Chống thấm tường

Chi tiết quá trình xử lý chân tường bị nứt

Chân tường bị nứt là hiện tượng thường gặp ở các công trình xây dựng

Xử lý chân tường bị nứt là việc cần thiết để bảo vệ công trình khỏi tác động tiêu cực về kết cấu, thẩm mỹ và chức năng sử dụng. Vết nứt chân tường không chỉ làm suy yếu khả năng chịu lực mà còn tạo điều kiện cho nước và hơi ẩm thấm vào. Từ đó gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng như thấm dột, ẩm mốc, thậm chí là khiến công trình xuống cấp nhanh chóng. Trong bài viết này, Siêu Thị Chống Thấm sẽ chia sẻ với bạn đọc về nguyên nhân, hậu quả cũng như chi tiết quá trình xử lý chân tường bị nứt.

Nguyên nhân gây nứt chân tường sân thượng

Vết nứt chân tường có thể là các vết nứt nhỏ, nông hoặc vết nứt sâu kéo dài. Đây là hiện tượng thường gặp ở các công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình đã qua nhiều năm sử dụng hoặc chịu tác động mạnh từ môi trường. Những vết nứt này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ làm suy yếu kết cấu công trình. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây nên vết nứt khu vực chân tường.

Vấn đề kỹ thuật

  • Thi công không đúng kỹ thuật: Việc thi công không đảm bảo kỹ thuật, trộn vật liệu sai tỷ lệ hoặc không chống thấm chân tường sân thượng đúng cách dẫn đến vết nứt xuất hiện sớm hơn.
  • Sử dụng vật liệu không đạt chuẩn: Xi măng, vữa hoặc gạch kém chất lượng sẽ làm giảm khả năng liên kết khiến chân tường dễ bị nứt. Hơn nữa, thiếu các vật liệu gia cố hoặc không dùng vật liệu chống thấm cũng là nguyên nhân thấm chân tường gây nứt.

Vấn đề tự nhiên

  • Co giãn do nhiệt độ thay đổi: Nhiệt độ ban ngày cao khiến vật liệu giãn nở, ban đêm nhiệt độ thấp làm vật liệu co rút, tạo áp lực lên chân tường gây nứt.
  • Tác động của độ ẩm, nước thấm từ nền móng: Nước mưa hoặc độ ẩm từ sân thượng thấm vào chân tường gây bong tróc, suy yếu kết cấu và hình thành vết nứt.

Nguyên nhân khác

  • Lún nền: Nền móng không ổn định hoặc bị lún không đều làm tăng áp lực lên vị trí chân tường dẫn đến hiện tượng nứt.
  • Chịu lực tác động không đồng đều: Tải trọng lớn như bể nước, vật nặng đặt trên sân thượng không được phân bổ đều khiến bề mặt sân thượng phải chịu áp lực lớn gây nứt. 
Chân tường bị nứt là hiện tượng thường gặp ở các công trình xây dựng

Chân tường bị nứt là hiện tượng thường gặp ở các công trình xây dựng

Hậu quả của việc không xử lý kịp thời vết nứt chân tường

Việc không xử lý kịp thời các vết nứt chân tường có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết cấu, thẩm mỹ, tính an toàn và chất lượng công trình. Dưới dây là những tác động tiêu cực thường gặp như:

Thấm nước và ẩm mốc

Nước thấm qua vết nứt sẽ dẫn đến tình trạng thấm dột vào bên trong tường, gây bong tróc sơn và hư hại nội thất. Ẩm mốc phát triển gây mất vệ sinh, gây mùi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Suy yếu kết cấu công trình

Nếu không phát hiện và xử lý chân tường bị nứt kịp thời, vết nứt nhỏ có thể lan rộng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của chân tường cũng như toàn bộ công trình. Nước và hơi ẩm xâm nhập sẽ khiến bê tông, gạch và cốt thép xuống cấp nhanh chóng.

Không đảm bảo an toàn

Đối với những vết nứt sâu hoặc ở khu vực chân tường chịu lực lớn, không xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ sụp đổ nghiêm trọng. Tường có thể bị bong tróc, rơi vỡ gây nguy hiểm hoặc thiệt hại tài sản cho người sử dụng.

Mất đi tính thẩm mỹ vốn có

Vết nứt kết hợp với các vệt thấm nước và mốc khiến bề mặt tường loang lổ, làm mất đi vẻ đẹp ban đầu của công trình. Không chỉ có vật, vết nứt lan rộng còn khiến giá trị bất động sản giảm sút nếu không được sửa chữa và khắc phục kịp thời.

Tốn kém chi phí sửa chữa

Khi vết nứt lớn lan rộng đòi hỏi quá trình thi công phức tạp và tốn kém hơn so với việc xử lý từ sớm. Bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng, hư hại các khu vực liên quan như: trần nhà, nội thất,… Vì vậy, cần phát hiện và có phương án xử lý ngay khi chân tường xuất hiện vết nứt nhỏ.

Nứt chân tường sân thượng có nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Nứt chân tường sân thượng có nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Chi tiết quá trình xử lý chân tường bị nứt

Nắm được chi tiết quá trình xử lý chân tường bị nứt không chỉ bảo vệ công trình, tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo an toàn, duy trì vẻ đẹp của ngôi nhà. Đây là một phần quan trọng trong việc duy trì sự bền vững và chất lượng của công trình xây dựng. Ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình xử lý chân tường bị nứt đối với từng trường hợp cụ thể.

Sân thượng sửa chữa

Đối với sân thượng bị nứt, đặc biệt trong trường hợp đã được lát gạch hoặc chống thấm trước đó, quá trình xử lý cần được thực hiện cẩn thận và đúng kỹ thuật để đảm bảo công trình khỏi thấm dột, giữ độ bền và tính thẩm mỹ.

Đã lát gạch trước đó

Với trường hợp này sẽ có hai cách xử lý như sau:

Cách 1: Xử lý bằng vật liệu chống thấm lộ thiên

  • Vệ sinh bề mặt: Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, rêu mốc và các tạp chất khác. Đảm bảo bề mặt khô ráo và không đọng nước. 
  • Dán lưới gia cố: Dùng lưới Neotextile để gia cố vị trí bị nứt. Đặt lưới lên lớp chống thấm đầu tiên khi còn ướt để đảm bảo độ bám dính.
  • Quét chống thấm: Sử dụng vật liệu chống thấm chân tường sân thượng phù hợp như: Neoproof, Neoproof PU W, Neoproof PU360,… Quét 2 – 3 lớp để đảm bảo khả năng chống thấm cho toàn bộ bề mặt sàn mái.

Cách 2: Sử dụng vật liệu cán phủ bảo vệ: Gốc PU, xi măng, màng Bitum

  • Đục bóc lớp bảo vệ: Dùng máy khoan đục bỏ lớp bảo vệ cũ đã xuống cấp, hư hỏng, đồng thời dọn dẹp sạch sẽ bề mặt.
  • Trám vá gia cố góc bằng vữa mác cao: Sử dụng vữa mác cao để trám vá những vị trí bị nứt, hư hại.
  • Dán lưới gia cường chống xé: Đặt lưới gia cường Neotextile lên khu vực chân tường bị nứt để tăng khả năng chịu lực, kháng xé.
  • Quét chống thấm: Sử dụng các vật liệu chống thấm gốc PU, xi măng hoặc màng Bitum phù hợp với yêu cầu cũng như hiện trạng thực tế của công trình.
Chân tường sân thượng lát gạch bị nứt

Chân tường sân thượng lát gạch bị nứt

Đã chống thấm trước

Việc xử lý vết nứt chân tường sân thượng đã được chống thấm trước đó yêu cầu quy trình cẩn thận để không làm hư hại lớp chống thấm cũ, đồng thời đảm bảo hiệu quả lâu dài. Dưới đây là các bước chi tiết để xử lý vết nứt trong từng tình huống.

Với bề mặt đã chống thấm bằng hóa chất

Kiểm tra chất lượng lớp chống thấm hóa chất đã thi công. Nếu lớp chống thấm không bị hư hại, chỉ cần xử lý vết nứt. Tuy nhiên, trong trường hợp lớp chống thấm hóa chất bị bong tróc hoặc có dấu hiệu xuống cấp thì cần xử lý lại. Quy trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: Loại bỏ toàn bộ lớp cán phủ đã xuống cấp, bong tróc hoặc không còn độ bám dính.
  • Bước 2: Làm sạch bề mặt, mở rộng vết nứt bằng dụng cụ cắt để tăng diện tích tiếp xúc với vật liệu trám.
  • Bước 3: Sử dụng keo chuyên dụng BS8620S điền đầy vào vết nứt, không để lại khoảng trống.
  • Bước 4: Sau khi trám vết nứt, cần phủ lại lớp chống thấm ngăn ngừa nước thấm qua chân tường. Nên lựa chọn vật liệu chống thấm gốc Polyurethane, Acrylic để đảm bảo khả năng chống thấm dột.
Xử lý vết nứt chân tường sân thượng đã được chống thấm trước đó

Xử lý vết nứt chân tường sân thượng đã được chống thấm trước đó

Đối với bề mặt đã chống thấm bằng màng

Cũng giống như xử lý vết nứt khi đã chống thấm với hóa chất, quy trình xử lý vết nứt chân tường đã được chống thấm bằng màng tự dính hoặc màng khò nóng như sau:

  • Bước 1: Bóc bỏ lớp màng chống thấm đã bong tróc, không còn khả năng bám dính và làm sạch bề mặt.
  • Bước 2: Kiểm tra tình trạng vết nứt, xác định hiện trạng của lớp màng tự dính hoặc màng khò nóng đã thi công trước đó.
  • Bước 3: Bơm hoặc đổ keo trám vào vết nứt sao cho keo phủ kín toàn bộ vết nứt và không để lại khe hở. Dùng dao trét hoặc dụng cụ phẳng để tán đều và làm phẳng lớp keo trám.
  • Bước 4: Cắt màng có kích thước lớn hơn vùng vết nứt rồi dán lên khu vực cần bảo vệ. Đảm bảo lớp màng bám chặt vào bề mặt, không bong tróc hay có khe hở.

Sân thượng có trồng cây

Do sự thay đổi độ ẩm từ đất và tác động của cây trồng, nên sử dụng vật liệu chống thấm có khả năng kháng kiềm, bảo vệ chống Radon ngầm, đàn hồi và chịu lực tốt như Neoproof 360W, Neoproof Polyurea R. Đây là sản phẩm lý tưởng cho chống thấm mái trồng cây, bồn hoa, tạo lớp màng không phồng rộp, không thấm hơi ẩm, cung cấp tính chất cơ học cao.

Trường hợp xử lý vết nứt chân tường sân thượng có trồng cây bằng vật liệu cán phủ được thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Sử dụng máy đục hoặc dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ lớp bảo vệ đã bị hư hỏng hoặc xuống cấp.
  • Bước 2: Xác định vị trí khu vực bị nứt, sử dụng vữa mác cao (M75, M100) để trám kín các vết nứt và khu vực bị hỏng.
  • Bước 3: Dùng lưới thủy tinh hoặc vải Neotextile phủ lên vết nứt hoặc toàn bộ sàn. Phủ vật liệu chống thấm dạng lỏng để cố định lưới. 
  • Bước 4: Quét vật liệu chống thấm ít nhất 2 lớp Neoproof 360W, Neoproof Polyurea R để tăng cường khả năng chống thấm.
Khu vực có trồng cây nên ưu tiên vật liệu có khả năng chống ion ngầm, khả năng kháng rễ cây

Khu vực có trồng cây nên ưu tiên vật liệu có khả năng chống ion ngầm, khả năng kháng rễ cây

Sân thượng mới

Với chân tường sân thượng mới, cần kiểm tra nguyên nhân gây nứt, do yếu tố kết cấu, tác động môi trường hay lỗi kỹ thuật thi công. Đồng thời xác định chiều rộng, chiều sâu, chiều dài vết nứt để chọn phương pháp xử lý phù hợp.

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt chân tường, cạo sạch lớp vữa bong tróc (nếu có) để tạo độ bám cho vật liệu sửa chữa. Đảm bảo bề mặt khô ráo, không bị thấm nước trước khi thi công.
  • Bước 2: Dùng dụng cụ cắt chuyên dụng để mở rộng vết nứt nhằm tăng diện tích tiếp xúc giúp keo trám bám chắc hơn.
  • Bước 3: Bơm keo trám khe bê tông BS 8620S hoặc vữa sửa chữa Neorep để lấp đầy khe nứt. Dùng bay hoặc dao trét làm phẳng bề mặt và chờ keo khô hoàn toàn.
  • Bước 4: Sau khi đã xử lý vết nứt, tiến hành phủ lớp chống thấm toàn bộ chân tường, gia cố thêm lưới Neotextile để tăng độ bền và ngăn chặn hiện tượng thấm dột về sau.

Bài viết hữu ích

 

Một số lưu ý quan trọng khi xử lý chân tường bị nứt

Trong quá trình xử lý chân tường sân thượng bị nứt, các bạn cần quan tâm đến một số lưu ý quan trọng như sau:

  • Chọn vật liệu chống thấm chất lượng cao và phù hợp với điều kiện môi trường khu vực.
  • Thi công đúng kỹ thuật, tuân thủ theo hướng dẫn từ phía nhà sản xuất.
  • Tránh thi công vào những ngày mưa lớn hoặc độ ẩm cao, vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng bám dính của vật liệu trám và chống thấm.
  • Kiểm tra sân thượng và chân tường định kỳ để phát hiện và xử lý sớm các vết nứt mới nếu có.

Vừa rồi là những thông tin chi tiết quá trình xử lý chân tường bị nứt mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua những hướng dẫn này, các bạn sẽ hiểu hơn về các bước thực hiện và tầm quan trọng của việc xử lý vết nứt một cách đúng kỹ thuật. Nếu nhận thấy công việc này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hay không có đủ kinh nghiệm để tự thực hiện, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ thợ chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn về vật liệu và giải pháp chống thấm cho chân tường sân thượng hay các hạng mục khác, bạn có thể liên hệ với Siêu Thị Chống Thấm qua hotline 0904 093 533. Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn lựa chọn phương án phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện thực tế của công trình.

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

MỌI NGƯỜI CŨNG TÌM KIẾM: