Trần nhà bị nứt thấm nước gây ra các vết loang lổ, rất mất thẩm mỹ, thậm chí còn làm ảnh hưởng tới tuổi thọ sử dụng của công trình. Trần nhà bị thấm nước có nguy hiểm không? Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin liên quan tới nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn các bước xử lý đem lại hiệu quả cao, bền vững cho công trình của bạn.
Nhận biết tình trạng trần nhà bị nứt thấm nước
Nhà mới xây bị thấm nước hoặc có và tìm hiểu cách xử lý trần nhà bị nứt thấm nước, chúng ta cùng nắm bắt các dấu hiệu để nhận biết tình trạng này. Theo chuyên gia của Siêu thị chống thấm, bạn nên khắc phục ngay nếu phát hiện hiện tượng trần nhà bị nứt bằng các dấu hiệu như sau:
Dấu hiệu cho thấy trần nhà bạn đang bị võng
Trần bê tông bị võng là một vấn đề cần phải nghiêm túc xem xét, đánh giá, đồng thời tìm phương pháp xử lý càng sớm càng tốt. Đây được đánh giá là một trong số các sự cố có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới công trình xây dựng.
Hiện tượng trần nhà bị võng không quá khó để phát hiện do các vị trí võng thường xuống thấp hơn so với toàn bộ bề mặt của trần. Thậm chí, tình trạng nghiêm trọng hơn nếu các vị trí sụt lún thẳng xuống sàn, có nguy cơ đe dọa toàn bộ kết cấu của công trình. Vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với toàn bộ các công trình, từ chung cư cao tầng, nhà mặt phố sử dụng bê tông liền khối hoặc sàn bê tông lắp ghép.
Hiện tượng trần nhà bị ẩm mốc
Khi phát hiện các dấu hiệu ẩm mốc trên trần nhà thì cần nghĩ ngay tới các các xử lý trần nhà bị nứt thấm nước do đây là một trong số những dấu hiệu phổ biến chứng tỏ trần nhà của bạn đang gặp vấn đề về chống thấm. Các công trình nhà ở có tuổi thọ lâu đời hoặc căn hộ chung cư giá rẻ thường là đối tượng dễ xuất hiện vấn đề này.
Bên cạnh dấu hiệu ẩm mốc, phần trần nhà hay góc tường của công trình còn có thể xuất hiện các vết chân chim đã rạn nứt, ngả vàng, mất thẩm mỹ. Một số công trình còn có thể xuất hiện tình trạng đọng nước, nhỏ giọt, gây nguy hiểm cho hoạt động phía dưới.
Dấu hiệu trần nhà bị nứt thấm nước
Nếu phát hiện tình trạng các giọt nước nhỏ từ tầng mái hoặc bên phía dưới trần phòng tắm thì có thể khẳng định trần nhà đã bị thấm nước hoặc gặp các vấn đề về lớp chống thấm. Việc cần làm ngay là xác định chính xác vị trí trần nhà đã bị nhỏ nước đồng thời khoanh vùng khu vực cần được xử lý.
Tiếp sau đó là tìm ra giải pháp xử lý nứt trần bê tông càng sớm càng tốt để bảo vệ công trình. Tình trạng trần nhà bị nứt thấm nước nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ sử dụng công trình sau này.
Như vậy có thể thấy, có rất nhiều dấu hiệu giúp nhận biết chính xác tình trạng hư hại trong chống thấm công trình. Khi thấy trần nhà bị nhỏ nước, ẩm mốc, bị võng thì bạn có thể nghĩ tới việc công trình đang bị nứt thấm nước và cần phải có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Tham khảo: Cách chống thấm trần nhà bằng xi măng
Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước là gì?
Khi trần nhà bị nứt thấm nước nếu không có biện pháp can thiệp sớm sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vấn đề có thể khiến công trình bị mất thẩm mỹ, xuống cấp và ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. Thậm chí, chi phí để khắc phục sự cố này có thể tăng lên từ 2 đến 3 lần so với việc đầu tư vào hạng mục chống thấm ngay từ khi xây dựng.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng trần nhà bị nứt thấm nước, theo các chuyên gia xây dựng, những lý do sau có thể khiến công trình bị nứt trần nhà và dẫn tới thấm dột:
- Do hiện tượng nứt trần nhà, sàn mái: Sự thay đổi thường xuyên về nhiệt độ là nguyên nhân dẫn tới các vết nứt nghiêm trọng ở sàn mái. Khi gặp trời mưa, các vết nứt sẽ tạo thành dòng chảy, rò rỉ và thấm dột xuống phía dưới gây ra tình trạng trần nhà bị nứt thấm nước.
- Do tình trạng thấm từ sàn nhà của tầng trên lan xuống dưới: Sàn nhà vệ sinh, sàn sân thượng bị thấm nước gây ảnh hưởng tới phần trần phía dưới, đây là một nguyên nhân trần nhà bị nứt kèm theo thấm dột khá phổ biến.
- Lỗi thi công, vật liệu không đảm bảo chất lượng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc công trình mới xây xong đã xuất hiện các vết nứt trần nhà, gây ra tình trạng trần nhà bị nứt thấm nước, dẫn đến việc phải bỏ thêm nhiều chi phí sửa chữa, xử lý.
Bên cạnh những nguyên nhân trần nhà bị nứt thấm nước nói trên còn rất nhiều lý do liên quan khác. Việc xử lý cần phải tiến hành càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng tới kết cấu chung cũng như tuổi thọ sử dụng của cả công trình sau này.
Cách xử lý trần nhà bị nứt thấm nước cho từng trường hợp
Việc xử lý nứt trần bê tông gây thấm dột cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tùy theo tuổi thọ của công trình cũng như tình trạng trần nhà bị nứt thấm nước thực tế để đưa ra biện pháp phù hợp.
Tham khảo bài viết: Cách chống thấm sân thượng cũ ngoài trời giảm thiểu chi phí thi công
Trường hợp nhà đã sử dụng lâu ngày
Với các công trình đã trải qua nhiều năm sử dụng và có hiện tượng nứt trần nhà thì có thể sử dụng các dòng vật liệu chống thấm chuyên biệt để xử lý. Việc làm đầu tiên cần thực hiện đó là làm sạch hoàn toàn phần tường, trần nhà có các vết ẩm mốc, bụi bẩn hay bong tróc.
Bước tiếp theo để xử lý trần nhà bị nứt thấm nước là sử dụng một vài loại hóa chất giúp diệt mốc, rêu lâu ngày. Đây là một bước cực kỳ quan trọng do vi khuẩn có thể quay lại nếu việc làm sạch không được thực hiện tốt.
Tiếp sau đó chủ công trình cần sử dụng vật liệu chuyên biệt, trám, vá các lỗ hổng, vết nứt trên trần nhà. Lưu ý, trong quá trình thi công cần đảm bảo độ ẩm tường thấp để hiệu quả sau chống thấm đạt tốt nhất.
Xử lý trần nhà bị nứt thấm nước ở công trình mới xây
Với các công trình nhà mới xây, chủ đầu tư nên đầu tư chống thấm nứt trần nhà ngay từ đầu để tránh tình trạng công trình đi vào hoạt động được một thời gian đã xuất hiện các vết nứt, nguy cơ thấm dột. Tùy thuộc vào đặc thù riêng của từng hạng mục, công trình để lựa chọn vật liệu phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.
Trong trường hợp nhà mới xây, vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện các vết ố vàng, bạn có thể sử dụng vật liệu chống thấm có đặc tính khô nhanh để khắc phục tình trạng thẩm này. Riêng xử lý tình trạng trần nhà bị nứt thấm nước từ trên phần mái, chủ công trình nên trám các vết nứt bằng vật liệu gốc xi măng để tình trạng được cải thiện.
Tổng hợp các vật liệu nên dùng khi trần nhà bị nứt thấm nước
Để chống thấm trần nhà bị nứt thấm nước đạt hiệu quả cao nhất, công trình có tuổi thọ sử dụng cao, việc lựa chọn vật liệu phù hợp là cực kỳ quan trọng. Dưới đây, Siêu thị chống thấm giới thiệu các dòng vật liệu đang được đông đảo khách hàng yêu thích, lựa chọn và đánh giá cao.
Xử lý trần nhà bị nứt thấm nước bằng vật liệu chống thấm gốc polyurethane
Chống thấm gốc Polyurethane là dòng vật liệu rất được ưa chuộng hiện nay, có thể áp dụng tại nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ với các hạng mục đa dạng và phong phú. Dòng vật liệu còn được gọi với cái tên quen thuộc khác là sơn polyurethane.
Những ưu điểm nổi bật của vật liệu có thể kể đến như khả năng chống thấm cao, kháng UV tốt, sử dụng phù hợp trong phòng ngừa, chống thấm nứt trần bê tông,…
Neoproof PU360
Thêm một vật liệu chống thấm giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng trần nhà bị thấm nước đó là Neoproof PU360. Có thể sử dụng sản phẩm với nhiều hạng mục công trình trạng nhau, từ chung cư, nhà ở thông thường tới các tòa nhà thương mại, văn phòng.
Vật liệu này cũng có thể xử lý để chống thấm nứt trần nhà các khu vực phòng tắm, mái trước, sân thượng hay nhà bếp. Quá trình thi công vật liệu rất nhanh khô, cho khả năng bám dính cao, dễ dàng thích nghi với nhiều vật liệu xây dựng khác nhau.
Xử lý trần nhà bị nứt thấm nước bằng vật liệu gốc polyurea
Polyurea là vật liệu chống thấm cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng trần nhà bị thấm nước. Dòng sản phẩm sở hữu cực kỳ nhiều các ưu điểm vượt trội như cường độ cơ học và tuổi thọ sử dụng.
Đây cũng là dòng vật liệu chống thấm giúp khắc phục những điểm hạn chế của lớp phủ gốc polyurethane và acrylic, cho hiệu quả ngăn thấm nước lâu dài, đảm bảo tuổi thọ của công trình.
Độ bám dính cao với chỉ số được thống kê là trên 3N/mm2, đặc biệt hiệu quả trên bề mặt bê tông, cường độ cơ học cao, phù hợp với vị trí có mật độ di chuyển nhiều là những ưu điểm được đánh giá cao của dòng vật liệu này.
Hơn nữa, sau quá trình thi công, bề mặt công trình tuyệt đối không xuất hiện tình trạng phồng rộp hay bong tróc. Đây chính là điểm mạnh không phải vật liệu chống thấm nào cũng sở hữu.
Neoproof PU W – Giúp phòng tránh tình trạng trần nhà bị nứt thấm nước hiệu quả
Nếu chủ công trình lựa chọn Neoproof PU W ngay từ khâu thi công xây dựng thì chắc chắn sẽ không phải nghĩ tới các phương án chống thấm trần nhà bị nứt sau này. Đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là dòng hóa chất chống thấm trần PU hệ nước với khả năng ngăn thấm dột vượt trội. Đặc biệt, sản phẩm này cực kỳ phù hợp với mái lộ thiên.
Đây cũng là dung dịch chống thấm lý tưởng, phù hợp để ngăn thấm dột mái, đồng thời không gây ra tình trạng lỗ rỗ ở bề mặt khi đang ở thời gian ninh kết. Cường độ cơ học cao, thân thiện với môi trường, đồng thời an toàn cho sức khỏe của người dùng là những ưu điểm vượt trội không thể không nhắc tới ở dòng vật liệu chống thấm này.
Neoproof PU Fiber
Nếu không muốn phải băn khoăn, lo lắng tìm kiếm các vật liệu xử lý vết nứt trần nhà sau khi xây dựng một thời gian ngắn, chủ công trình có thể lựa chọn Neoproof PU Fiber. Dòng phủ chống thấm hệ nước này được gia cố thêm sợi kỹ thuật nên cực kỳ phù hợp để bảo vệ sàn mái, ngăn chặn tình trạng trần nhà bị nứt thấm nước.
Đặc biệt, đây là sản phẩm có thể dễ dàng thích nghi với những vị trí khó và cục bộ trên sàn mái như phần đường ống hoặc mái xối. Tuy nhiên hãy lưu ý thi công công trình với độ ẩm sàn dưới 4% và độ ẩm không khí dưới 80% để đạt hiệu quả cao nhất.
Silatex Super – Vật liệu xử lý tình trạng trần nhà bị nứt thấm nước được đánh giá cao
Silatex Super là vật liệu quét chống thấm phù hợp với sàn mái hay tầng mái bằng kim loại. Vật liệu này có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt của các công trình gần biển hoặc khu công nghiệp. Đặc biệt, nếu đã sử dụng Silatex Super thì chủ công trình sẽ không phải mất thêm các chi phí chống thấm nứt trần sau đó.
Đây cũng là một trong số ít vật liệu không bị ảnh hưởng bởi tia cực tím, đồng thời dễ dàng tương thích với các vật liệu đã được sử dụng trước đó.
Chống thấm chống nóng Neoroof
Vật liệu chống thấm chống nóng Neoroof hiện đang được nhiều chủ công trình ưa chuộng và lựa chọn. Đây là dòng sản phẩm cực phù hợp với sàn mái, tầng thượng, là lớp áo bảo vệ giúp công trình đạt tuổi thọ sử dụng cao nhất, ngăn chặn hiệu quả tình trạng trần nhà bị thấm nước.
Bạn có thể lựa chọn sản phẩm Neoroof chất lượng tại Siêu thị chống thấm với giá thành cực kỳ phù hợp.
Màng chống thấm Bitumax
Chuyên gia xây dựng đánh giá cao hiệu quả sử dụng của màng chống thấm Bitumax. Đây là sản phẩm được sử dụng để làm lớp phía dưới phần mái dốc, cho hiệu quả cao trong việc chống thấm, ngăn chặn hiện tượng trần nhà bị nứt thấm nước.
Điểm đặc biệt ở sản phẩm này đó là được bổ sung phần cốt sợi gia cường polyester, có thể sử dụng trên vật liệu đã thi công bằng cách khó nóng nên phù hợp với các công trình đã sử dụng và xuất hiện tình trạng nứt, thấm nước trần nhà.
Màng tự dính Lemax
Nhiều chủ công trình không quá xa lạ với cái tên Lemax, đây là loại màng tự dính cho hiệu quả chống thấm đặc biệt. Cấu tạo của sản phẩm là các tầng màng SBS được tạo thành từ vật liệu cao su, cát, nhựa đường. Bên cạnh việc được thi công ở hạng mục làm nền móng, tường ngăn, bể bơi, đường hầm, đây là vật liệu phù hợp cho chống thấm sàn mái.
Quá trình thi công của sản phẩm dễ dàng khi lớp keo đã được tích hợp sẵn trên bề mặt. Khi thực hiện, thợ kỹ thuật chỉ cần bóc bỏ lớp giấy phía dưới cùng và dán trực tiếp sản phẩm lên bề mặt thi công, hoàn toàn không cần phải gia nhiệt.
Một số lưu ý khi xử lý trần nhà bị nứt thấm nước
Để công trình đạt hiệu quả chống thấm cao nhất, hạn chế việc phải xử lý vết nứt trần bê tông gây tốn kém chi phí sau này, việc thi công chống thấm ngay từ đầu là hết sức quan trọng, cần thiết. Bên cạnh đó, chủ công trình cần chú ý thêm một vài vấn đề đáng lưu tâm sau đây:
- Chọn lựa biện pháp chống thấm phù hợp với hạng mục, đặc thù và tình trạng của công trình.
- Chọn mua vật liệu chống thấm tại các đơn vị chuyên nghiệp, uy tín, đảm bảo chất lượng.
- Đừng bỏ qua hạng mục chống thấm ngay từ khi thiết kế, xây dựng công trình.
Ngoài ra khi xử lý vết nứt trần bê tông hoặc xử lý vết nứt trần nhà của các công trình đã đưa vào sử dụng được một thời gian, chủ công trình nên cân nhắc kỹ lưỡng các phương án để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, chi phí đã bỏ ra nhưng không thu lại hiệu quả.
- Vì Sao Cần Chống Thấm Dột Trần Nhà Và Phương Pháp Xử Lý Hiệu Quả, Triệt Để
- Cách chống thấm sân thượng bằng xi măng, báo giá vật liệu chống thấm gốc xi măng
- [Tổng hợp] Phương pháp chống thấm ngược trần nhà hiệu quả 100%
Đơn vị cung cấp vật liệu xử lý trần nhà bị nứt thấm nước uy tín, chất lượng
Thực tế, số lượng các nhà cung cấp vật liệu chống thấm trên thị trường hiện nay khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, có không ít khách hàng vẫn chưa lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho hạng mục thi công công trình của mình.
Vì thế, gợi ý cho quý khách hàng một cơ sở chuyên cung cấp các dòng vật liệu chống thấm chuyên biệt, đảm bảo độ bền và tuổi thọ sử dụng cao cho công trình đó là Siêu thị chống thấm. Quý khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp nhất trong số muôn vàn các dòng vật liệu được đơn vị cung cấp.
Bên cạnh đó, Siêu thị chống thấm cam kết mang đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng cao, đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ chính hãng để quý khách hàng yên tâm. Đơn vị cũng có các chính sách chiết khấu hấp dẫn cho khách hàng mua số lượng lớn. Những chương trình khuyến mãi được thực hiện thường xuyên nhằm mang tới lợi ích cao nhất cho khách mua hàng.
Với sự nỗ lực không ngừng, thường xuyên cập nhật dòng sản phẩm mới, tin chắc rằng, trong tương lai không xa, Siêu thị chống thấm sẽ trở thành cái tên nằm lòng đông đảo khách hàng, chủ đầu tư, chủ xây dựng các công trình trên toàn quốc.
Trần nhà bị nứt thấm nước khiến nhiều người lo lắng, băn khoăn và tìm cách xử lý. Để đảm bảo tính hiệu quả, tính thẩm mỹ, khách hàng nên tìm tới các đơn vị dịch vụ chống thấm dột hoặc cung cấp vật liệu chống thấm chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ.