Giải pháp chống thấm

Chống thấm sàn nhà vệ sinh và lưu ý khi thực hiện

Nhà vệ sinh bị thấm do nhiều nguyên nhân

Chống thấm sàn là khâu cực kỳ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi thi công, dù công trình lớn hay nhỏ. Việc làm này nhằm ngăn ngừa tình trạng thấm dột, bảo vệ kết cấu và đảm bảo tính thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chống thấm sàn nhà vệ sinh và những lưu ý khi thực hiện.

Tại sao nhà vệ sinh hay bị thấm dột?

Trước khi thực hiện chống thấm sàn, bạn cần biết vì sao nhà vệ sinh hay thấm dột. Những căn nhà tắm, nhà vệ sinh bị thấm dột với hình ảnh những mảng ố vàng, rêu mốc hay bong tróc sơn, thậm chí là nứt, bong tróc trần… không còn quá xa lạ. Tình trạng này có thể gặp ở nhà mới xây hoặc nhà cũ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột này như:

  • Nhà vệ sinh là khu vực gần với hệ thống đường ống cấp thoát nước nên đối mặt với nguy cơ cao bị rò rỉ, ngấm ngược xuyên tường, xuyên sàn

Nhà vệ sinh bị thấm do nhiều nguyên nhân

Nhà vệ sinh bị thấm do nhiều nguyên nhân

  • Các hoạt động sinh hoạt đều gắn với nước
  • Nước ta có khí hậu nóng ẩm, nắng mưa thất thường khiến các công trình luôn chịu tác động không nhỏ từ độ ẩm cao trong không khí hay sự thay đổi nhiệt độ đột ngột gây co ngót quá mức của kết cấu bê tông
  • Do công trình chưa được tiến hành chống thấm trước đó hoặc chống thấm không hiệu quả, hệ thống chống thấm đã xuống cấp
  • Thi công xây dựng ẩu, chất lượng công trình không đảm bảo
  • Không kiểm soát và chống thấm tốt tất cả các điểm thấm, đây được xem là một hệ thống chống thấm có lỗ hổng và không chất lượng.

Kiểm tra đánh giá tình trạng nhà vệ sinh trước khi chống thấm sàn

Để xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh đạt hiệu quả triệt để nhất, trước khi tiến hành cần kiểm tra hệ thống công trình. Sau khi có những đánh giá cụ thể về thực trạng mới định hướng về cách xử lý chống thấm cho từng trường hợp.

Các vị trí cần kiểm tra như:

  • Cống thoát nước sàn: đây là vị trí dễ bị thấm dột nhất nếu thi công miệng cống không đảm bảo, nước sinh hoạt có thể ngấm qua miệng công, thấm vào các mao mạch của công trình.

Chống thấm sàn cần thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật để tránh thấm dột

Chống thấm sàn cần thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật để tránh thấm dột

  • Mặt sàn nhà vệ sinh: bề mặt sàn thường được lát gạch nhưng nếu gạch lát không kín, độ dốc sàn không đảm bảo để nước được thoát nhanh chóng. Hay có vị trí hỏng hóc nào đó thì đây đều là những điều chúng ta cần chú ý khi xử lý thấm dột.
  • Hệ thống đường ống nước: kiểm tra xem đường nóng có bị rò rỉ hay nứt vỡ không.
  • Nước mưa: nước mưa có thể thấm từ ngoài qua chân tường và vào trong. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng toàn bộ công trình chứ không riêng nhà vệ sinh.

2 phương pháp thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả

Theo kinh nghiệm của các kỹ sư chống thấm tại Siêu thị chống thấm, vật liệu gốc xi măng và hóa chất gốc Polyurethane là 2 phương pháp xử lý chống thấm sàn cho hiệu quả cao nhất.

Chống thấm sàn bê tông nhà vệ sinh bằng vật liệu gốc xi măng

Nếu đã từng tìm hiểu về dịch vụ hay vật liệu chống thấm, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến vật liệu chống thấm gốc xi măng ít nhất một vài lần. Đây là loại vật liệu đang được rất nhiều nhà thầu, chủ đầu tư ưa chuộng hiện nay. Ưu điểm nổi bật nhất phải kể đến đó là chi phí phải chăng.

Vật liệu chống thấm gốc xi măng là dạng hỗn hợp hữu cơ và hữu cơ có chứa thành phần gốc xi măng được trộn theo tỉ lệ của nhà sản xuất. Sản phẩm thường dùng trong chống thấm nhiều hạng mục khác nhau của công trình hoặc dùng trong xử lý sự cố do sai hỏng hết cấu như nứt chân tường, nứt tường, chống thấm cổ ống xuyên sàn… 

Chống thấm sàn bằng vật liệu gốc xi măng

Chống thấm sàn bằng vật liệu gốc xi măng

Điểm danh những ưu điểm của gốc xi măng:

  • Bám dính tốt trên bề mặt bê tông: do có gốc xi măng nên khả năng bám dính lên bề mặt bê tông cực tốt
  • Chịu áp suất thủy tĩnh âm và dương: có thể chịu được nước đọng trong thời gian dài mà không lo mủn hay bong tróc. Chính vì vậy, chống thấm gốc xi măng thường được dùng cho các hạng mục ẩm ướt như nhà vệ sinh, bể chứa nước, bể bơi…
  • Dùng được cho cả chống thấm thuận và nghịch: đây là ưu điểm mà các vật liệu chống thấm khác hiện đang có mặt trên thị trường không có được. Có nhiều trường hợp khi thi công không thể chống thấm thuận, lúc này người ta sẽ dùng sản phẩm gốc xi măng để chống thấm nghịch.
  • Tiện lợi trong cán phủ, ốp lát: sau khi chống thấm bằng lớp vật liệu gốc xi măng, bạn hoàn toàn có thể cán phủ hoặc ốp lát trực tiếp lên bề mặt vừa chống thấm
  • Đa năng: ứng dụng cho nhiều hạng mục khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của từng dự án.

Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng gốc xi măng

Để việc chống thấm đạt hiệu quả, bên cạnh xác định chính xác nguyên nhân gây thấm, chọn vật liệu phù hợp thì quy trình cũng cần đảm bảo chuẩn xác. Sau đây là cách làm chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng vật liệu gốc xi măng được hướng dẫn bởi Siêu thị chống thấm, đơn vị có gần 20 năm trong lĩnh vực chống thấm:

Bước 1: Chuẩn bị mặt nền nhà vệ sinh

Trước khi thi công lớp chống thấm cần đảm bảo bề mặt ổn định, sạch, không bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu hay bất kỳ vật liệu làm giảm độ bám dính nào. Bề mặt cần phẳng và mịn nhất có thể.

  • Chuẩn bị lớp nền gốc xi măng bằng biện pháp cơ học thích hợp như mài, phun nước, cát… để làm phẳng các điểm gồ ghề, mở các lỗ xốp nhằm tạo điều kiện cho độ bám dính đạt tối ưu
  • Lớp phủ cũ, vật liệu vụn rời cần được loại bỏ hoàn toàn bằng cách chải hoặc dùng máy chà nhám, máy hút bụi cao áp
  • Sửa chữa mặt nền, lấp đầy mối nối, lỗ rỗng, khe hở và làm phẳng bề mặt. Các khu vực có lỗ rỗng (sau khi cắt và mở với độ sâu 3cm) cần sửa chữa bằng sản phẩm thích hợp.

Bước 2: Làm ẩm và quét lót bề mặt

  • Vật liệu gốc xi măng ưa ẩm nên bề mặt trước khi thi công cần được làm ẩm kỹ nhưng cần lưu ý không để đọng nước
  • Bên cạnh đó bạn cũng cần dùng sản phẩm lót nhũ tương để vậy liệu kết dính tốt hơn với bề mặt bê tông.

Bước 3: Khuấy vật liệu và thi công

  • Trộn vật liệu theo hướng dẫn của nhà sản xuất, dùng máy khuấy trộn ở tốc độ thấp đến khi hỗn hợp đồng nhất, không còn vón cục.
  • Để vật liệu nghỉ 1-2 phút trước khi thi công lớp thứ nhất.
  • Quét lớp chống thấm thứ nhất, sau khi vừa đông cứng và được thấm ẩm bằng nước, thi công tiếp lớp thứ 2 theo phương thẳng đứng hoặc khác với hướng thi công trước đó
  • Sau khi thi công lớp cuối cùng, bảo vệ hệ thống chống thấm khỏi tác động của thời tiết trong thời gian 3-5 ngày.

Chống thấm sàn vệ sinh bằng hóa chất chống thấm gốc Polyurethane

Cùng với vật liệu gốc xi măng, hóa chất chống thấm gốc Polyurethane cũng là cái tên được nhiều người biết đến và lựa chọn. Loại vật liệu này có khả năng chống thấm vượt trội ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tính đàn hồi cao, che phủ vết nứt tốt, tuổi thọ sử dụng dài lâu.

Vật liệu chống thấm polyurethane hay sơn polyurethane là giải pháp chống thấm được rất nhiều đơn vị thi công lựa chọn. Ưu điểm nổi bật phải kể đến như chống thấm ưu việt, cường độ cơ học cao, đàn hồi tốt, kháng tia UV, ứng dụng rộng rãi cho nhà vệ sinh, mái, ban công, tường… 

Vật liệu chống thấm gốc polyurethane 

Vật liệu chống thấm gốc polyurethane 

Ưu điểm của sản phẩm khi chống thấm sàn:

  • Khả năng chống thấm tốt: loại vật liệu này được coi là trơ với nước và hơi ẩm, do vậy nước mưa hay hơi nước trong không khí không thể đi qua. 
  • Bám dính tốt: khả năng bám dính của sơn chống thấm này rất cao, đặc biệt với nền là bê tông. Nhờ đó tránh được tình trạng bong tróc, nứt gãy lớp chống thấm sau thời gian dài sử dụng hoặc thời tiết tác động
  • Kháng UV và chịu nhiệt tốt: nhờ đặc tính này đã góp phần giúp sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam, quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ẩm và mưa nhiều.
  • Cường độ cơ học cao: vật liệu gốc PU đều có khả năng đàn hồi tốt với độ giãn dài có thể lên đến 500%, đảm bảo cho lớp chống thấm không bị nứt khi có hiện tượng co giãn do nhiệt hoặc tác động khác. Thích hợp trong chống thấm về mặt có đi lại.

Quy trình chống thấm gốc nhà vệ sinh bằng gốc Polyurethane

Các sản phẩm chống thấm polyurethane có quy trình thi công khá đơn giản, không yêu cầu thiết bị máy móc phức tạp, thời gian thực hiện cũng nhanh chóng.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn

Trước khi tiến hành thi công, bạn cần phải đảm bảo bề mặt sàn cần chống thấm bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ hết các thành phần bong tróc, ôi nhiễm hay dầu mỡ. Nếu có các lỗ hổng và vết nứt trên bề mặt, hãy trám bít và hoàn thiện chúng để tạo ra một bề mặt hoàn hảo cho việc thi công chống thấm.

Bước 2: Thi công lớp lót

Lớp lót đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng bám dính giữa lớp chống thấm PU với bề mặt sàn. Bạn cần chọn loại lót phù hợp với định mức hướng dẫn của nhà sản xuất và thi công đầy đủ theo quy trình. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm lót được cung cấp trên thị trường, bạn có thể tham khảo ý kiến của đơn vị thi công để lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

Bước 3: Khuấy vật liệu

Trước khi thi công chống thấm, bạn cần khuấy đều vật liệu bằng máy khuấy chuyên dụng ở tốc độ thấp trong vòng 2-3 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều này giúp tăng khả năng kết dính và đồng nhất của vật liệu chống thấm.

Bước 4: Thi công chống thấm

Sau khi các bước chuẩn bị được hoàn tất, bạn có thể tiến hành thi công chống thấm. Đầu tiên, thi công quét lớp chống thấm PU đầu tiên lên bề mặt sàn và đợi cho lớp đầu khô rồi thi công lớp thứ hai theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất. Cần chú ý đến độ dày và đều của lớp chống thấm để đảm bảo chất lượng và hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Với các bước thi công chống thấm đầy đủ và chính xác như vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng sàn nhà vệ sinh của mình mà không lo bị thấm nước hay gây ra ẩm mốc, mốc và vi khuẩn có hại cho sức khỏe, và có thể làm suy yếu cấu trúc của tòa nhà. Vì vậy, việc chống thấm là rất quan trọng để bảo vệ sự an toàn và độ bền của công trình xây dựng.

Sau khi thi công xong, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính hoàn thiện và độ bền của hệ thống chống thấm. Việc bảo trì định kỳ cũng là một yếu tố quan trọng để giữ cho hệ thống chống thấm hoạt động tốt trong thời gian dài.

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công trình chống thấm, nên tìm kiếm các đơn vị thi công uy tín và có kinh nghiệm, sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng cao và có độ bền cao. Nếu bạn không chắc chắn về quá trình thi công chống thấm, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia để đảm bảo rằng công trình của bạn được thực hiện đúng cách và đạt hiệu quả tối ưu.

Những lưu ý khi thực hiện chống thấm sàn nhà tắm

Nhà tắm là nơi có nguy cơ thấm dột rất cao, do đó khi thi công cần hết sức lưu ý để quá trình xử lý đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số điều cần mà bạn cần lưu ý khi thi công:

  • Tránh suy nghĩ thấm ở đâu thì chỉ xử lý ở đó để tiết kiệm chi phí và thời gian
  • Xác định nguyên nhân gây thấm trước khi xử lý thấm
  • Nên thực hiện chống thấm trong thời gian nắng ráo, tránh những ngày mưa, độ ẩm cao
  • Lựa chọn vật liệu phù hợp với đặc điểm công trình
  • Đảm bảo tốt khâu xử lý bề mặt, đây là bước cực kỳ quan trọng trong chống thấm sàn
  • Chọn đơn vị thi công uy tín, có thể tham khảo từ những người đi trước.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc cung cấp dịch vụ chống thấm sàn trọn gói, Siêu thị chống thấm đã được biết đến như một trong những đơn vị uy tín và chất lượng nhất trên thị trường hiện nay. Không chỉ mang đến mức giá tốt nhất, chúng tôi còn cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tối ưu nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến chống thấm sàn nhà vệ sinh.

Với hệ thống đại lý và cửa hàng tại nhiều tỉnh thành, Siêu thị chống thấm cam kết cung cấp dịch vụ chống thấm sàn nhà vệ sinh chất lượng cao cho khách hàng ở bất kỳ khu vực nào. Chúng tôi luôn đặt chữ “tín” lên hàng đầu và cam kết sẽ không bao giờ làm khách hàng thất vọng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị đáng tin cậy để giải quyết các vấn đề liên quan đến chống thấm sàn nhà vệ sinh, hãy liên hệ ngay đến Hotline 0904 093 533 để được tư vấn chi tiết. Hoặc truy cập trang web https://sieuthichongtham.com.vn/ để khám phá thêm về các sản phẩm và dịch vụ chúng tôi cung cấp. Bạn sẽ không hối hận khi lựa chọn Siêu thị chống thấm làm đối tác đáng tin cậy của mình.

Bài viết liên quan:

0/5 (0 Reviews)