Chống thấm tường

Phương pháp hạn chế nứt và thấm chân tường giữa tường vữa gạch, mái bê tông

Để chống thấm và chống nứt chân tường cần thực hiện đúng quy trình

Hiện tượng nứt và thấm chân tường giữa tường vữa gạch và mái bê tông là vấn đề phổ biến trong nhiều công trình xây dựng. Đặc biệt, tại các khu vực có khí hậu ẩm ướt và thay đổi nhiệt độ lớn thì tình trạng này càng dễ xảy ra.

Tình trạng này không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của công trình mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng về cấu trúc. Đồng thời, làm suy giảm tuổi thọ và tăng chi phí bảo trì.

Để giải quyết vấn đề này và tăng khả năng chống thấm chân tường sân thượng, mọi người cần hiểu rõ nguyên nhân. Đồng thời, áp dụng được các phương pháp chống thấm, chống nứt cũng như việc bảo trì định kỳ. Việc này nhằm đảm bảo tính bền vững của công trình.

Nguyên nhân gây hiện tượng nứt và thấm chân tường

Sự co ngót và giãn nở của vật liệu

Khi xây dựng bằng gạch và vữa, quá trình khô và đông cứng của vữa dẫn đến hiện tượng co ngót tự nhiên. Điều này tạo ra các khoảng hở nhỏ giữa các khối gạch và tường, đặc biệt là tại vị trí tiếp giáp với mái bê tông.

Bên cạnh đó, sự giãn nở nhiệt của bê tông khi tiếp xúc với ánh nắng và nhiệt độ cao có thể gây áp lực lên các kết cấu xung quanh, đặc biệt khi bê tông và vữa gạch có hệ số giãn nở khác nhau. Mái bê tông, vì tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài, sẽ giãn nở và co lại nhiều hơn các thành phần khác của tường, tạo ra các khe hở dễ bị thấm nước.

Sự co ngót và giãn nở của vật liệu là một trong những nguyên nhân gây nứt và thấm tường

Sự co ngót và giãn nở của vật liệu là một trong những nguyên nhân gây nứt và thấm tường

Thấm nước do hệ thống thoát nước và cấu trúc mái không đạt chuẩn

Nếu hệ thống thoát nước trên mái không được thiết kế hoặc thi công đúng cách thì nước mưa rất dễ dàng tích tụ và thấm xuống chân tường. Khi đó, nước sẽ thấm qua các khe nứt nhỏ và làm suy yếu kết cấu bên trong. Từ đó dẫn tới các vấn đề thấm lâu dài, ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

Chưa kể, một số công trình còn có thể không có đủ độ dốc trên mái bê tông. Điều này cũng khiến nước không thể thoát ra nhanh được. Điều đó dẫn tới tình trạng bị đọng nước và dễ dàng thấm xuống các lớp bên dưới.

Thi công và bảo trì chưa đúng cách

Việc thi công không đúng tiêu chuẩn và sử dụng những vật liệu kém chất lượng. Hoặc, thi công mà không dùng các biện pháp chống thấm hiệu quả từ ban đầu là nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng thấm và nứt.

Do đó, nếu công trình không được bảo trì định kỳ hoặc sửa chữa các hư hỏng nhỏ ngay từ đầu khi mới phát hiện thì vấn đề nứt và thấm sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Lúc đó, chi phí sửa chữa tăng cao, đôi khi còn chẳng khắc phục được vấn đề.

Các phương pháp hạn chế nứt và thấm chân tường sân thượng

Dùng vữa chống thấm và keo chống thấm

Vữa chống thấm: Nếu sử dụng vữa có phụ gia chống thấm sẽ có thể tạo thêm lớp màng ngăn nước tự nhiên. Điều này làm tăng khả năng chống thấm chân tường sân thượng nói riêng và khả năng chống thấm nói chung. Loại vữa này khi đông cứng sẽ bề mặt chống nước hiệu quả. Đồng thời, nó giúp tăng độ bền và tuổi thọ cho công trình.

Keo chống thấm: Các loại keo chống thấm chuyên dụng như keo Polyurethane (PU) hoặc keo epoxy có thể được dùng để chèn vào các khe hở. Hoặc dùng những keo này để chèn vào các vết nứt giữa tường và mái. Keo chống thấm PU rất thích hợp vì sở hữu độ đàn hồi cao, giúp bám dính tốt trong các trường hợp co giãn do nhiệt độ thay đổi.

Sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng

Chống thấm chân tường sân thượng giúp bảo vệ bề mặt tường và mái không hoặc hạn chế phải chịu tác động của nước mưa cũng như độ ẩm. Việc dùng loại sơn chống thấm chất lượng cao giúp ngăn ngừa nước thấm vào từ bên ngoài. Đồng thời giúp công trình bền đẹp hơn theo thời gian.

Quy trình sơn chống thấm: Trước khi sơn chống thấm thì bạn cần làm sạch bề mặt. Đồng thời, xử lý những vết nứt nhỏ. Sau đó mới tiến hành sơn lót để tạo độ bám dính rồi tiếp đấy mới là sơn chống thấm với độ phủ đồng đều. Nên sơn từ 2 đến 3 lớp để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Chống thấm góc chân tường bằng vật liệu chuyên dụng

Chống thấm góc chân tường bằng vật liệu chuyên dụng

Gia cố thêm lớp bê tông chân tường

Để tăng cường độ bền cũng như khả năng chống thấm, bạn có thể đổ thêm lớp bê tông gia cố ở chân thường. Nhất là tại những khu vực tiếp giáp giữa tường gạch với mái. Lớp bê tông này không chỉ có công dụng gia tăng khả năng chống nứt mà còn có tác dụng giúp chân tường có độ chắc chắn hơn. Điều đó giúp tránh thấm nước từ bên dưới lên.

Bê tông gia cố này nên có độ dày khoảng 5-10 cm và độ dốc nhất định để tránh nước đọng.

Thiết kế rãnh thoát nước và xử lý mái đổ dốc

  • Rãnh thoát nước: Lắp đặt hệ thống rãnh thoát nước tại khu vực tiếp giáp giúp nước có đường thoát tự nhiên, tránh đọng lại ở chân tường hoặc trên mái. Thiết kế rãnh thoát nước cần đảm bảo độ nghiêng hợp lý để nước thoát ra dễ dàng.
  • Mái đổ dốc: Mái cần được xây dựng với độ dốc đủ lớn để tránh nước đọng sau mưa. Mái đổ dốc không chỉ giảm thiểu tình trạng nước đọng mà còn ngăn ngừa việc nước thấm vào chân tường và gây ra tình trạng nứt và thấm.

Cải thiện kỹ thuật thi công và kiểm tra định kỳ

  • Thi công chuẩn: Quy trình thi công đúng kỹ thuật từ khâu chuẩn bị móng, xây dựng tường, đổ mái cho đến hoàn thiện các lớp chống thấm đóng vai trò rất quan trọng. Đảm bảo vữa được trộn đúng tỷ lệ, gạch và bê tông được sử dụng đạt chất lượng.
  • Kiểm tra định kỳ: Công trình sau khi hoàn thiện cần được kiểm tra định kỳ, đặc biệt là vào mùa mưa hoặc sau các đợt thời tiết khắc nghiệt. Bất kỳ dấu hiệu thấm nước hoặc vết nứt nào cũng cần được xử lý ngay lập tức để ngăn ngừa vấn đề lan rộng.

Lắp đặt tấm chống thấm cách nhiệt

Các tấm chống thấm cách nhiệt có tác dụng kép, vừa ngăn nước vừa giúp giảm thiểu sự giãn nở nhiệt của mái bê tông. Việc lắp đặt tấm cách nhiệt này giúp mái bê tông ổn định hơn trước những thay đổi nhiệt độ mạnh, từ đó giảm thiểu nguy cơ nứt và thấm nước.

Quy trình thực hiện chống thấm và chống nứt chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt và vật liệu

Làm sạch bề mặt tường và mái, loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ. Sử dụng các loại vữa, keo, và sơn chống thấm chất lượng cao để đảm bảo khả năng bám dính tốt nhất.

Bước 2: Thi công lớp chống thấm ban đầu

Đổ lớp bê tông gia cố ở chân tường, sau đó chèn các khe hở bằng keo chống thấm. Đảm bảo các lớp chống thấm này được thực hiện một cách cẩn thận, tránh bị nứt hay hở.

Bước 3: Thi công chống thấm và lớp bảo vệ ngoài

Thi công chống thấm theo từng lớp, bảo đảm mỗi lớp khô hoàn toàn trước khi sơn lớp tiếp theo. Sơn lót trước và sau đó là sơn phủ chống thấm để đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 4: Lắp đặt hệ thống thoát nước và xử lý mái đổ dốc

Thiết kế và lắp đặt rãnh thoát nước cùng độ dốc trên mái. Điều này giúp nước thoát dễ dàng và tránh nước đọng ở các khu vực nhạy cảm.

Để chống thấm và chống nứt chân tường cần thực hiện đúng quy trình

Để chống nứt và thấm chân tường cần áp dụng phương pháp phù hợp và thực hiện đúng theo quy trình

Bài viết hữu ích

Lưu ý khi bảo trì và kiểm tra vết nứt và thấm chân tường

Kiểm tra định kỳ khu vực tiếp giáp

Theo dõi thường xuyên tại các khu vực tiếp giáp giữa tường và mái, đặc biệt vào mùa mưa để phát hiện sớm các vấn đề thấm dột hoặc nứt.

Sửa chữa ngay khi phát hiện hư hỏng nhỏ

Các vết nứt nhỏ nên được trám bằng keo chống thấm ngay khi phát hiện để ngăn ngừa thấm nước. Việc khắc phục ngay sẽ giảm chi phí và tiết kiệm tiền cho bạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới phương pháp chống nứt và thấm chân tường sân thượng. Mong rằng những kiến thức này sẽ phần nào giúp ích được cho bạn và gia đình khi muốn cải thiện chất lượng và tuổi thọ cho công trình. Ngay khi có nhu cầu chống thấm cho hạng mục sân thượng, ban công,… hãy gọi ngay Siêu Thị Chống Thấm qua số hotline 0904 093 533 để được tư vấn tận tình.

0/5 (0 Reviews)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

MỌI NGƯỜI CŨNG TÌM KIẾM: