp. Sau khi lớp thứ nhất khô, được làm ẩm tiến hành thi công lớp thứ 2.
  • Thời gian có thể đi lại được: 30 phút sau thi công.
  • Thời gian khô mỗi lớp khoảng 8 – 10 giờ

Trên đây là hướng dẫn chống thấm tường nhà chuẩn quy trình, đảm bảo hiệu quả chống thấm cao, thời gian sử dụng trên 10 năm. Liên hệ hotline: 0904 093 533 để được tư vấn bởi chuyên viên.

0/5 (0 Reviews)