Chống thấm tường

Chi phí tham khảo và quy trình thi công xử lý chân tường sân thượng bị nứt

Chân tường sân thượng bị nứt do nhiều nguyên nhân gây nên

Chân tường sân thượng là khu vực “nhạy cảm” và cần áp dụng giải pháp chống thấm phù hợp. Do phải tiếp xúc thường xuyên với mưa nắng, độ ẩm, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chân tường sân thượng dễ xảy ra hiện tượng nứt nẻ dẫn đến thấm nước. Vì vậy, khi phát hiện chân tường sân thượng bị nứt, cần nhanh chóng tìm cách xử lý kịp thời. Điều này nhằm giảm thiểu nguy cơ thấm dột, đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình, nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình.

Những yếu tố gây nứt và thấm nước chân tường sân thượng

Những yếu tố gây nứt, thấm chân tường chủ yếu đến từ tác động bên ngoài và tính chất của vật liệu xây dựng,… Việc hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp bạn có kế hoạch phòng ngừa và xử lý chân tường sân thượng một cách hiệu quả hơn, đảm bảo công trình luôn bền vững và an toàn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Sân thượng thường xuyên phải chịu ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời, khiến bề mặt nóng lên vào ban ngày và nguội vào ban đêm. Sự giãn nở và co lại liên tục này gây áp lực lên vật liệu, dễ dẫn đến các vết nứt.
  • Tác động của mưa, độ ẩm cao: Nước mưa, đặc biệt là mưa nhiều và kéo dài sẽ xâm nhập vào các vết nứt nhỏ và làm tường sân thượng bị ẩm, tạo điều kiện cho thấm dột. Khi nước thấm vào, chân tường sân thượng dễ bị ẩm mốc, làm giảm độ bền vật liệu.
  • Kết cấu nền móng, chuyển động công trình: Một số công trình có nền móng không ổn định hoặc bị lún sâu sau một thời gian sử dụng, dẫn đến sự dịch chuyển của toàn bộ kết cấu. Điều này làm tăng nguy cơ nứt chân tường, nhất là ở các vị trí chịu lực nhiều như sân thượng.
  • Dùng vật liệu không phù hợp, kém chất lượng: Nhiều gia đình tiết kiệm chi phí xây dựng, sử dụng vật liệu giá rẻ, không đủ chất lượng, thiếu tính năng chịu nước và chống nứt, thi công sai kỹ thuật cũng có thể khiến chân tường sân thượng bị nứt và thấm nước.
  • Không chú trọng chống thấm ngay từ đầu: Nếu quá trình thi công chống thấm sân thượng, chân tường không được thực hiện cẩn thận thì khả năng chống chịu của khu vực này trước các yếu tốt thời tiết và ngoại lực sẽ giảm đi đáng kể.
Chân tường sân thượng bị nứt do nhiều nguyên nhân gây nên

Chân tường sân thượng bị nứt do nhiều nguyên nhân gây nên

Tại sao phải chống thấm chân tường sân thượng?

Hầu hết các công trình từ lớn đến nhỏ, chủ đầu tư đều chú trọng đến việc chống thấm bề mặt sân thượng. Tuy nhiên, vị trí chân tường sân thượng – nơi tiếp giáp giữa tường và sàn lại thường bị bỏ qua. Đây là một lỗ hổng trong quy trình chống thấm, vì chân tường phải đối diện với mưa, nắng, độ ẩm cao và dễ bị nứt, dẫn đến nước xâm nhập vào bên trong.

Khi chân tường không được xử lý chống thấm kỹ càng, nước có thể thấm qua các vết nứt nhỏ, len lỏi vào tường gây ẩm mốc và hư hại kết cấu. Một khi nước đã thấm vào chân tường, việc sửa chữa sẽ rất phức tạp và tốn kém hơn nhiều so với việc chống thấm ngay từ đầu. Vì vậy, chống thấm chân tường sân thượng là một phần không thể thiếu trong quá trình bảo vệ toàn diện cho ngôi nhà.

Hậu quả khôn lường khi chân tường sân thượng bị nứt

Việc chân tường sân thượng bị nứt, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khó lường trước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc và sinh hoạt của công trình.

  • Chân tường bị nứt, nước mưa sẽ thấm qua các khe nứt, gây hư hỏng không chỉ cho phần tường mà còn cho kết cấu bên trong như trần, sàn; thậm chí là hệ thống điện, nước. Thấm nước lâu ngày sẽ làm giảm độ bền vật liệu xây dựng, gây mục nát và ăn mòn.
  • Vết nứt sâu rộng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà, khiến tường sân thượng xuống cấp, xấu xí và làm giảm giá trị công trình. Điều này đặc biệt quan trọng đối với công trình cần duy trì vẻ đẹp lâu dài.
  • Thấm nước qua các vết nứt sẽ tạo môi trường ẩm ướt, là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu.
  • Nước thấm qua tường có thể làm hư hỏng dây diện, ổ cắm, bóng đèn,… tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ hoặc giật điện, gây mất an toàn cho công trình và người sử dụng. Ngoài ra còn tốn kém chi phí sửa chữa và bảo trì trong tương lai.
Chân tường sàn mái bị nứt, nước mưa sẽ thấm qua các khe nứt gây thấm dột

Chân tường sàn mái bị nứt, nước mưa sẽ thấm qua các khe nứt gây thấm dột

Quy trình thi công xử lý chân tường sân thượng bị nứt

Việc áp dụng đúng quy trình xử lý chân tường sân thượng bị nứt giúp ngăn ngừa tình trạng thấm nước, tăng độ bền kết cấu cũng như thẩm mỹ của công trình. Điều này không những giảm thiểu tối đa chi phí sửa chữa về sau mà còn hạn chế sự cố xảy ra. Dưới đây là các bước thực hiện xử lý chân tường bị nứt.

Bước 1: Đánh giá tình trạng vết nứt

  • Trước khi thi công, cần khảo sát và kiểm tra vết nứt ở chân tường sân thượng, xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây nứt. Nếu vết nứt rộng và sâu, cần có giải pháp gia cố vững chắc trước khi tiến hành chống thấm.
  • Làm sạch vết nứt và khu vực xung quanh bằng cách loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc, dầu mỡ, tạp chất khác. Có thể sử dụng vòi xịt nước cao áp để làm sạch, tuy nhiên phải đảm bảo bề mặt khô ráo trước khi tiến hành thi công.
Đánh giá tình trạng vết nứt để đưa ra phương án xử lý phù hợp

Đánh giá tình trạng vết nứt để đưa ra phương án xử lý phù hợp

Bước 2: Cắt xẻ đổ vữa Grout

  • Sử dụng máy cắt chuyên dụng để mở rộng vết nứt tạo rãnh, tăng diện tích tiếp xúc, giúp vật liệu trám bám dính tốt hơn.
  • Trộn vữa Grout Lemax LM-G650 theo hướng dẫn và đổ vào rãnh đã cắt để lấp kín vết nứt. Đảm bảo lấp đầy hoàn toàn và làm phẳng bề mặt, giúp kết cấu bền chắc.

Bước 3: Trám keo co giãn đàn hồi và dán lưới gia cường

  • Sau khi vữa Grout khô, trám thêm lớp keo giãn đàn hồi BS 8620S vào vết nứt để tăng cường độ co giãn, giúp vật liệu không bị nứt trở lại khi nhiệt độ thay đổi.
  • Dán một lớp lưới gia cường lưới Neotextile lên bề mặt vết nứt đã trám, tăng khả năng chịu lực và bảo vệ lớp trám khỏi sự giãn nở do thay đổi nhiệt độ.

Bước 4: Bơm keo xử lý kết cấu

  • Nếu vết nứt có liên quan đến kết cấu công trình, bơm thêm keo xử lý kết cấu vào vết nứt để đảm bảo độ bền và ngăn ngừa các vấn đề về kết cấu.
  • Sử dụng máy bơm chuyên dụng để đảm bảo keo bơm được phân bổ đều bên trong vết nứt, tăng cường độ bền cho kết cấu.

Bước 5: Hoàn thiện bề mặt chống thấm

Sau khi xử lý vết nứt, phủ thêm lớp chống thấm bảo vệ bề mặt, giúp ngăn nước thấm vào chân tường. Các sản phẩm chống thấm chuyên dụng đến từ Neotex – Hy Lạp đều có thể được sử dụng để tăng cường khả năng chống thấm lâu dài.

Chống thấm chân tường, toàn bộ bề mặt sân thượng

Chống thấm chân tường, toàn bộ bề mặt sân thượng

Bảng chi phí dịch vụ xử lý chân tường sân thượng bị nứt

Biết được bảng giá dịch vụ xử lý chân tường sân thượng bị nứt sẽ giúp quý vị dễ dàng theo dõi, tính toán và dự trù kinh phí. Giá cả có thể thay đổi tùy thuộc vào diện tích, tình trạng thực tế của vết nứt và yêu cầu cụ thể của từng công trình. Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đơn vị thi công để nhận báo giá chi tiết và hưởng ưu đãi nếu có. 

STT Hạng mục công trình ĐVT Đơn giá Vật liệu chính
1 Xử lý vết nứt bê tông m2 225.000 – 300.000 VNĐ  
2 Xử lý vết nứt bê tông với Foam m2 175.000 – 250.000 VNĐ  
3 Vết nứt tường ngoài trám keo co giãn đàn hồi md 200.000 – 250.000 VNĐ  
4 Dán lưới thủy tinh/ vải Neotextile góc chân tường md 50.000 VNĐ  
5 Rót Grout md 100.000 – 150.000 VNĐ Vữa Grout Lemax LM-G650
6 Quét chống thấm gốc xi măng m2 130.000 – 250.000 VNĐ Revinex Flex U360/ FP/ ES,…
7 Quét chống thấm gốc PU, Acrylic m2 250.000 – 450.000 VNĐ Neoroof, Neoproof PU W/ PU Fiber/ PU360,…
8 Chống thấm màng Bitum m2 195.000 – 295.000 VNĐ Màng khò nóng, màng tự dính

Bài viết hữu ích

Tiêu chí lựa chọn đơn vị chống thấm chân tường sân thượng uy tín

Lựa chọn được đơn vị chống thấm và xử lý chân tường sân thượng bị nứt uy tín, chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình. Một đơn vị đáng tin cậy, tận tâm, có trách nhiệm sẽ giúp bạn an tâm hơn về hiệu quả thi công cũng như khả năng chống thấm lâu dài. Để chọn đơn vị thi công uy tín, cần dựa vào các tiêu chí sau:

  • Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý các vấn đề về nứt và thấm dột, nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Những đơn vị này thường có khả năng phân tích nguyên nhân nứt hiệu quả và đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, có kỹ năng, cẩn thận trong quá trình thi công sẽ đảm bảo chất lượng xử lý vết nứt tốt hơn.
  • Sử dụng vật liệu chống thấm, phụ gia xây dựng chất lượng cao như hệ thống sản phẩm của hãng Neotex. Có như vậy mới cho hiệu quả xử lý tối ưu nhất.
  • Báo giá chi tiết, minh bạch về các chi phí vật liệu và thi công là tiêu chí quan trọng. Nên tránh những đơn vị báo giá quá thấp vì như vậy có thể ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
  • Xem xét các phản hồi từ những khách hàng trước để đưa ra đánh giá khách quan về khả năng cũng như độ uy tín của đơn vị thi công. Phản hồi tốt thường là dấu hiệu của chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.

Chân tường sân thượng hay các vết nứt trong công trình xây dựng đang khiến bạn phải lo lắng, đừng để điều đó kéo dài thêm. Siêu Thị Chống Thấm với hơn 20 năm kinh nghiệm, cam kết mang đến giải pháp chống thấm toàn diện và bền vững, giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi hư hại, thấm dột.

Đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, đảm bảo quý vị sẽ nhận được dịch vụ chất lượng, giải pháp tối ưu. Nếu quý khách hàng cần xử lý vết nứt, chống thấm chân tường sân thượng, liên hệ ngay với Siêu Thị chống Thấm qua hotline 0904 093 533 để được tư vấn và hỗ trợ.

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

MỌI NGƯỜI CŨNG TÌM KIẾM: