Chống thấm tường

Cách chống thấm chân tường hiệu quả và bền vững

Xây trát không đủ vữa xi măng cũng là nguyên nhân gây thấm ẩm chân tường

Chống thấm chân tường là công đoạn không thể thiếu trong quá trình xây dựng công trình dù là lớn hay nhỏ, việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng giúp ích rất nhiều trong việc đảm bảo thẩm mỹ và giữ gìn vệ sinh. Vậy chống thấm cho chân tường như thế nào để đảm bảo hiệu quả và bền vững, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân khiến chân tường bị thấm ẩm

Để khắc phục, xử lý chống thấm chân tường, trước tiên bạn cần tìm ra nguyên nhân. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến chân tường nhà bị thấm nhưng cơ bản nhất phải kể đến đó là:

  • Do ảnh hưởng bởi vật liệu xây dựng gốc: nhiều nghiên cứu chỉ ra, các loại vật liệu xây dựng như vữa xi măng, hồ dầu, gạch có khả năng hấp thụ nước lớn. Do đó, sau thời gian sử dụng, nước sẽ ngấm vào vật liệu. Một phần nước bị hút theo mạch lan lên tường, phần còn lại thường bị đọng và thấm vào chân tường. Hiện tượng thâm chân tường do ảnh hưởng của vật liệu gốc thường xảy ra ở những nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc gần với nguồn nước như khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh, bể bơi…

Xây trát không đủ vữa xi măng cũng là nguyên nhân gây thấm ẩm chân tường

Xây trát không đủ vữa xi măng cũng là nguyên nhân gây thấm ẩm chân tường

  • Sử dụng không đủ vữa xi măng khi xây: một nguyên nhân tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất dễ gặp, đó là việc người thợ sử dụng vữa xi măng không đủ trong quá trình xây. Điều này vô tình làm xuất hiện các lỗ rỗng, tạo điều kiện cho nước thấm vào chân tường.
  • Không có biện pháp chống thấm ngay từ đầu: do chủ nhà muốn tiết kiệm chi phí, thợ thầu bỏ qua thi công chống thấm hoặc việc thi công chống thấm không đảm bảo kỹ thuật,… dẫn tới tường và chân tường bị thấm nước.

Dù là nguyên nhân nào, sau khi phát hiện có tình trạng thấm ẩm chân tường, bạn cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp xử lý, khắc phục để hạn chế các rủi ro về sự an toàn và thẩm mỹ. Việc để thấm ẩm lâu ngày sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn, làm tốn thời gian và chi phí.

Giải pháp chống thấm chân tường bằng Silimper Inject

Chống thấm chân tường bằng những phương pháp truyền thống có ưu điểm là thực hiện đơn giản, không tốn nhiều thời gian và đặc biệt là chi phí thấp. Tuy nhiên không có hiệu quả lâu dài, chúng chỉ có thể khắc phục tạm thời, sau thời gian ngắn, tình trạng thấm ấm vẫn quay lại. 

Sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng, kỹ thuật cao sẽ khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp chống thấm chân tường truyền thống. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến Silimper Inject.

Silimper Inject là vật liệu chống ẩm, xử lý thấm ẩm chân tường được các chuyên gia khuyên dùng

Silimper Inject là vật liệu chống ẩm, xử lý thấm ẩm chân tường được các chuyên gia khuyên dùng

Đây là kem tiêm không thấm nước có gốc nhựa silane và siloxane. Công dụng của nó là bảo vệ chống lại sự gia tăng độ ẩm hiện tại và ngăn chặn chúng trong tương lai. Sản phẩm được tiêm vào các lỗ khoan vào tường và lan rộng theo chiều sâu và các khu vực xung quanh các lỗ khoan, tạo nên một lớp chống thấm nước liền mạch.

Ứng dụng: dùng cho hầu hết các loại tường được làm từ gạch, bê tông, thạch cao, đá vôi, vữa, đá tự nhiên…

Những đặc tính nổi bật của Silimper Inject trong chống thấm chân tường:

  • Bảo vệ tường xây và mặt tiền khỏi sự gia tăng độ ẩm, sự bay màu và các chất ô nhiễm
  • Thi công dễ dàng và đơn giản, không bị chảy và ố màu
  • Không cần máy bơm đặc biệt trong quá trình thực hiện
  • Khả năng thấm sâu vượt trội, dễ dàng lan rộng bên trong tường
  • Có khả năng bảo vệ trước sương giá
  • Chống kiềm
  • Thời gian sống dài
  • Không để lại cặn, có thể làm bề mặt hơi biến màu
  • Có thể thi công mà không làm mất vật liệu, trong một ứng dụng duy nhất – không cần thời gian chờ bơm vật liệu (trái với hệ thống tiêm áp lực) và không cần tiêm lại (trái với hệ thống tiêm bằng trọng lực)
  • Không ăn da, không cháy, không có hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Zero VOC).

Cách chống thấm chân tường bằng Silimper Inject

Với những đặc tính nổi bật kể trên, Silimper Inject hiện đang là lựa chọn của rất nhiều khách hàng thông thái. Cách chống thấm chân tường bằng vật liệu này khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo quy trình các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị mặt nền

  • Đảm bảo bề mặt tường sạch, khô, không dính bụi, dầu mỡ, các vật liệu rời
  • Lỗ có đường kính 12mm nên được khoan ở độ cao cách mặt sàn khoảng 15-20cm, khoảng cách giữa các lỗ khoan nên từ 10-12cm
  • Độ sâu lỗ khoan nên nhỏ hơn độ dày tường 2-3cm

Quy trình chống thấm chân tường đơn giản nhưng cần tuân thủ kỹ thuật để đạt hiệu quả tốt nhất

Quy trình chống thấm chân tường đơn giản nhưng cần tuân thủ kỹ thuật để đạt hiệu quả tốt nhất

  • Khi các lỗ vừa được khoan, nên dùng máy thổi khí nén khô để làm sạch khu vực bên trong, loại bỏ hết bụi và mảnh vụn bên trong.

Bước 2: Thi công

  • Ống phân phối được đưa tới toàn bộ độ sâu của lỗ đã khoan, đặt vật liệu vào súng cơ khí hoặc làm thủ công, ép vật liệu vào lỗ
  • Trường hợp chân tường có lỗ rỗng, nên xử lý riêng từng mặt. Nếu là tường đá, nên khoan các lỗ tại các mạch vữa sao cho tất cả các lỗ đều có độ cao xấp xỉ nhau. 
  • Trường hợp đá xốp, việc khoan có thể thực hiện trực tiếp trên đá.
  • Hợp chất thẩm thấu vào lớp nền trong khoảng thời gian từ 30 phút đến vài giờ, tùy vào độ xốp của lớp nền. Chất kem màu trắng sữa sẽ biến mất mà không để lại tồn dư.
  • Các lỗ sau đó phải được bịt kín bằng cách dùng các loại vữa sửa chữa thích hợp.

Một số lưu ý đặc biệt bạn cần nhớ khi thi công chống thấm chân tường bằng Silimper Inject:

  • Silimper Inject không thích hợp cho các ứng dụng có bề mặt sũng nước
  • Sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất khi độ ẩm bên trong tường không vượt quá 80%
  • Silimper Inject có nồng độ rất cao và nó được dùng ở dạng cô đặc mà không cần pha loãng với nước hay dung môi
  • Trên bề mặt đá sẫm màu, Silimper Inject có thể làm đá biến màu nhẹ.

Chọn vật liệu là bước cực kỳ quan trọng trong chống thấm chân tường, nó quyết định rất nhiều đến hiệu quả thi công cũng như độ bền của công trình về sau. Và không chỉ chọn vật liệu phù hợp, bạn cần chọn vật liệu chính hãng để đảm bảo công năng chống thấm của chúng.

Siêu thị chống thấm là đơn vị có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các vật liệu chống thấm chuyên dụng và dịch vụ chống thấm trọn gói với cam kết 100% sản phẩm chính hãng, nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Mua Silimper Inject nói riêng và các vật liệu chống thấm nói chung tại Siêu thị chống thấm, quý khách hàng hoàn toàn an tâm:

  • Phân phối vật liệu chống thấm đa dạng, chất lượng, thân thiện môi trường tại Việt Nam
  • Đội ngũ kỹ sư, nhân viên bán hàng được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm lâu năm, am hiểu các sản phẩm, tư vấn lựa chọn phù hợp với từng công trình
  • Chính sách bảo hành minh bạch và rõ ràng, đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng
  • Các sản phẩm chống thấm đạt tiêu chuẩn Châu Âu, không gây hại cho người thi công và người sử dụng
  • Giá cả cạnh tranh, thường xuyên có các chương trình ưu đãi giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng
  • Tiếp nhận thông tin và tư vấn 24/24 đảm bảo mang đến cho khách hàng sự hài lòng.

Trên đây là thông tin về giải pháp chống thấm chân tường bằng Silimper Inject. Mong rằng bài viết sẽ giúp khách hàng hiểu được vì sao chân tường thường bị ngấm nước và tầm quan trọng của việc chống thấm cho chân tường cũng như cách ngăn ngừa thấm ẩm. Liên hệ đến Hotline 0904 093 533 hoặc truy cập website: https://sieuthichongtham.com.vn/ để được tư vấn nhanh nhất về vật liệu và dịch vụ chống thấm trọn gói.

Thông tin thêm đến khách hàng:

Các phương pháp thi công chống thấm chân tường thường được sử dụng:

Tại Việt Nam, có nhiều phương pháp chống thấm chân tường được áp dụng để bảo vệ công trình khỏi sự xâm nhập của nước và độ ẩm. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến chống thấm chân tường tại Việt Nam:

  1. Sử dụng chất chống thấm lỏng: Đây là một phương pháp phổ biến và hiệu quả để chống thấm chân tường. Chất chống thấm lỏng thường được thi công bằng cách sơn hoặc tiêm vào bề mặt tường. Những chất chống thấm lỏng này có khả năng thẩm thấu vào bên trong bức tường, tạo thành một lớp chống thấm nước liền mạch, ngăn chặn sự thẩm thấu của nước.
  2. Sử dụng màng chống thấm: Màng chống thấm thường được làm từ các loại vật liệu chịu nước, như màng nhựa chống thấm PVC, màng bitum, màng cao su EPDM, và màng tổng hợp. Các màng này được bám vào bề mặt tường để tạo ra một lớp chống thấm hoàn chỉnh và bền vững.
  3. Sử dụng keo chống thấm: Keo chống thấm là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ chân tường khỏi sự thấm nước. Keo chống thấm thường được thi công bằng cách tô vào các khe rỗng hoặc các mối nối trên bề mặt tường, giúp tạo thành một lớp chống thấm liền mạch.
  4. Xử lý bề mặt tường bằng vật liệu chống thấm: Các vật liệu chống thấm như sơn chống thấm, chất phủ chống thấm, sơn polyurethane, sơn epoxy chống thấm… được sử dụng để bảo vệ bề mặt tường khỏi thấm nước và ẩm ướt.
  5. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật: Ngoài các phương pháp truyền thống, các công nghệ kỹ thuật cao cấp như hệ thống chống thấm bentonite, chất chống thấm tự hồi sinh, sử dụng hệ thống chống thấm xanh (green waterproofing) cũng được áp dụng tại một số công trình để đảm bảo hiệu quả chống thấm và bền vững.

Những phương pháp trên thường được áp dụng tùy theo tính chất của công trình, loại vật liệu xây dựng và yêu cầu cụ thể của từng dự án. Việc chọn lựa phương pháp chống thấm phù hợp và sử dụng các vật liệu chất lượng cao là quan trọng để đảm bảo tính an toàn, bền vững và duy trì chất lượng công trình trong thời gian dài.

Khách hàng xem thêm các video hướng dẫn chống thấm tại ==>STCT Reels

0/5 (0 Reviews)